Quyết định về việc đánh giá lại tscđ năm 2024

Mẫu Biên bản đánh giá lại tài sản cố định, theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, bản tiếng Việt và tiếng Anh, giúp Kế toán xây dựng bộ chứng từ của doanh nghiệp.

Bộ chứng từ kế toán mẫu – Template of documents

Nội dung bài viết

Mẫu tiếng Việt

Quyết định về việc đánh giá lại tscđ năm 2024

Mẫu tiếng Anh

Quyết định về việc đánh giá lại tscđ năm 2024

Giải thích nội dung và phương pháp ghi chép

Mục đích

Xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại TSCĐ.

Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Biên bản đánh giá lại TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá TSCĐ.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) số hiệu và số thẻ của TSCĐ.

Cột 1, 2, 3: Ghi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán tại thời điểm đánh giá.

Cột 4: Ghi giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại. Trường hợp đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì cột này được chia thành 3 cột tương ứng cột 1,2,3 để ghi.

Cột 5,6: Ghi số chênh lệch giữa giá đánh giá so với giá trị đang ghi trên sổ kế toán trong trường hợp kiểm kê đánh giá lại cả nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại thì các cột này được chia ra 3 cột tương ứng để lấy số liệu ghi sổ kế toán.

Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và các thành viên trong Hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào Biên bản đánh giá lại TSCĐ.

Biên bản đánh giá lại TSCĐ được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại phòng kế toán để ghi sổ kế toán và 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ.

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: [email protected].

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam

Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

- Tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 10, khoản 2, khoản 4 Điều 15 Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 10. Thay đổi nguyên giá tài sản cố định

1. Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau:

…b) Thực hiện nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

2. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định (trừ tài sản cố định là quyền sử dụng đất quy định tại điểm d khoản 1 Điều này), cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện lập Biên bản ghi rõ lý do thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo quy định.

“Điều 15. Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định

2. Đối với những tài sản cố định có thay đổi về nguyên giá thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp căn cứ các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi xác định lại theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Điều 14 Thông tư này để tiếp tục tính hao mòn tài sản cố định cho các năm còn lại.

…4. Số hao mòn tài sản cố định cho năm cuối cùng thuộc thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn lũy kế đã thực hiện của tài sản cố định đó”.

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư số 45/2018/TT-BTC, trường hợp nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thuộc trường hợp thay đổi nguyên giá. Theo đó, khi thay đổi nguyên giá, đơn vị xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định tại thời điểm thay đổi nguyên giá. Căn cứ nguyên giá mới sau khi được xác định lại (nguyên giá mới = nguyên giá cũ + giá trị quyết toán được duyệt của giá trị nâng cấp/mở rộng/sửa chữa) và tỷ lệ hao mòn của tài sản cố định, đơn vị tiếp tục tính hao mòn cho các năm còn lại.

Vì vậy, căn cứ quy định nêu trên, đề nghị độc giả rà soát lại trường hợp sửa chữa, chống xuống cấp nhà cấp III, cấp IV của đơn vị mình có thuộc trường hợp phải thay đổi nguyên giá theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 hay không để thực hiện xác định lại nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định đảm bảo chế độ quy định.

2.2. Về việc xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn

Việc xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn được quy định tại Điều 14 Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính. Vì vậy, đề nghị độc giả căn cứ quy định nêu trên để xác định trường hợp cụ thể của đơn vị có thuộc trường hợp phải xác định lại thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn hay không; trên cơ sở đó thực hiện theo đúng quy định.

Trên đây là trả lời của Cục QLCS, đề nghị Cục TH&TKTC tổng hợp để trả lời cho bạn đọc theo quy trình./.