Quyết toán kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng năm 2024

Chi tiết văn bản

Thông tin Nội dung Số/Ký hiệu 6163/QĐ-UBND Trích yếu Về việc phê duyệt quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng công trình: Tuyến đường Võ Trung Thành đến giáp đường tránh Đông (nút 24) Ngày ban hành 08-12-2022 Người ký Đỗ Tâm Hiển Cơ quan ban hành UBND Thị xã Đức Phổ Thể loại Quyết định

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

28 November, 2021

Quy định về quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư áp dụng từ năm 2022

Ngày 11/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2021/NĐ-CP Quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Trong có rất nhiều nội dung quy định mới, một trong đó là quy định về quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định, cụ thể tại khoản 3 Điều 32 như sau:

  1. Trường hợp trong chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A được phê duyệt nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tách thành dự án độc lập: việc báo cáo quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành và thẩm tra quyết toán thực hiện như một dự án đầu tư công độc lập.
  1. Đối với các trường hợp còn lại: tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm báo cáo quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp với cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để phê duyệt quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoàn thành và gửi quyết định phê duyệt tới chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình để tổng hợp vào báo cáo quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành chung của toàn bộ dự án. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán toàn bộ dự án không phải thẩm tra lại phần chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt quyết toán, trừ trường hợp người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư toàn bộ dự án yêu cầu thẩm tra lại chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán.

Quyết toán kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng năm 2024

Quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (từ năm 2022)

Như vậy:

  • Đối với trường hợp trong chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A được phê duyệt nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tách thành dự án độc lập, việc quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định về cơ bản là giống quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước.
  • Còn đối với các trường hợp còn lại, việc quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định đã có nhiều thay đổi rất khác và rõ ràng hơn trong việc áp dụng. Nghị định 99/2021/NĐ-CP đã quy định rõ tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm báo cáo quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp với cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để phê duyệt quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoàn thành và gửi quyết định phê duyệt tới chủ đầu tư chứ không “mập mờ” như quy định cũ là “Trường hợp tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư, tách riêng nội dung chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành một hạng mục (hợp phần) riêng”.
  • Đồng thời, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán toàn bộ dự án sẽ thẩm tra lại nội dung quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định (đã được phê duyệt) khi người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư toàn bộ dự án yêu cầu.

Phan Việt Hiếu – Giảng viên chính


Liêm chính học thuật: Khi trích dẫn, chia sẻ thông tin tại các bài viết của tác giả xin vui lòng ghi rõ nguồn. (VD: Theo Phan Việt Hiếu, Diễn đàn Kiểm toán Xây dựng)

Việc quyết toán kinh phí tổ chức bồi thường tái định cư của dự án do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường được thực hiện như thế nào? Lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất như thế nào? Quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm được quy định như thế nào? Nhờ tư vấn giúp tôi theo quy định mới nhất của luật, tôi cảm ơn

Việc quyết toán kinh phí tổ chức bồi thường tái định cư của dự án do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường được thực hiện như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 61/2022/TT-BTC quy định việc sử dụng, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm của các dự án, tiểu dự án do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện như sau:

a) Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm theo dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là nguồn thu của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; được tổng hợp chung vào nguồn thu của đơn vị và được sử dụng, thanh, quyết toán theo cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Căn cứ dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường được Chủ đầu tư hoặc Quỹ phát triển đất hoặc Kho bạc Nhà nước chuyển tiền hoặc chuyển vốn ứng hoặc chuyển vốn tạm ứng kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm theo tiến độ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật khác có liên quan.
Việc hoàn trả vốn ứng, thanh toán vốn tạm ứng thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trường hợp dự án, tiểu dự án (không bao gồm dự án, tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công) có yêu cầu cấp bách phải thực hiện ngay các công việc về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà dự toán chưa được phê duyệt thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường được ứng kinh phí từ Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án theo quy định của pháp luật để thực hiện. Trường hợp số kinh phí đã ứng lớn hơn dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hoàn trả cho Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp thuê đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện các dịch vụ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện thanh toán cho đơn vị cung cấp dịch vụ theo hợp đồng đã ký.

Việc quyết toán kinh phí tổ chức bồi thường tái định cư của dự án do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường được thực hiện theo quy định nêu trên.

Quyết toán kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng năm 2024

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện việc quyết toán kinh phí tổ chức bồi thường tái định cư của dự án như thế nào? (Hình từ Internet)

Lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất như thế nào?

Tại Điều 7 Thông tư 61/2022/TT-BTC quy định về lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất như sau:

1. Trường hợp phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thì khi có quyết định cưỡng chế thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường căn cứ nội dung chi quy định tại Điều 4 và mức chi quy định tại Điều 5 Thông tư này lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất gửi cơ quan tài chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này thẩm định để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
2. Dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được xác định là giá trị quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất với Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án và được sử dụng để:
a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện thủ tục thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn của ngân sách nhà nước.
b) Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án thực hiện quyết toán dự án hoàn thành.
Trường hợp dự án, tiểu dự án mà việc cưỡng chế thu hồi đất thực hiện trong nhiều năm thì phải phân bổ dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho từng năm để thực hiện thủ tục thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
3. Việc sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thực hiện như sau:
a) Đối với các dự án, tiểu dự án do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Việc sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thực hiện như quy định đối với kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
b) Đối với các dự án, tiểu dự án do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là nguồn thu của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; được tổng hợp chung vào nguồn thu của đơn vị và được sử dụng, thanh, quyết toán theo cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được xác định là giá trị quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất với Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án và được sử dụng để:

- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện thủ tục thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn của ngân sách nhà nước.

- Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án thực hiện quyết toán dự án hoàn thành.

Trường hợp dự án, tiểu dự án mà việc cưỡng chế thu hồi đất thực hiện trong nhiều năm thì phải phân bổ dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho từng năm để thực hiện thủ tục thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.

Quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm được quy định như thế nào?

Tại điểm b.1 khoản 2 Điều 6 Thông tư 61/2022/TT-BTC quy định về quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm được quy định như sau: