Quê hương ta biết bao nhiêu cô gái

Trên quê hương quan ( í ) họ ( i ) Một làn nắng ( i ) cũng mang điệu dân ca Giữa mùa lúa thơm cánh cò bay đẹp như trong mộng ( i ) Những cô tấm ngày xưa như vẫn còn đây trong mùa trẩy hội

A quê hương ta biết bao nhiêu cô gái xinh đẹp đảng đang ( i) Việc nước việc nhà vẹn toàn nắng mưa nhọc nhằn vẫn ( ư ) tươi duyên

Yêu quê hương quan ( i ) họ ( i ) Từ đồng lúa ( i ) đến con đò ven sông Giữa mùa chiến công xóm làng xưa lại ngân câu hò ( i ) Lúa xanh mướt đồng quê ta tuếp bài ca chiêm mùa mở hội

Ðây quê hương ta gái thay trai tay súng tay cầy đảm đang ( i ) Giặc đến giặc không đường về, lúa xanh mùa mùa vẫn ( ư ) tươi xanh

Ai ngang qua Ðông ( ư ) Hồ ( ư ) Một chiều nắng ( ư ) rẽ thăm nàng Tố nữ Ba mùa gối nhau gái hội lim dàn quân trên đồng ( i ) Lúa năm tấn vượt lên xanh ngát màu xanh trên tầm đạn thù

A quê hương ta biết bao nhiêu cô gái xinh đẹp đảm đang ( i ) Việc nước việc nhà vẹn toàn, nắng mưa nhọc nhằn vẫn ( ư ) tươi duyên

Trên quê hương bao ( i ) đời ( i ) Từng vngày tháng ( i ) viết nên ngàn câu thơ Sông Cầu nước xuôi đất nghìn năm dệt nên trang sử ( i ) Ðứng lên với đồng quê cô gái Việt Nam bao mùa trưởng thành

Ðây quê hương ta gái thay trai tay súng tay cầy đảm đang ( i ) Giặc đến giặc không đường về lúa xanh mùa mùa vẫn ( ư ) tươi xanh

Bài hát nhung co gai tren que huong quan ho do ca sĩ Huyen Anh, Nhu Nguyet thuộc thể loại The Loai Khac. Tìm loi bai hat nhung co gai tren que huong quan ho - Huyen Anh, Nhu Nguyet ngay trên Nhaccuatui. Nghe bài hát Những Cô Gái Trên Quê Hương Quan Họ chất lượng cao 320 kbps lossless miễn phí.

Cách đây mấy năm, tôi có quen biết một người Nhật Bản sang Việt Nam làm việc. Anh học tiếng Việt khá nhanh và nhờ tôi thường xuyên bồi dưỡng thêm cho anh về khả năng sử dụng từ ngữ. Công việc của anh không liên quan gì đến nghệ thuật nhưng anh đặc biệt yêu thích âm nhạc và có giọng hát khá hay, truyền cảm.

Anh khoe với tôi, tuy mới ở Việt Nam một vài năm nhưng đã biết được dăm, bảy bài hát Việt Nam. Anh hát cho tôi nghe khá chính xác. Tất nhiên là phát âm phần lời ca thì không tránh khỏi tình trạng lơ lớ. Đặc biệt có một bài anh rất thích, nhưng chỉ mới nghe, chưa biết hát và tha thiết yêu cầu tôi dạy bằng được.

Khi đã hát được trôi chảy, anh mê nó đến mức cứ gặp tôi là thể nào cũng hát bài này rồi mới chuyển sang việc học tiếng Việt và các nội dung trao đổi khác. Là người ham hiểu biết, anh hỏi tôi nhiều điều liên quan đến bài hát và còn nằng nặc yêu cầu tôi sẽ đưa anh đến tận nơi mà bài hát đề cập. Anh nói luôn là sẽ thuê xe taxi và lo mọi chi phí cho cuộc đi dẫu có phải mất tới cả tuần. Anh không hề biết cái nơi liên quan đến bài hát ấy chỉ cách Thủ đô Hà Nội vài chục cây số, chỉ cần mất nửa ngày là có thể du ngoạn.

Đó là bài “Những cô gái quan họ” của Phó Đức Phương. Anh bạn người Nhật hỏi tôi: Sao lại gọi là “quan họ”? Đó là tên làng, xã hay huyện, tỉnh? Rồi nàng Tố Nữ là ai? Sao lại là lúa 5 tấn? Vân vân - tất thảy những chi tiết trong lời ca, anh không hiểu. Tôi giải thích và luôn thể nói với anh đôi điều về bài hát. Tôi hỏi vì sao anh lại thích bài này đặc biệt đến thế.

Anh nói là từ khi sang Việt Nam, anh được tiếp xúc với nhạc Việt Nam chủ yếu qua ti vi và nghe một số băng, đĩa, thấy quá nhiều chương trình ồn ào, chẳng có gì đặc biệt bởi luôn gặp nó ở mọi nơi, mọi lúc. Ngoài ra lại nghe được nhiều bài não nề, nỉ non không để lại ấn tượng gì.

Riêng “Những cô gái quan họ”, anh chỉ nghe duy nhất một lần ở một đêm biểu diễn văn nghệ do một tốp nữ sinh viên hát. (Anh không nhớ rõ tên bài là gì, nhưng nghe xong nhập tâm ngay được âm điệu câu đầu tiên kèm lời ca có chữ quan họ). Thế là anh bị ám ảnh mãi từ lần ấy. Tôi nói đại để là vì anh chưa có dịp nghe nhiều bài hát Việt Nam nên chưa biết đó thôi, chứ dân tộc tôi còn rất nhiều bài hát hay khác nữa…

Quả tình, anh bạn người Nhật đã có một “gu” thẩm mỹ, một tai nghe âm nhạc thật là sành. Tôi thầm cảm phục người bạn nước ngoài đã rất biết thưởng thức nghệ thuật, đã thấy được vẻ đẹp quyến rũ của “Những cô gái quan họ”. Tôi rất đỗi tự hào và trỗi dậy niềm kiêu hãnh dân tộc bởi âm nhạc Việt Nam mình thật đặc sắc khiến một người nước ngoài phải mê mẩn.

Sau khi anh đã hát trôi chảy nhiều lần bài này, có lần tôi hỏi: “- Bài hát này gây cho anh thích thú đặc biệt là ở cái gì vậy?” Anh trả lời: “- Một cái gì đó rất độc đáo, rất Việt Nam, chẳng lẫn với đâu. Nghe bài hát, cứ thấy những cô gái quan họ hiện ra sao hấp dẫn, đáng yêu thế…”. Có lẽ chính vì thế mà anh muốn được đến tận nơi - vùng đất quan họ kia?

Giá trị biết bao một sản phẩm tinh thần, quả là không gì có thể đo được, và cũng không thể định giá nó bằng bất cứ khoản tiền nào, dù có là… khổng lồ! Bạn đọc hẳn khó có thể ngờ là có khi chỉ từ một bài hát mà khiến người dân nước khác hiểu thêm về Việt Nam và yêu thích đất nước, dân tộc ta. Quả là “Những cô gái quan họ” có thể trong mắt nhiều người Việt mình chỉ là một bài hát hay, nhưng sự thật, đó là một viên ngọc quý trong những viên ngọc quý nhất của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam.

Điều gì tạo nên giá trị đặc biệt của tác phẩm này? Một bút pháp kỳ diệu? Một chất liệu lạ lẫm? Những kỹ xảo sáng tác đặc biệt? Không, bài hát lôi cuốn người nghe trước hết ở cái hồn, cái tố chất thuần Việt, đậm đà phong vị "quan họ"; nhưng lại không cổ, không cũ, mà hiện đại, dạt dào sức sống mới, trẻ trung sôi nổi, duyên dáng, điệu đà.

Bài hát khá ngắn gọn, được viết ở thể hai đoạn với bố cục chặt chẽ, vuông vức. Toàn bộ ca khúc được duy trì bởi một tiết tấu chậm rãi, thong thả. Những biến phách (đảo và nghịch phách) được tác giả triệt để sử dụng trong suốt cả bài tạo vẻ đung đưa, lung linh rất sinh động mà nếu không có xử lý rất khéo này, ắt là sẽ không tránh khỏi sự đơn điệu (monotone).

Lại nữa, ý đồ sâu xa trong việc khắc họa hình tượng âm nhạc để lộ một tài năng sớm nảy nở của tác giả: hãy nghe những câu đầu của bài hát: “Trên quê hương quan họ, một làn nắng cũng mang điệu dân ca. Giữa mùa lúa thơm, cánh cò bay đẹp như trong mộng…”.

Nếu âm nhạc chuyển tải lời ca trên mà bằng phẳng thì không thể diễn tả được dụng ý: giữa cánh đồng quan họ rất đẹp với những “cô Tấm ngày xưa như vẫn còn đây trong mùa trẩy hội” thì ngay cả “làn nắng” và những “cánh cò” cũng không thể dửng dưng, cũng phải ngập ngừng mà dừng lại chiêm ngưỡng, không thể dễ dàng bay đi mà chẳng để ý gì. Chính những biến phách tạo nên cái ngập ngừng, ngắc ngứ ấy.

Bài hát ra đời năm 1966, lúc nhạc sĩ đang ở tuổi 22. Khi ấy, Phó Đức Phương còn đang học trung cấp sáng tác ở trường Âm nhạc Việt Nam (tiền thân của Nhạc viện Quốc gia bây giờ). Anh vào học nhạc khi đã sắp tốt nghiệp Đại học Sư phạm.

Giữa những ngày tháng nước sôi lửa bỏng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bài hát ra đời như một giếng nước mát lành giữa những ngày nóng nực. Hình ảnh những cô Tấm xưa - những cô gái đảm đang trên đồng lúa quê hương quan họ nay, hiện ra bằng âm thanh thật hoàn hảo, tạo một vẻ đẹp vừa kiêu hùng lại vừa mềm mại, dịu hiền, óng ả vốn dĩ là những nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam./.