Quy trình xử lý nhân viên nghĩ không xin phép

Xử lý khi người lao động tự ý nghỉ việc? Người lao động có phải bồi thường không? Trường hợp người lao động không viết đơn xin nghỉ, không bàn giao công việc mà tự ý nghỉ thì phải làm thế nào?

Quan hệ lao động là một quan hệ mang bản chất của quan hệ xã hội, được hình thành trong quá trình lao động. Chủ thể trong quan hệ này gồm người lao động và người sử dụng lao động. Quan hệ lao động giữa hai bên phát sinh trong toàn bộ quá trình sản xuất, lao động, quan hệ này là cơ sở để phát sinh, hình thành quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, qua đó nhằm đảm bảo tốt nhất cho quá trình làm việc của người lao động, góp phần làm tăng năng suất lao động, tạo nguồn lợi của người lao động và người sử dụng lao động.

Trên thực tế, quan hệ này luôn được đảm bảo bởi những quy định của pháp luật, bởi bất cứ một mối quan hệ xã hội nào trong đời sống cũng luôn có những vấn đề phát sinh dẫn đến sự tranh chấp, bất đồng quan điểm và quyền lợi của các bên. Để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động cũng như người sử dụng lao động, pháp luật Việt Nam đưa ra những cơ chế, quy định nhất định để hạn chế sự vi phạm kỷ luật lao động và vi phạm trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Người lao động nghỉ việc như thế nào thì được coi là tự ý nghỉ việc?
  • 2 2. Hậu quả của hành vi tự ý nghỉ việc của người lao động:
  • 3 3. Xử lý khi người lao động tự ý nghỉ việc, bỏ việc:

Trường hợp 1, nếu người lao động tự ý nghỉ nhằm mục đích đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chấm dứt hẳn quan hệ lao động. Khi phát sinh quan hệ lao động, người lao động và người sử dụng lao động cùng kí kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với nhau, theo đó, nội dung của hợp đồng đề cập đến công việc và thỏa thuận, cam kết giữa các bên. Căn cứ theo Bộ luật lao động 2019 tại Điều 35, pháp luật quy định cụ thể về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động như sau:

– Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ngay mà không cần báo trước trong các trường hợp sau:

+ Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận

+ Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn

+ Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động

+ Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc

+ Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ

+ Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo Bộ luật lao động

+ Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

– Ngoài các trường hợp nêu trên, người lao động vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải đảm bảo thời hạn báo trước như sau:

+ Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

+ Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

+ Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

+ Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Từ những điều kiện trên, có thể thấy người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu đáp ứng đủ điều kiện về mặt nội dung lí do nghỉ việc nếu chấm dứt ngay và không vi phạm về thời hạn báo trước đối với các trường hợp phải báo trước. Như vậy, có thể hiểu, khi người lao động đang tham gia trong quan hệ lao động mà tự ý nghỉ việc mà không đảm bảo những điều kiện trên thì đặt ra vấn đề ở đây là người lao động đang đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và đương nhiên người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành vi này của mình.

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người lao động sẽ không được đảm bảo quyền lợi như đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp, cụ thể là tại Điều 40 Bộ luật lao động 2019:

Xem thêm: Người lao động có được hưởng phụ cấp thâm niên không?

– Người lao động khi nghỉ việc sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc từ phía người sử dụng lao động, thậm chí còn phải bồi thường số tiền tương đương với nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động đã giao kết;

– Nếu không đảm bảo thời hạn báo trước thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường một số tiền tương ứng với tiền lương, tiền công của người đó trong những ngày nghỉ không báo trước;

– Ngoài ra, nếu trong quá trình làm việc, người lao động được người sử dụng lao động hỗ trợ cho đi đào tạo và cung cấp chi phí cho thời gian theo học đào tạo thì khi nghỉ việc trái pháp luật, người lao động còn phải hoàn trả lại khoản chi phí đào tạo hợp lí cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật lao động 2019.

Có một vấn đề cần lưu ý, phát sinh trong quá trình làm việc của người lao động và từ hợp đồng lao động đã giao kết, đối với những công việc mà khi người lao động nghỉ việc phải bàn giao lại công việc để đảm bảo tiến độ công việc, pháp luật Việt Nam không quy định bắt buộc khi nghỉ việc người lao động phải bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã kí kết ban đầu, người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về trách nhiệm phải bàn giao công việc của người lao động và phương án xử lí khi người lao động nghỉ việc mà vi phạm điều khoản này.

Trường hợp 2, người lao động tự ý nghỉ việc trong thời gian ngắn và vẫn tiếp tục làm việc tại công ty chứ không thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Đối với trường hợp này, căn cứ theo Khoản 4 Điều 125 Bộ luật lao động 2019, người lao động tự ý bỏ việc không đưa ra lí do chính đáng mà tổng thời gian nghỉ việc quá 05 ngày cộng dồn trong vòng 30 ngày hoặc trong vòng 365 ngày mà người lao động nghỉ quá 20 ngày cộng dồn, không cần liên tục thì người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức kỉ luật sa thải theo quy định tại Điều này. Việc áp dụng hình thức kỉ luật sa thải của người sử dụng lao động đối với người lao động không phải thực hiện bừa bãi theo ý chí chủ quan của phía người sử dụng lao động mà phải đảm bảo được thực hiện theo đúng với trình tự, thủ tục pháp luật đã quy định, đối với cá nhân ra quyết định kỉ luật sa thải cũng phải là cá nhân có thẩm quyền, nếu người sử dụng lao động không tuân thủ đúng quy định của pháp luật khi áp dụng hình thức này thì được coi là vi phạm pháp luật.

2. Hậu quả của hành vi tự ý nghỉ việc của người lao động:

Từ những căn cứ trên, dù người lao động tự ý nghỉ việc thuộc một trong hai trường hợp trên đều được coi là tự ý nghỉ việc trái pháp luật, khi đó người lao động phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Hậu quả pháp lí của vấn đề này không hề đơn giản, nếu người lao động không hiểu rõ và không tự ý thức được trách nhiệm của bản thân trong quan hệ lao động đã giao kết thì sẽ tự gây thiệt hại, bất lợi cho bản thân. Không những người lao động tham gia quan hệ lao động có đóng bảo hiểm xã hội, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tự ý nghỉ việc trái pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật đã nêu trên, người lao động còn không được hỗ trợ khoản chi phí trợ cấp thất nghiệp từ cơ quan bảo hiểm xã hội. Do vậy dù do bất cứ lí do nào, hoàn cảnh nào, người lao động luôn cần hiểu rõ quy định của pháp luật và điều lệ của của công ty, người sử dụng lao động để có thể tránh bất lợi cho bản thân một cách tốt nhất và tự bảo vệ quyền lợi cho bản thân. Người sử dụng lao động cũng cần nắm rõ những quy định này để có hướng xử lí phù hợp nhất cho quyền lợi của cả hai bên.

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề người lao động tự ý nghỉ việc và trách nhiệm của người lao động khi có hành vi này. Luật Dương Gia rất mong có thể đem lại những thông tin thiết thực nhất để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động.

3. Xử lý khi người lao động tự ý nghỉ việc, bỏ việc:

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Xử phạt người sử dụng lao động khi không ký kết hợp đồng với người lao động theo quy định

Nếu người lao động tự ý bỏ việc mà không viết đơn xin nghỉ thì có được sa thải hay đơn phương chấm dứt hợp đồng được không? Trong trường hợp người lao động có viết đơn xin nghỉ nhưng chưa được duyệt đơn mà nghỉ luôn có được không?

Luật sư tư vấn:

Đối với tình huống của bạn, có thể hiểu người lao động nghỉ làm trong thời gian ngắn chứ không phải là chấm dứt hẳn hợp đồng lao động.

Khi người lao động tự ý bỏ việc mà không viết đơn xin nghỉ thì bạn có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải theo Điều 125 Bộ luật lao động 2019. Tuy nhiên, chỉ được sa thải khi người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày mà không có lý do chính đáng (Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động).

Trong trường hợp người lao động có viết đơn nghỉ nhưng chưa chờ duyệt đơn mà nghỉ luôn thì trường hợp này cũng tính là tự ý nghỉ không xin phép (trừ trường hợp có lí do chính đáng), hình thức xử lý tương tự như trường hợp trên.

Bạn cần lưu ý khi áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải phải thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục luật định, nếu không đúng thì việc sa thải sẽ bị coi là trái pháp luật.

Nếu giả sử người lao động tự ý nghỉ việc nhằm đơn phương chấm dứt hợp đồng, trường hợp này, người lao động làm phải có căn cứ đơn phương theo Điều 35 Bộ luật lao động 2019 mới được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. 

Trong trường hợp của bạn, người lao động nghỉ việc không hề báo trước. Như vậy, nếu người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì rõ ràng đã đơn phương trái pháp luật. Khi đó, bạn có quyền khởi kiện người lao động để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Điều 40 Bộ luật lao động 2019.

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động

“Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Chủ đề