Quy định về nhà thuốc bệnh viện

Có rất nhiều thuốc khi mới vào Việt Nam, mặc dù đã được phép lưu hành nhưng chưa nằm trong gói đấu thầu cụ thể. Vì vậy, nếu quy định bó hẹp như dự thảo Bộ Y tế đang soạn thảo, sẽ gây khó cho hoạt động của các nhà thuốc bệnh viện.

Quy định về nhà thuốc bệnh viện
Ảnh minh họa

“Bó hẹp” danh mục thuốc của nhà thuốc trong bệnh viện

Bộ Y tế đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế. Nghị định này đề cập đến 9 lĩnh vực có quy định điều kiện kinh doanh gồm: Khám chữa bệnh; dược phẩm, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; trang thiết bị y tế; y dược cổ truyền; y tế dự phòng; sản xuất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; xét nghiệm HIV và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai hộ, xác định lại giới tính. Dự kiến, Nghị định này sẽ được trình Chính phủ trong tháng 5.

Tại Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Nghị định này được Bộ Y tế tổ chức cuối tháng 4 vừa qua, nhiều đại diện bệnh viện tư nhân đánh giá, việc Bộ Y tế dự kiến cắt giảm 1.151/1.680 điều kiện đầu tư kinh doanh và cắt 168/338 thủ tục hành chính là động thái tích cực, do một loạt những điều kiện này đã tác động rất lớn đến doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế, bao gồm cả dược và khám chữa bệnh, tháo gỡ và giảm nhiều thủ tục không cần thiết, đặc biệt những điều kiện loại bỏ này còn tác động nhiều nhất đến khối y tế tư nhân.

Tuy nhiên, theo đại diện của Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương – bệnh viện ngoài công lập đầu tiên của Phú Thọ, tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP, Khoản 2, Điều 136, có quy định cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được mua thuốc trúng thầu của chính cơ sở khám bệnh chữa bệnh đó. Điều này gây khó khăn cho khối bệnh viện tư nhân và đề nghị Bộ Y tế xem xét tại Nghị định sửa đổi lần này.

Đại diện Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương lý giải, cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên bệnh viện cũng giống như cơ sở bán lẻ thuốc ở ngoài. Tức là họ đều đang tham gia vào việc kinh doanh các sản phẩm dược phẩm phục vụ công tác khám chữa bệnh.

“Với những cơ sở khám chữa bệnh Nhà nước phụ thuộc vào việc đấu thầu, trúng thầu thì có thể áp dụng, nhưng với chúng tôi là cơ sở tư nhân thì công việc này cũng chỉ là phục vụ kinh doanh”, vị đại diện cho biết.

Mặt khác, trên thực tế hiện nay, có rất nhiều thuốc khi mới vào Việt Nam, được phép lưu hành nhưng chưa nằm trong gói đấu thầu nào. Bên cạnh đó, việc mua vào và bán thuốc của khối bệnh viện tư nhân còn phải phụ thuộc vào chỉ số thặng số bán lẻ, chịu sự giám sát của Luật Giá và của người tiêu dùng, vì vậy nếu chỉ bó hẹp trong phạm vi thuốc đấu thầu thì sẽ gây khó cả cho bệnh nhân và bệnh viện.

Nhà thuốc bên ngoài bệnh viện: Đơn thuốc đâu để bán?

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, ông Đỗ Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, khi soạn thảo Nghị định 54/2017 cơ quan soạn thảo đã tham vấn nhiều đơn vị, trong đó có Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – đại diện cho rất nhiều doanh nghiệp ủng hộ Nghị định này.

Lãnh đạo Cục Quản lý dược dẫn chứng, các nhà thuốc trong các bệnh viện đã có quá nhiều lợi thế so với các nhà thuốc bên ngoài, vì họ đã có cả hàng nghìn bác sĩ “trong tay”, có cả đất của bệnh viện và bao nhiêu đơn thuốc đều ở đó, vì hiện nay chúng ta đang làm quyết liệt việc bán thuốc theo đơn, tuy nhiên với các cơ sở bán thuốc bên ngoài bệnh viện thì đơn ở đâu mà bán.

“Với lợi thế này, VCCI cho rằng, quy định đó bảo đảm cân bằng lợi ích giữa các nhóm đối tượng”, ông Đỗ Văn Đông cho biết.

Một lý do khác là hiện nay, có rất nhiều thuốc tương tự thuốc đấu thầu trong bệnh viện nhưng giá cao hơn gấp nhiều lần, thì tại sao không có quy định này để những người điều trị ngoại trú cũng được sử dụng thuốc đã thông qua đấu thầu vừa bảo đảm chất lượng mà giá hợp lý?

“Từ trước đến nay, các nhà thuốc cứ gọi doanh nghiệp đưa thuốc vào, đương nhiên thuốc đó hợp pháp, có đầy đủ giấy tờ được lưu hành nhưng giá chưa hợp lý, còn cao”, ông Đông n

BỘ Y TẾ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

Số: 3016/1999/QĐ-BYT

Hà Nội ngày 06 tháng 10 năm 1999

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

– Căn cứ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân;

– Căn cứ nghị định số 68/CP ngày 11 tháng 10 năm 1999 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, của Bộ Y tế;

– Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ trưởng vụ Điều trị – Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Quy định tổ chức hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện (có bản Quy định kèm theo)

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3: Các Ông Bà: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Điều trị, Chánh thanh tra Bộ Y tế, Cục trưởng Cục quản lý dược Việt Nam, Giám đốc Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ, Thủ trưởng Y tế Ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

KT.BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG

Lê Văn Truyền

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3016/1999/QĐ-BYT ngày 06 tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Hiện nay tại các bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (gọi chung là bệnh viện) đang có các cơ sở bán thuốc hoạt động, góp phần cung ứng kịp thời cho bệnh nhân nội và ngoại trú. Tuy nhiên hoạt động cung ứng thuốc của các cơ sở này đang có nhiều loại hình và phương thức tổ chức khác nhau.

Để chấn chỉnh hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện, phục vụ có hiệu quả công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Bộ y tế quyết định:

I. Những quy định chung:

1.Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tạo điều kiện để 01 doanh nghiệp được Nhà nước mở hiệu thuốc trong bệnh viện nhằm giúp bệnh nhân được lựa chọn nguồn thuốc. Hiệu thuốc thuộc doanh nghiệp Nhà nước sắp xếp bán theo ca để đảm bảo cung ứng thuốc cho bệnh nhân kể cả người ngoài giờ hành chính.

2. Trong trường hợp bệnh viện có tổ chức dịch vụ cung ứng thuốc cho bệnh nhân, Bộ Y tế yêu cầu thực hiện thống nhất theo quy định sau:

2.1. Tên gọi: Nhà thuốc bệnh viện

2.2. Tổ chức: Nhà thuốc bệnh viện có 01 dược sỹ Đại học phụ trách chung và một số nhân viên giúp việc.

2.3. Quản lý: Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm quản lý toàn diện hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện. Giám đốc có văn bản phân công nhiệm vụ cho những người tham gia trực tiếp tại Nhà thuốc bệnh viện.

Nhà thuốc bệnh viện phải thực hiện việc kinh doanh, kê khai nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

2.4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:

– Bán lẻ thuốc thành phẩm được phép lưu hành.

– Bán lẻ một số loại thuốc chuyên khoa được pha chế theo đơn của bệnh viện (theo hướng dẫn tại điểm (3.2) Điều 3 Quy chế đăng ký thuốc ban hành theo Quyết định số 1203/BYT-QĐ ngày 11/7/1996 của Bộ Y tế).

– Bán lẻ dụng cụ và vật tư tiêu hoa y tế thông thường (Danh mục Thông tư 14/1998/TT-BYT ngày 17/11/1998 của Bộ Y tế).

2.5. không được sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của bệnh viện (kể cả nguồn việc trợ và viện phí) để làm vốn hoạt động cho Nhà thuốc bệnh viện.

3. Giá bán lẻ tại nhà thuốc bệnh viện, hiệu thuốc của doanh nghiệp Nhà nước mở trong khuôn viên bệnh viện bao gồm giá mua ghi trên hoá đơn khi cơ sở nhập hàng (giá gốc), giá tự gia công, pha chế cộng các chi phí bán hàng, chi phí quản lý do Nhà thuốc, hiệu thuốc thuốc quy định nhưng mức giá bán lẻ tối đa không cao hơn mức giá bán lẻ thuốc cùng loại trên thị trường trong cùng thời điểm.

+ Đối với các thuốc thông thường, thuốc có giá trị thấp: giá bán lẻ không được cao hơn 20% so với giá gốc.

+ Đối với thuốc biệt dược, thuốc có giá trị cao: giá bán lẻ không vượt quá 5% so với giá gốc.

Nghiêm cấm việc nâng giá thuốc bán tại bệnh viện cao hơn mặt bằng giá của thị trường. Các cơ sở bán thuốc phải thực hiện niêm yết giá thuốc và chỉ được bán theo giá niêm yết.

4. Thanh tra, kiểm tra: nhà thuốc bệnh viện, hiệu thuốc của doanh nghiệp nhà nước chịu sự thanh tra kiểm tra hoạt động chuyên môn của Bộ Y tế, Sở y tế địa phương.

5. Nghiêm cấm các bệnh viện tổ chức đấu thầu cho các tư nhân mở nhà thuốc trong bệnh viện hoặc các hình thức khác với Quy định này.

II. Tiêu chuẩn, điều kiện của nhà thuốc bệnh viện:

1. Tiêu chuẩn của Dược sỹ phụ trách nhà thuốc bệnh viện như đối với dược sỹ chủ nhà thuốc tư nhân quy định trong Thông tư 01/1998/TT- BYT ngày 21/01/1998 của Bộ Y tế.

Giám đốc bệnh viện có Quyết định cử 01 dược sỹ đại học thuộc biên chế bệnh viện là dược sỹ phụ trách nhà thuốc, trực tiếp quản lý chất lượng thuốc, quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày của nhà thuốc bệnh viện.

2. Điều kiện cơ sở kinh doanh của nhà thuốc bệnh viện theo quy định tại Thông tư số 01/1998/TT-BYT ngày 21/01/1998 của Bộ Y tế.

Biển hiệu ghi “ Nhà thuốc bệnh viện” (theo mẫu số 1). Mỗi bệnh viện chỉ mở một nhà thuốc trong khuôn viên viện.

3. Những người trực tiếp tham gia bán thuốc tại nhà thuốc bệnh viện phải cấp chuyên môn về dược.

III. Hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền cấp giấy cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức Nhà thuốc bệnh viện:

1. Hồ sơ xin tổ chức nhà thuốc bệnh viện gồm: bản sao bằng tốt nghiệp đại học của dược sỹ phụ trách nhà thuốc, Quyết định của Giám đốc cử dược sỹ phụ trách nhà thuốc, công văn của Giám đốc bệnh viện đề nghị tổ chức nhà thuốc bệnh viện.

2. Toàn bộ hồ sơ xin tổ chức nhà thuốc bệnh viện gửi về Sở y tế địa phương nơi đặt bệnh viện. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở y tế tỉnh, thành phố sau khi thẩm định cơ sở, xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện mở nhà thuốc bệnh viện cho những bệnh viện Trung ương, địa phương, ngành theo địa bàn lãnh thổ (theo mẫu số 2),  từ chối cấp giấy chứng nhận phải nói rõ lý do.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức nhà thuốc bệnh viện có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày ký.

IV. Điều khoản thi hành:

1. Tất cả các bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh Trung ương và địa phương có trách nhiệm tổ chức, triền khai thực hiện Quy định này.

2. Tất cả các tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Mẫu số 1: Cách trình bày biểu hiện nhà thuốc bệnh viện

BỆNH VIỆN

Nhà thuốc bệnh viện

Dược sỹ phụ trách:

Quyết định số (Quyết định của Sở Y tế)

Thời gian phục vụ:

Điện thoại:

UBND
Sở Y tế
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

Số ……./

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN

– Căn cứ quyết định số /1999/QĐ-BYT ngày                             của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện;

– Căn cứ công văn số        của Giám đốc bệnh viện. . . . . . . . . .về việc tổ chức thuốc bệnh viện

– Căn cứ Quyết định số    của Giám đốc bệnh viện. . . . . . . . . . . về việc cử dược sỹ phụ trách Nhà thuốc bệnh viện:

Giám đốc Sở y tế chứng nhận

Bệnh viện. . . . . . . . . . . . . có đủ điều kiện tổ chức Nhà thuốc bệnh viện

Dược sỹ phụ trách:. . . .. . . . . . . . . . . . . .. . .

Phạm vi hành nghề: . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Địa điểm Nhà thuốc Bệnh viện: . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Giấy chứng nhận này có giá trị 03 năm kể từ ngày ký.

                                                                                                 Ngày

                                                                                                     Giám đốc sở y tế