Hướng dẫn chi hội thảo từ nguồn xã hội hoá năm 2024

Theo điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư 40/2017/TT-BTC, chế độ chi tổ chức hội nghị áp dụng cho các trường hợp sau đây:

- Các hội nghị chuyên môn, hội nghị sơ kết và tổng kết chuyên đề; hội nghị tổng kết năm; hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ công tác do các cơ quan hành chính nhà nước tổ chức được quy định tại Quyết định 45/2018/QĐ-TTg);

- Kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân và cuộc họp các Ban của Hội đồng nhân dân.

- Các hội nghị chuyên môn, hội nghị sơ kết và tổng kết chuyên đề, hội nghị tổng kết năm, hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Các hội nghị chuyên môn, hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ hoặc các hội nghị được tổ chức theo quy định trong điều lệ của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ.

2. Quy định về mức chi tổ chức hội

Cụ thể tại Điều 12 Thông tư 40/2017/TT-BTC, các mức chi tổ chức hội nghị được quy định như sau:

(1) Chi thù lao cho giảng viên, chi bồi dưỡng báo cáo viên; người có báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị: Thực hiện theo mức chi thù lao quy định đối với giảng viên, báo cáo viên tại Thông tư 36/2018/TT-BTC).

(2) Các khoản chi công tác phí cho giảng viên, báo cáo viên do cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị chi theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị mình và ghi rõ trong giấy mời giảng viên, báo cáo viên.

(3) Chi giải khát giữa giờ: 20.000 đồng/1 buổi (nửa ngày)/đại biểu.

(4) Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp theo mức khoán như sau:

- Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương: 200.000 đồng/ngày/người;

- Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành, nội thị của thành phố trực thuộc tỉnh; tại các huyện, thị xã thuộc tỉnh: 150.000 đồng/ngày/người;

- Riêng cuộc họp do xã, phường, thị trấn tổ chức (không phân biệt địa điểm tổ chức): 100.000 đồng/ngày/người.

(5) Chi bù thêm phần chênh lệch giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp:

Trong trường hợp phải tổ chức ăn tập trung, mức khoán tại (4) không đủ chi phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị căn cứ tính chất từng cuộc họp và trong phạm vi nguồn ngân sách được giao quyết định mức chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp cao hơn mức khoán bằng tiền tại (4).

Tuy nhiên tối đa không vượt quá 130% mức khoán bằng tiền nêu trên; đồng thời thực hiện thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp theo mức tối đa bằng mức phụ cấp lưu trú quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị và được phép chi bù thêm phần chênh lệch (giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu này).

(6) Chi hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp: Thanh toán khoán hoặc theo hoá đơn thực tế theo mức chi quy định tại Điều 7 Thông tư 40/2017/TT-BTC.

(7) Chi hỗ trợ tiền phương tiện đi lại cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp: Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 40/2017/TT-BTC.

3. Nguồn kinh phí để chi tổ chức hội nghị

- Ngân sách nhà nước.

- Nguồn thu phí được để lại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

(Điều 2 Thông tư 40/2017/TT-BTC)

Thanh Rin

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

(Kèm theo Kế hoạch số: 57/KH-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân huyện Bàu Bàng)

Bước 1: Căn cứ Tờ trình xin được đầu tư công trình xã hội hóa của tổ chức, cá nhân đề nghị các chủ đầu tư tiến hành trình cơ quan chủ quản trình tỉnh xin chủ trương chấp thuận cho các đơn vị, doanh nghiệp được thực hiện đầu tư xã hội hóa cho lĩnh vực mình đầu tư. Trình tự phạm vi thực hiện tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 156/2008/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 135/2008/TT-BTC.

Bước 2: Sau khi có chủ trương của cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động chủ đầu tư thực hiện Khoản 2 Mục I của Thông tư số 135/2008/TT-BTC.

Đối với các dự án đầu tư trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực xã hội hóa được áp dụng các chính sách ưu đãi được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP và Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP.

Bước 3: Thực hiện các thủ tục về đất, xây dựng cơ sở vật chất được quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 59/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số số 69/2008/NĐ-CP.

Giá ưu đãi, miễn giảm khi thực hiện thuê đất được quy định tại điểm 1, 2, 3, 4 Khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 59/2014/NĐ-CP; tiền thuê đất được xác định theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

Bước 4: Các chính sách chuyển nhượng, các ưu đãi về chính sách thuế Giá trị gia tăng (GTGT) được quy định tại điểm b, Khoản 2 Điều 1; khoản 2 Điều 7; khoản 1 Điều 16 của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 và Điều 4 của Thông tư số 2019/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013.

Thuế Thu nhập doanh ngiệp (TNDN): Thực hiện theo quy định tại Khoản 2a Điều 15 và Khoản 1a, và Khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 và Điều 8 của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 và khoản 3, Mục IV của Thông tư số 135/2008/TT-BTC.

Sau khi có chủ trương và tìm hiểu thực hiện các hướng dẫn nêu trên đề nghị Chủ đầu tư tham khảo thêm các quy định để tiếp tục thực hiện theo trình các quy định cho công tác xã hội hóa tại các văn bản hướng dẫn sau:

- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số số 69/2008/NĐ-CP.

- Thông tư số 135/2008/TT-BTC 31/12/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Thông tư số 156/2008/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 135/2008/TT-BTC.

- Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND ngày 01/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về ban hành về chế độ miễn giảm tiền thuê đất đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương./.