Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21

1. Vì sao Pi thấy bất ngờ khi nhận được quà của bạn Hà ?

d - Vì Pi sống tách biệt bạn bè nên nghĩ chẳng ai quan tâm đến mình

2. Vì sao chiếc hộp màu đỏ làm Pi rất xúc động ?

a - Vì nó dùng để đếm niềm vui, chứa tình yêu thương của bạn bè 

3. Sau khi mở chiếc hộp màu xanh, Pi cảm thấy thế nào ?

c - Cảm thấy có niềm tin đi tiếp con đường mà mình còn dang dở

4. Điều gì làm nên sự kì diệu của món quà trong câu chuyện trên ?

b - Mang tình cảm chân thành, sẵn sàng chia sẻ vui buồn tình bạn

II.

1. Điền đúng:

a) Trong giây lát, cô ấy buộc xong sợi dây thừng

- Tôi giở sách, đọc nốt câu chuyện bỏ dở từ tối hôm qua

b) – Vì cây đã đổ nên những chú chim sẻ ấy chẳng còn nơi để đỗ

- Sau cơn bão, mọi người bảo nhau dọn dẹp đường làng cho sạch sẽ.

2. Giải đáp

a) Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật

b) Bộ phim ấy được công chúng hoan nghênh

c) Mọi người cần giữ gìn tài sản nơi công cộng

3. Gợi ý:

a) bộ lông của quạ và công chưa có màu nên chúng bàn nhau đi tìm màu vẽ lại bộ lông cho thật đẹp.

b) Nhờ quạ vẽ rất khéo công có một bộ lông tuyệt đẹp

c) Vì (do) quạ sốt ruột muốn đi kiếm một bữa ăn ngon trong làng nên quạ bảo công đổ hết các màu lên mình nó

d) Quạ có bộ lông xám xịt, nhem nhuốc vì (bởi vì) nó không chịu nghe theo lời khuyên của công

4. Tham khảo:

Chương trình cắm trại tại núi Bà Đen ngày 24 - 3 

(Chi đội Kim Đồng - Lớp 5B)

I - Mục đích

- Chào mừng Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Min 15 - 5.

- Vui chơi, gắn bó thêm với một bạn bè, tập thể.

II - Công việc, phân công, nhiệm vụ

1. Lập ban tổ chức (BTC): Chi đội trưởng, Chi đội phú và bốn Phân đội trưởng

2. Chuẩn bị

a) Lều trại

- Cọc, tre, ghim lều, dây buộc, vải làm lều,... : Phân đội 1

- Các vật dụng, đồ để trang trí trại: Phân đội 2

- Dựng trại, trang trí và nhổ trại: Đội dụng trại và Chi đội trưởng

b) Dụng cụ thể thao (trống, cờ, cầu lông, dây nhảy,...): Đội thể thao và Chi đội phó Hưng.

c) Trang phục, đạo cụ cho biểu diễn văn nghệ, chuẩn bị tiết mục văn nghệ: Chi đội phó Mai.

d) Đồ ăn (bánh mì, ruốc, thịt hộp, nước, dao, bát đĩa nhựa,...): Phân đội 3 và Chi đội phó Mai

e) Túi thuốc, bông băng, truyện, báo: Phân đội 4

III - Chương trình cụ thể

Thời gianNội dung
6 giờTập trung tại trường. BTC và các tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị
6 giờ 30 phút -> 7 giờ 30 phút"Hành quân" đến núi Bà Đen (tập kết tại khu vui chơi ở chân núi)
7 giờ 30 phút -> 9 giờĐội trưởng đội trại chỉ huy dựng trại và trang trí; Phân đội 3 lo chuẩn bị để cả chi đội ăn trưa; đội văn nghệ, đội thể thao tập duyệt lần cuối để chuẩn bị thi đấu
9 giờ -> 11 giờ 30 phútDự khai mạc Hội trại, thi thể thao, văn nghệ
11 giờ 30 phút -> 13 giờĂn trưa, nghỉ trưa
13 giờ -> 16 giờ 30 phút

Đón Ban giám khảo chấm trại; tiếp tục thi thể thao, văn nghệ

16 giờ 30 phút -> 17 giờ 15 phútDự tổng kết trại, nhổ trại, kiểm trai sĩ số
17 giờ 15 phút"Hành quân" về trường

Tài liệu "Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 15" có mã là 1596601, dung lượng file chính 97 kb, có 1 file đính kèm với tài liệu này, dung lượng: 286 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: . Tài liệu thuộc loại Bạc

Nội dung Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 15

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 15 để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 15

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5</b><b>TUẦN 21</b>


Họ và tên : ………..Lớp 5…


<b>Bài 1:Tìm trong ơ vuông dưới đây từ công dân và bảy từ ghép có thể kết hợp ở phía trước</b>hoặc ở phía sau từ công dân. Cho biết từ nào kết hợp được phía trước, từ nào kết hợpđược phía sau từ cơng dân.


VỤ QUYỀN CƠNG PHẬN


DỰ TRÁCH THỨC MẪU


GƯƠN


G BỔN DANH LỢI


DÂN Ý NGHĨA NHIỆM


<b>Bài 2:Nối những vế ở cột A thích hợp với vế ở cột B để tạo thành câu ghép.</b>


A B


a. Vì trời đã trở rét mà hịa cịn thích đá bóng


b. Tuy nó khơng đến thì bạn cần nhớ những quy tắc toánhọc


c. Nếu bạn thích học mơn Tốn nhưng nó có gửi q đếnd. Khơng những Hà thích ca hát nên mọi người đã mặc áo ấm



<b>Bài 3:Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ ngun nhân –</b>kết quả.


a. Vì bạn Mai khơng làm bài tập……….b. ………nên Lan đã đạt được điểm cao trong kì thi.c. ………đường sá trở nên lầy lội.

</div>

<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>a.</b> Chúng tơi rất mến bạn Lan vì………...<b>b.</b> Bởi tơi ăn uống điều độ nên………..<b>c.</b> Nhờ tập thể động viên và giúp đỡ……….<b>d.</b> Bạn Linh thích xem phim hoạt hình vì……….<b>Bài 5:</b>Nghĩa nào dưới đây thích hợp với từng quan hệ từ sau : do, tại, nhờ.


a. Điều sắp nói ra là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp được nói đến.b. Điều sắp nói ra là nguyên nhân của sự việc nói đến.

</div><!--links-->

  • Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21
    Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Để học tốt Tiếng Việt lớp 5, phần dưới tổng hợp Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc, có đáp án như là các phiếu đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1, Học kì 2 cơ bản và nâng cao. Bạn vào tên bài để theo dõi chi tiết bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 và phần đáp án tương ứng.

Tải xuống

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 1

Thời gian: 45 phút

I - Bài tập về đọc hiểu

Quần đảo Trường Sa

Cách Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng năm trăm cây số về phía đông nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta.

Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt nước Biển Đông xanh mênh mông.

Từ lâu Trường Sa đã là mảnh đất gần gũi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút. Trên đảo còn có những cây bàng, quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng. Tán bàng là những cái nón che bóng mát cho những hòn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã cao tuổi. Người lên đảo trồng cây chắc chắn phải từ rất xa xưa.

Một sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ gồm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sĩ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh.

Nhiều thế hệ người Việt Nam đã đặt chân lên đây, khi tìm báu vật, khi trồng cây để xanh tươi mãi cho tới hôm nay.

(sHà Đình Cẩn – trích Quần đảo san hô )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1 : Quần đảo Trường Sa nằm ở đâu ?

a-Cách bờ biển Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng năm trăm cây số về phía đông nam

b- Cách bờ biển Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng ba trăm cây số về phía đông nam

c- Cách bờ biển Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng năm trăm cây số về phía đông bắc

Câu 2 : Quần đảo được miêu tả qua hình ảnh đẹp như thế nào?

a- Gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung

b- Mỗi đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt nước Biển Đông xanh mênh mông

c- Những cây bàng quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín vỏ ngả màu da cam.

Câu 3 : Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ những nét đặc biệt của cây cối trên đảo ?

a- Giống dừa đá trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút, tán lá như những cái nón khổng lồ che bóng mát cho những hòn đảo nhỏ

b- Những cây bàng cao vút, quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín vỏ ngả màu da cam

c- Nhiều cây dừa đá lực lưỡng, cao vút ; nhiều gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng ; được trồng từ rất xa xưa

Câu 4 : Chi tiết “mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng” giúp anh chiến sĩ biết điều gì ?

a- Những nét hoa văn của mảnh đồ gốm trên đảo rất đẹp

b- Người Việt Nam đã sống và gắn bó với đảo từ lâu đời

c- Đảo có rất nhiều đồ gốm với những nét hoa văn tinh xảo

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1 : Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:

a) c hoặc k

-……ánh đồng/………….

-….ể chuyện/……………

-….ì diệu/………..

-…..âu cá/………..

b)g hoặc gh

-…ọn gàng/……………..

-…..é thăm/……………

-………i nhớ/……….

-…..ửi quà /…………

c) ng hoặc ngh

-……e ngóng/………..

-……i ngờ/…………..

- ….ẫm nghĩ/……….

-……ần ngại/……….

Câu 2 : Xếp những từ sau thành 4 nhóm đồng nghĩa (a, b, c, d ) :

Nam, nữ, xinh xắn, to lớn, gái, trai, đẹp đẽ, vĩ đại

a)……………………….

b) …………………………..

c)……………………….

d) …………………………..

Câu 3 : Gạch dưới từ thích hợp nhất trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu sau :

a) Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ (nhô, mọc, ngoi) lên sau lũy tre làng

b) Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng lúa (vàng hoe, vàng óng, vàng ối )

c) Mưa tạnh hẳn, một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu ( chiếu, soi, rọi ) xuống rừng cây

d) Mẹ và tôi say sưa (nhìn, xem, ngắm) cảnh bình minh trên mặt biển

Câu 4 : Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trên nương rẫy, cánh đồng, đường phố, công viên …)

Gợi ý :

a) Mở bài (giới thiệu bao quá). VD: Đó là cảnh gì, ở đâu, vào buổi nào? Ấn tượng chung của em về cảnh lúc đó ra sao ?

b) Thân bài (Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian ) VD:

- Cảnh được tả bao gồm những phần nào ? Phần nổi bật nhất làm em chú ý có màu sắc, đặc điểm cụ thể ra sao ?

- Mỗi phần còn lại của cảnh có những sự vật gì nổi bật ( về màu sắc, âm thanh, đặc điểm…) ? (Kết hợp tả và nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về từng phần của cảnh )

c) Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về cảnh được tả (vào thời điểm đã xác định)

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

I – 1.a 2.b 3.c 4.b

II – 1. a) cánh đồng, kì diệu, kể chuyện, câu cá

b) gọn gàng,ghi nhớ, ghé thăm, gửi quà

c) nghe ngóng, ngẫm nghĩ, nghi ngờ, ngần ngại

2. a) nam – trai

b) nữ - gái

c) xinh xắn – đẹp đẽ

d) to lớn – vĩ đại

3. a) nhô

b) vàng óng

c) rọi

d) ngắm

4. Tham khảo

(1) Dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng trong vườn cây

a) Mở bài: Cảnh vườn cây ở cù lao sông Tiền, buổi sáng mùa hè đẹp trời; tràn trề nhựa sống

b) Thân bài (tả từng phần của cảnh )

- Giữa vườn: những cây xoài cao to, lá xanh đậm, chi chít những trái vàng ươm ;

những tia nắng mặt trời len lỏi qua kẽ lá, chùm quả rọi xuống mặt đất như những đốm hoa ; tiếng chim ríu rít trong vòng lá ,…

- Bên phải khu vườn: những dãy chôm chôm chạy dọc theo rãnh nước, trái chín đỏ rực như những “mặt trời con” ; lá cây thưa thớt, xanh rêu,…

- Bên trái khu vườn : rặng nhãn bao quanh hồ, cây xanh, lá tốt, trái tròn xoe lúc lỉu trên cành ;

mặt hồ xanh trong, lác đác vài bông súng đang nở, sắc hoa hồng tươi như cánh sen,…

- Những con đường nhỏ nấp dưới những hàng cây ; thấp thoáng bóng người mang giỏ đi thu hoạch trái chín,…

c) Kết bài : Yêu quý, tự hào về vườn cây trái ở Nam Bộ.

(2) Dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trưa trên nương rẫy

a) Mở bài : Giới thiệu bao quát về cảnh một buổi trưa trên nương ngô đầy nắng và gió.

b) Thân bài ( tả tửng phần của cảnh ) :

- Bầu trời cao xanh, mặt trời tỏa nắng chói chang,…

- Nương ngô sắp vào mùa thu hoạch ; lá ngô ngả màu vàng, rủ xuống ; bắp ngô to và chắc, râu ngô màu nâu đậm hoặc

đen xỉn,… Gió thổi xào xạc, lá ngô rung rung như cánh chim bay,…

- Cái chòi canh nhỏ dựng trên nương ngô trông xa như chiếc tổ chim ; những sợi dây từ chòi canh nối dài tới những

tên “bù nhìn” đội nón, đeo mõ đuổi chim ; gió thổi rung chiếc mõ kêu “lắc cắc, lắc cắc” thật vui tai,…

- Mấy người dân Mông vai đeo gùi đang lúi húi bẻ ngô ; nắng trưa dội xuống nương ngô như đổ lửa,…

c) Kết bài: Cảnh nương ngô vào buổi trưa trên miền núi vừa gợi vẻ hoang sơ vừa cho thấy sự vất vả trong lao

động của bà con dân tộc thiểu số.

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2

Thời gian: 45 phút

I – Bài tập về đọc hiểu

Đất nước mến yêu ơi

Người đã cho con lũy tre để có cây đàn bầu dân tộc

Với cung thăng, cung trầm ngân lên như tiếng khóc;

Đêm mùa hè trắc ẩn tiếng ai ru,

Cô Tấm ngày xưa còn sống đến bây giờ

Cùng đi qua chiếc cầu tre mới trở thành hoàng hậu

À ơi…à ơi…Lời ru không bao giờ là huyền thoại

Hoàng hậu cũng ru con mình bằng tiếng hát ru.

Tôi xin cảm ơn đất nước đã cho tôi dòng máu Lạc Hồng

Để tôi nghe tiếng trống đồng rung lên trong lồng ngực

Thằng Lí Thông mày làm sao hiểu được

Vì sao công chúa không cười, không nói giữa hoàng cung!

Đất nước của tôi ơi! Đất nước anh hùng

Có Trường Sơn sau lưng, có Biển Đông trước mặt

Chàng Thạch Sanh dùng tiếng đàn đánh tan quân giặc

Sông nước ngàn xưa còn vọng đến bây giờ.

(Theo Hồ Tĩnh Tâm)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1 : Trong bài, cung thăng, cung trầm của tiếng đàn bầu dân tộc được so sánh với âm thanh nào?

a- Tiếng trống đồng

b- Tiếng khóc

c- Tiếng hát ru

Câu 2 : Những câu chuyện cổ nào được nhắc đến trong bài thơ?

a- Tấm Cám, Thạch Sanh

b- Thạch Sanh, Lí Thông

c- Tấm Cám, Lí Thông

Câu 3 : Những địa danh nào được nhắc đến trong bài thơ?

a- Trường Sơn, Lạc Hồng

b- Trường Sơn, Biển Đông

c- Lạc Hồng, Biển Đông

Câu 4 : Tác giả cảm ơn đất nước về điều gì?

a- Đã cho mình nghe tiếng đàn bầu với cung thăng, cung trầm ngân lên như tiếng khóc

b- Đã cho mình những câu chuyện cổ, những nhân vật cổ tích và tiếng hát ru con ngủ

c- Đã cho mình dòng máu Lạc Hồng để nghe tiếng trống đồng rung lên trong lồng ngực

Câu 5 : Bài thơ bộc lộ tình cảm gì của tác giả với đất nước mến yêu?

a- Tình yêu thiết tha với cảnh đẹp và dáng hình của quê hương đất nước

b- Lòng biết ơn và tự hào về đất nước thân yêu với truyền thống tốt đẹp

c- Niềm tự hào về nền văn hóa và truyền thống đánh giặc của cha ông ta

II – Bài tập về Chính tả,Luyện từ và câu, tập làn văn

Câu 1 : a) Chép vần của những tiếng được in đậm vào mô hình cấu tạo vần dưới đây

Đất nước của tôi ơi! Đất nước anh hùng

Trường Sơn sau lưng,có Biển Đông trước mặt

b) Gạch dưới các tiếng

(1) Có âm chính là u: vũ, thúy, qua, tàu, cuốn, queo

(2) Có âm chính là o: hòa, hào, thọ, ngoằn, ngoèo

Câu 2 : Nối lời giải nghĩa ở cột B với từ ngữ thích hợp ở cột A

Câu 3 : Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống

Ở cái đầm rộng đầu làng có một… (tụi, đám, bọn ) người đang kéo lưới. Cái lưới uốn thành một hình vòng cung, …..( bồng bềnh, dập dềnh, gập ghềnh ) trên mặt nước. Hai chiếc đò nan ở hai đầu lưới….. ( kề, áp, chạm ) vào bờ, một bên bốn người đàn ông vừa ….. ( thủng thẳng, thong thả, từ tốn ) kéo lưới, vừa tiến vừa lùi…. ( sát, gần, kề ) nhau. Khoảng mặt nước bị…. ( quây vòng, bao vây, bủa vây ) khẽ động lên từ lúc nào. Rồi một con cá …. ( trắng muốt, trắng xóa, trắng nõn ) nhảy …. ( tót, vọt, chồm ) lên cao tới hơn một thước và quẫy đuôi vượt ra ngoài vòng lưới, rơi xuống đánh….( bùng, tõm, tùm )

Câu 4 : Dựa vào dàn ý phần thân bài đã viết ở bài tập 4 (Tuần 1) viết một đoạn văn tả cảnh theo nội dung đã chọn (cảnh buổi sáng hoặc trưa, chiều trong vườn cây hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)

Gợi ý

- Đoạn văn cần có câu mở đầu giới thiệu nội dung miêu tả của toàn đoạn (nói về một bộ phận của cảnh trong một khoảng thời gian nhất định vào buổi sáng hoặc trưa / chiều), VD: cảnh nương rẫy vào buổi trưa, hoặc cảnh khu vườn vào lúc bình minh đang lên,…

- Tiếp theo câu mở đầu là những câu văn tả từng hình ảnh, chi tiết cụ thể của cảnh theo thời gian xác định, thể hiện sự quan sát cảnh vật bằng nhiều giác quan ( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi…) ; chú ý dùng nhiều từ ngữ gợi tả, dùng cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.

............................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................

I – 1. b 2. a 3. b 4. c 5. b

II-1.a

b) (1) vũ

(2) thọ

2. (1) – c

(2) – a

(3) – d

(4) – b

3. Điền từ: đám, dập dềnh, áp, thong thả, kề, bao vây, trắng muốt, vọt, tõm

4. Tham khảo: (1) Đoạn văn tả cảnh vườn cây vào buổi sáng

Giữa vườn cây nổi bật những cây xoài cao to, lá xanh đậm. Cành trên cành dưới chi chít những trái xoài chín vàng ươm trông thật thích mắt. Những tia nắng sớm mai len lỏi qua kẽ lá, chùm quả, rọi xuống mặt đất như những đốm hoa. Tiếng chim ríu rít gọi nhau trong vòm lá. Gió đưa hương xoài thơm dịu lan tỏa khắp khu vườn.

(2) Đoạn văn tả cảnh nương rẫy vào buổi trưa

Cái chòi canh nhỏ dựng trên nương ngô trông xa như chiếc tổ chim. Những sợi dây từ chòi canh nối dài tới những tên “bù nhìn” đội nón, đeo mõ đuổi chim. Mỗi khi người trong chòi canh giật dây hoặc lúc có cơn gió thổi mạnh, những cánh tay “bù nhìn” lại khua lên, kèm theo tiếng mõ kêu “lắc cắc, lắc cắc” nghe thật vui tai. Những chú chim rừng vừa sà xuống nương ngô chưa kịp moi hạt trong bắp, nghe tiếng động vội bay vút lên bầu trời rực nắng chói chang.

(3) Đoạn văn tả cảnh cánh đồng vào buổi chiều

Những con chim chìa vôi bay dập dờn trên đồng lúa. Chúng lượn vòng tròn một lúc rồi vụt bay lên cao với đội hình tam giác. Đàn chim bụng trắng ấy bỗng chuyển màu vàng lấp loáng rồi hóa thành những chấm đen bay về phía mặt trời lặn. Mặt trời vẫn lặn chậm rãi xuống chân trời. Tôi có cảm giác mặt trời sẽ rơi xuống cánh đồng và tôi có thể chạy đến chỗ nó rơi xuống một cách dễ dàng.

(Dẫn theo Văn miêu tả tuyển chọn, NXB Giáo dục, 1997 )

Tải xuống

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21

Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21

Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21

Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 5 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt 5 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.