Quốc hồn quốc túy là gì năm 2024

Mỗi dân tộc đều có một trang phục truyền thống mà khi nhìn vào người mặc thì ai cũng có thể biết họ đến từ đâu. Nếu người Nhật Bản có Kimono, người Hàn Quốc có Hanbook…, thì Việt Nam có Áo dài được xem là “quốc hồn quốc túy” của dân tộc. Theo thăng trầm của dòng chảy lịch sử, Áo dài Việt Nam dẫu có những biến đổi cho phù hợp xu thế thời đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp dịu dàng, mềm mại đầy nữ tính, vẫn thu hút được “ánh nhìn” của thế giới từ sự kín đáo mà vẫn gợi cảm.

Sôi nổi hưởng ứng “Tuần Áo dài và Ngày Áo dài Việt Nam”, hàng triệu triệu phụ nữ Việt Nam rạng ngời trong trang phục truyền thống nhằm tôn vinh giá trị của Áo dài và tin rằng Quốc phục này sẽ trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Đẹp mãi với thời gian

Đối với thế hệ người Việt Nam hôm nay gần như không thể nói chính xác “tuổi” của Áo dài, nhưng hình ảnh ấn tượng không thể nào quên của cả dân tộc: Người đầu tiên khoác lên mình bộ trang phục này là 2 vị nữ tướng đầu tiên của Việt Nam - Hai Bà Trưng, trong cuộc kháng chiến chống quân Hán. Sau đó, Áo dài đã đi qua bao thăng trầm cùng dân tộc, với những biến đổi vô cùng thú vị và hợp thời. Chẳng hạn như Áo tứ thân với thiết kế 2 vạt trước được xẻ rời người mặc có thể buộc 2 vạt này lại với nhau ở phía trước bụng và dùng màu tối làm chủ đạo vì để thuận tiện hơn trong công việc đồng áng, buôn bán của phụ nữ thuộc tầng lớp nông dân. Sau đó, đến thời vua Gia Long, Áo tứ thân được biến thể thành Áo ngũ thân dành cho phụ nữ quý tộc, màu sắc tươi sáng hơn. Rồi Áo dài tiếp tục có những biến đổi sinh động hơn như: kiểu dáng áo dài Lemur (tay phồng) do một họa sĩ người Pháp thiết kế; Áo dài với cách ráp tay Raglan (giác lăng) không còn đường nhăn ở phần nách, vai áo và cả tà áo cũng ôm khít vừa vặn hơn đảm bảo giúp người mặt vô cùng thoải mái… Và qua bao thăng trầm, biến đổi, Áo dài dần hoàn thiện nhằm tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt.

Rõ ràng, ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào thì Áo dài vẫn luôn là trang phục truyền thống không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam. Chính niềm tự hào và tình yêu với trang phục truyền thống này đã giúp Áo dài đẹp bền vững với thời gian và hợp với mọi thời đại.

Quốc hồn quốc túy là gì năm 2024

Cán bộ Hội LHPN tỉnh trong trang phục áo dài tham gia sinh hoạt đầu tuần. Ảnh: H.T

Khẳng định bản quyền dân tộc

Trang phục truyền thống thì quốc gia nào cũng có, với người Việt Nam ở bất cứ thời đại nào đều xem Áo dài như hình bóng của quê hương. Rất nhiều người Việt Nam xa xứ, dẫu đang sinh sống và làm việc ở bất cứ nơi nào trên thế giới thì trong hành trang ly hương vẫn luôn mang theo những bộ Áo dài dân tộc. Để rồi cứ vào các dịp lễ tết hoặc sự kiện gia đình thì họ đều mặc định phải là trang phục truyền thống Áo dài. Và thế giới càng biết nhiều về Áo dài Việt Nam từ sự trân trọng, tự hào của phụ nữ Việt Nam với trang phục truyền thống: Áo dài Việt Nam rực rỡ trong các cuộc thi sắc đẹp trong và ngoài nước; Áo dài Việt Nam trong sáng, tinh khôi ở các nữ sinh Việt; Áo dài Việt Nam nền nã, trang trọng trong các hoạt động lễ tân, tiếp khách, sự kiện của các cơ quan nhà nước, sự kiện gia đình, cộng đồng…

Sự nổi tiếng của trang phục truyền thống Việt Nam đã khiến không ít người hâm mộ khắp nơi trên thế giới ngày càng yêu thích, thậm chí sử dụng làm trang phục cho mình. Chính vì vậy, để khẳng định bản quyền dân tộc và tôn vinh Quốc phục Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ VH-TT&DL tổ chức sự kiện “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” với nhiều hoạt động thiết thực như: tuyên truyền về lịch sử và giá trị Áo dài Việt Nam thông qua việc xây dựng phim tài liệu, tổ chức hội thảo, triển lãm, diễu hành áo dài… Cả nước sẽ thực hiện Tuần Áo dài và Ngày Áo dài Việt Nam từ ngày 2 - 8/3; làm việc với UNESCO đề nghị đưa Áo dài Việt Nam vào danh mục di sản văn hóa….

Tại Bạc Liêu, hưởng ứng Tuần Áo dài và Ngày Áo dài Việt Nam, tất cả cán bộ, công chức nữ trong tỉnh đều mặc áo dài vào ngày thứ Hai (ngày 2/3). Riêng Hội LHPN tỉnh đã triển khai trong toàn thể cán bộ, công chức, hội viên, phụ nữ trong hệ thống Hội (từ tỉnh đến cơ sở) mặc áo dài từ ngày 2 - 8/3. Bà Trần Thị Lan Phương, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, cho biết: “Không chỉ mặc Áo dài trong Tuần Áo dài mà Hội Phụ nữ các cấp sẽ có những hành động cụ thể như: phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ, cán bộ, công nhân, viên chức, lao động nữ trên địa bàn tỉnh mặc Áo dài trong các hoạt động ở công sở, trường học, đơn vị, sự kiện trong gia đình, xã hội nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá chiếc Áo dài và khẳng định bản quyền Áo dài của Việt Nam. Đồng thời khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Áo dài Việt Nam trong mỗi phụ nữ, người dân, hướng tới đề xuất công nhận Áo dài là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại…”.

Quả thật, phụ nữ Việt Nam đang sở hữu một tài sản vô cùng quý giá: Áo dài truyền thống. Và để Áo dài trở thành Quốc phục bản quyền thì mỗi chúng ta phải gìn giữ và trân trọng như chính linh hồn dân tộc. Người Việt Nam mặc Áo dài không chỉ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài mà còn thể hiện giá trị đạo đức, thẩm mỹ của dân tộc Việt.

Quốc hồn quốc túy của Việt Nam là gì?

QUỐC HỒN QUỐC TÚY - THƠM NGON DINH DƯỠNG. Phở, được xem là món ăn Quốc Hồn Quốc Túy của Việt. Nam, gắn liền với truyền thống, di sản và cuộc sống. hàng ngày của người Việt.

Quốc hơn có nghĩa là gì?

Định nghĩaTinh thần đặc biệt của một nước do quá trình đấu tranh của nhân dân tạo nên.

Quốc thực Việt Nam là gì?

Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của cộng đồng người Việt và các dân tộc thuộc Việt trên đất nước Việt Nam.