Quốc phòng và an ninh là gì

Quốc phòng an ninh có lẽ vẫn còn là một khái niệm mà nhiều bạn chưa nắm hết được. Thậm chí còn chưa biết hết được vai trò cũng như chức năng của Quốc phòng an ninh là gì? Tuy nhiên, sau khi các bạn tham khảo hết những nội dung được chia sẻ dưới đây thì các bạn sẽ tự giải đáp được hết những câu hỏi trên.

1. Khái niệm quốc phòng an ninh là gì?

Dòng chữ “Quốc phòng an ninh” xuất hiện trên mọi tuyến phố, con đường và thậm chí nó còn là một môn học được đưa vào chương trình giảng dạy tại trường học. Nên thật đáng buồn nếu các bạn chưa hiểu rõ được QPAN là gì?

Khái niệm quốc phòng an ninh là gì?

Định nghĩa về quốc phòng là gì đã quá rõ ràng rồi, vì theo Khoản 1 Điều 3 Của bộ Luật Quốc phòng 2005 thì quốc phòng chính là công cuộc sử dụng sức mạng của toàn dân tộc để xây dựng, giữ nước. Lực lượng vũ trang của cả nước đuề được xây dựng dưa trên cơ sở nòng cốt là sức mạnh cũng với phương châm do dân, vì dân và của dân. Cùng với đó là sức mạnh quốc phòng của đất nước ta đều được xây dựng trên nguồn vật lực, nhân lực cùng với sự tự chủ tự cường và tinh thần toàn diện của toàn dân.

Khi quốc phòng của một quốc gia vững mạnh thì cũng là lúc giữ vững được sự ổn định đất nước, hòa bình và không bị đánh bại bởi những kẻ xấu có ý đồ xâm lược, phản động.

Còn An ninh, là từ được sử dụng để nói lên trạng thái bình yên, sự ổn định cũng như vững chắc của chế độ chính trị của một quốc gia. Sâu xa hơn thì nó là sự nghiệp của toàn dân, do dân thực hiện. An ninh Tổ quốc được bảo vệ dưới sự kết hợp giữa nhân dân cùng với nghiệp vụ của lực lượng an ninh nhân dân chuyên trách, đạp tan được những âm mưu cũng như hành động không lành mạnh như phản động, xâm phạm, phạm pháp… gây mất trật tự an ninh xã hội.

An ninh nhân dân của một quốc gia có nhiệm vụ đấu tranh và không ngừng củng cố sức mạnh cho sự phát triển cho đất nước, từ sự đoàn kết, tinh dần dân tộc và vật chất được xây dựng dựa trên nền an ninh vững chắc.

Như vậy, Quốc phòng an ninh chính là hai yếu tố cần phải được xây dựng một cách ổn định, vững chắc. Khi kết hợp giữa an ninh cùng với quốc phòng, dường như đã là sự hiển nhiên, rất khách quan và nó giúp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước được hoàn thiện hơn. Mặc dù là hai phạm trù phát triển độc lập những lại cùng có mục tiêu chung, cùng nhau hỗ trợ và thúc đẩy nhau, nhằm mang lại cuộc sống bình yên, hòa bình và văn minh cho người dân.

Tóm lại, quốc phòng an ninh là gì? Là một nguồn sức mạnh to lớn về cả tinh thần lẫn vật chất đối với quốc gia.

2. Những vấn đề cần biết về Quốc phòng an ninh của một quốc gia

2.1. Nhiệm vụ thực hiện của quốc phòng an ninh

Nhiệm vụ thực hiện của quốc phòng an ninh

Nhiều bạn đã nhầm tưởng rằng, khi thời đại hòa bình như hiện nay thì không cần quan trọng về quốc phòng an ninh, nhưng các bạn đã không biết rằng âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, tội phạm, phản động, bạo loạn chính trị… vẫn còn tiếp tục diễn ra, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, chủ quyền dân tộc và làm ảnh hưởng đến tư tưởng của người dân.

Bởi khi xã hội ngày càng phát triển, và khi đó đời sống người dân cũng trở nên phức tạp, tệ nạn xã hội nhiều và nguy hiểm hơn rất nhiều. Chính vì vậy, để muốn có một cuộc sống hòa bình, văn minh và hạnh phú thì chúng ta không thể nào phủ nhận được vai trò của an ninh quốc phòng. Thay vào đó là hãy cùng góp sức củng cố và thúc đẩy công tác giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cùng với lực lượng quốc phòng an ninh.

Tuy nhiên chỉ với những chia sẻ như vậy các bạn chưa thể hiểu hết được những nhiệm vụ cần thực hiện của An ninh quốc phòng là gì đúng không? Đó là:

- Xây dựng nền an ninh nhân dân và quốc phòng toàn dân ổn định, toàn diện, vững mạnh mà không có bất cứ một thế lực nào có thể đánh bại.

- Bảo vệ vững chắc: toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, thống nhất, văn hóa tư tưởng, an ninh kinh tế, an ninh chính trị và an ninh xã hội. Cùng với đó là bảo vệ, xây dựng và củng có cho Đảng, nhà nước, nhân dân có điều kiện thuận lợi để phát triển. Ổn định chính trị, đẩy lùi mọi âm mưu, hoạt động chống phá

- Duy trì, thiết lập chế độ trật tự , kỉ cương để toàn dân noi theo.

2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến Quốc phòng an ninh

Sau khi đã hiểu được phần nào về quốc phòng an ninh là gì? Thì có lẽ các bạn cũng đã thấy rằng, đối với bất cứ một quốc gia nào cũng vậy, vấn đề an sinh xã hội hay quốc phòng an ninh luôn được coi là những yếu tố nền tảng phát triển kinh tế quốc gia. Và đương nhiên những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện nhiệm vụ An ninh quốc phòng vẫn còn tồn tại. Đó là:

- Cơ chế thị trường kinh tế toàn cầu trong thời kỳ khủng hoảng, một số lĩnh vực kinh tế còn bị đóng bằng. Trong khi sự phát triển của khoa học công nghệ lại miễn dịch với những điều này. Chính vì vậy mà nền quốc phòng an ninh cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những tội phạm sử dụng những ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao mà lực lượng an ninh không thể nào kiểm soát được hết.

- Sự mất ổn định, xung đột trên thế giới cũng là một trong những yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởng rất nặng đến việc tăng cường sức mạnh cũng như chủ quyền dân tộc, đặc biệt là đường biển, một số quốc gia có âm mưu lôi kéo và chia rẽ các nước ASEAN. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ và xây dựng Quốc phòng an ninh.

- Sự thoái hóa trong tu tưởng, đạo đức và suy nghĩ của một bộ phận người dân, xã hội vẫn còn tồn tại tham nhũng, hối lộ… ảnh hưởng nặng nề đến lòng tin của nhân dân. Điều này vừa tạo sức ép vừa tạo động lực cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của Lực lượng an ninh quốc phòng.

- Bên cạnh đó, những kẻ phản động, thể lực thù địch vẫn không ngừng chia rẽ, gây kích động và lợi dụng nhân dân để đáp ứng mục đích không lành mạnh. Tác động trực tiếp đến việc xây dựng lực lượng quốc phòng an ninh.

3. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Nắm vững quan điểm, nâng cao trách nhiệm đối với việc xây dựng QPAN

3.1. Nắm vững quan điểm, nâng cao trách nhiệm đối với việc xây dựng QPAN

Quốc phòng an ninh toàn dân vững mạnh, đáp ứng được những diều kiện trong nhiệm vụ trong thời buổi hiện nay thì cần phải được thực hiện toàn dân, trên mọi lĩnh vực. Dựa vào lực lượng an ninh quốc phòng để làm nòng cốt, thực hiện nhiệm vụ tự vệ, phòng thủ đất nước và không nằm ở thế bị động. Cần phải luôn trong thế chủ động và giải quyết cũng như đánh bại được hết những âm mưu của kể thù. Chiến lược quốc phòng tối ưu là không cần phải sử dụng đến chiến tranh mà là hướng giải quyết hợp lý, hòa bình trên các mối quan hệ xã hội kinh tế.

- Về mục tiêu, nhiệm vụ: Không chỉ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, chủ quyền mà còn không ngừng xây dựng, củng cố chế độ CNXH, Đảng, Nhà nước và nhân dân.

- Về nhiệm vụ quốc phòng an ninh: Luôn đề cao tinh thần giữ vững an ninh quốc gia, từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,… Như đã chia sẻ ở nhiệm vụ An ninh quốc phòng.

- Phương châm xây dựng quốc phòng an ninh toàn dân, toàn diện và đề cao sự tự chủ, tự lực và từng bước hiện đại văn minh hơn. Đồng thời các phương châm đều cần được thực hiện liên kết chặt chẽ và thống nhất với nhau. Thể hiện được sự lộ trình hiện đại hóa đất nước cũng như nền quốc phòng an nình.

- Giải quyết các mối quan hệ giữa an ninh – quốc phòng với kinh tế đối ngoại: Trên thực tế thì khi một đất nước có thể kết nối được những yếu tố này với nhau cũng là lúc chứng minh được phần nào về sự vững mạnh của một quốc gia. Quan điểm này cũng là sự tiếp tục, kế thừa, hoàn thiện về chiến lược an ninh quốc phòng đã được Nhà nước và Đảng đề ra.

3.2. Xây dựng lực lượng, tăng trưởng sức mạnh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

- Xây dựng thế trận quốc phòng an ninh toàn dân: Sức mạnh của nền ANQP của một quốc gia là được dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa thế trận và lực lượng QPAN. Đẩy mạnh xây dựng và tăng cường quốc phòng an ninh cùng các khu kinh tế - quốc phòng. Tuy nhiên sẽ được ưu tiên một số địa bàn trọng điểm chiến lược.

- Xây dựng khu vực phòng thủ: Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong việc củng cố nền quốc phòng toàn dân. Khu vực phòng thủ tỉnh hoặc thành phố, vừa đảm bảo được yêu cầu bảo vệ vừa nằm trong thể trận liên hoàn phòng thủ quốc gia. Điều này sẽ góp phần củng cố được thế trận vững chức của QPAN.

- Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội: Các cơ sở vùng xâu, vùng xa, biên giới, hải đảo là nơi cần được tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về kiến thức quốc phòng an ninh. Điều này sẽ phần nào phản ánh được nguồn sức mạnh to lớn của một nền quốc phòng toàn dân, do dân, vì dân và của dân.

Xây dựng lực lượng, tăng trưởng sức mạnh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

3.3. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế

- Tăng cường điều hành, quản lý cũng như lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong quá trình xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong tình hình mới.

- Đẩy mạnh việc xây dựng, cải thiện, hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật, cơ chế theo đúng quy định cũng như phương thức hoạt động.

- Tăng cường các nội dung cũng như tính hiệu lực thực thi pháp luật về quốc phòng an ninh. Xác định được các cơ chế vận hành, nhiệm vụ, vai trò của các cơ quan, cán bộ… về các công tác quốc phòng an ninh.

- Tiếp tục nâng hơn nữa tính hiệu quả Đảng, Nhà nước và trách nhiệm của toàn dân, toàn quân.

Như vậy, quốc phòng an ninh là gì các bạn đã rõ rồi chứ? Hãy luôn nâng cao trách nhiệm của bản thân trong việc củng cố cũng như xây dựng nền Quốc phòng an ninh nhé!

Chủ đề