Quá khổ theo chiều dài là bao nhiêu phần trăm năm 2024

Người điều khiển xe chở hàng hoá vượt quá kích thước tối đa cho phép sẽ bị xử phạt tới 10 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đến 3 tháng.

Thế nào là xe quá khổ?

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể:

- Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe.

- Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét.

- Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).

Đối với xe máy chuyên dùng có kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép như quy định trên khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá khổ giới hạn.

Quá khổ theo chiều dài là bao nhiêu phần trăm năm 2024
Xe chở hàng quá khổ sẽ gây nguy hiểm cho các phương tiện khác khi tham gia giao thông. Ảnh: NT

Theo đó, tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện chỉ được lưu hành xe quá khổ giới hạn trên đường bộ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Có giấy phép lưu hành xe quá khổ giới hạn do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Tuân thủ các quy định được ghi trong giấy phép lưu hành xe.

Đối với các trường hợp chở quá khổ giới hạn khác đều sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Mức phạt vi phạm xe chở hàng quá khổ

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-PC, hành vi chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường ghi trong giấy phép lưu hành hoặc điều khiển xe chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng, sẽ bị phạt tiền từ 8 - 10 triệu đồng.

Đồng thời, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 tháng đến 3 tháng.

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện chở hàng hóa quá khổ gây hư hại cầu, đường sẽ buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm gây ra.

Khi tham gia giao thông, xe tải sẽ chỉ chở được khối lượng hàng hóa nhất định theo quy định của pháp luật. Dù vậy, quy định cũng đưa ra tỉ lệ vượt quá cho phép, nằm trong giới hạn tối đa mà các chủ phương tiện có thể vượt. Vậy xe tải được chở quá khổ bao nhiêu phần trăm? Cùng TMT Motors tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Quá khổ theo chiều dài là bao nhiêu phần trăm năm 2024
Xe tải được phép chở quá khổ bao nhiêu phần trăm theo quy định?

Tải trọng là gì?

Tải trọng là khối lượng hàng hóa thực tế mà phương tiện vận tải đang chở hoặc vận chuyển. Tải trọng xe chỉ tính khối lượng của hàng hóa mà xe đang vận chuyển và được phép lưu thông theo đúng quy định pháp luật, không bao gồm khối lượng toàn tải, tức không tính tự trọng của xe và người trên xe.

Thế nào là xe quá tải?

Xe quá tải là những phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác mà xe đang di chuyển.

Có thể hiểu, xe quá tải là xe chở quá khối lượng hàng hóa cho phép theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ-moóc hoặc sơ-mi-rơ-moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự vận chuyển hàng hóa được phép vận chuyển hàng hóa vượt quá trọng lượng quy định với mức tối đa là 10%.

Xe tải phạm lỗi quá tải bị phạt thế nào?

Quá khổ theo chiều dài là bao nhiêu phần trăm năm 2024
Xe tải phạm lỗi quá tải bị phạt thế nào?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt cả người điều khiển xe và chủ sở hữu xe trong trường hợp xe tải phạm lỗi quá tải, cụ thể như sau:

Quy định xử phạt đối với người điều khiển xe

Theo Quy định của Pháp luật, người điều khiển xe vi phạm quy định về chở hàng vượt quá trọng tải ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe sẽ bị xử phạt như sau:

  • Người điều khiển xe tải vượt quá tải trọng từ 10% đến 30% sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng.
  • Người điều khiển xe tải vượt quá tải trọng từ 30% đến 50% sẽ bị xử phạt từ 3 – 5 triệu đồng, đồng thời sẽ bị tước Giấy phép lái xe (GPLX) từ 1 đến 3 tháng.
  • Người điều khiển xe tải vượt quá tải trọng từ 50% đến 100% sẽ bị xử phạt từ 5 – 7 triệu đồng và bị tước GPLX từ 1 đến 3 tháng.
  • Người điều khiển xe tải vượt quá tải trọng từ 100% đến 150% sẽ bị xử phạt từ 7 – 8 triệu đồng, đồng thời bị tước GPLX từ 2 đến 4 tháng.
  • Người điều khiển xe tải vượt quá tải trọng trên 150% sẽ bị xử phạt 8 – 12 triệu đồng và tước GPLX từ 3 đến 5 tháng.

Quy định xử phạt đối với người sở hữu xe

Ngoài các quy định xử phạt người điều khiển xe tải chở quá khổ, các tổ chức hoặc chủ sở hữu xe cũng phải chịu hình phạt, cụ thể như sau:

  • Chủ sở hữu điều khiển xe tải vượt quá trọng tải từ 10% đến 30% sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 4 triệu đồng; trong khi đó tổ chức giao phương tiện hoặc người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép cũng chịu phạt từ 4 triệu đến 8 triệu đồng.
  • Chủ sở hữu điều khiển xe chở hàng hóa vượt quá trọng tải từ 30% đến 50%, sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng, đồng thời bị tước GPLX, bồi dưỡng chứng chỉ kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe chuyên dùng) từ 1 đến 3 tháng. Trường hợp tổ chức giao phương tiện hoặc người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng sẽ bị phạt tiền từ 12 triệu đến 16 triệu đồng.
  • Chủ sở hữu điều khiển xe tải vượt vượt quá trọng tải từ 50% đến 100% sẽ phải trả phạt tiền từ 14 triệu đến 16 triệu đồng, bị tước GPLX, bồi dưỡng chứng chỉ kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ trong khoảng từ 1 đến 3 tháng. Trường hợp tổ chức giao phương tiện hoặc người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng sẽ bị áp dụng mức phạt từ 28 triệu đến 32 triệu đồng.
  • Chủ sở hữu điều khiển xe tải vượt quá trọng tải trên 100% sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đến 18 triệu đồng, bị tước GPLX, bồi dưỡng chứng chỉ kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 2 đến 4 tháng. Trường hợp tổ chức giao phương tiện hoặc người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng sẽ phải trả tiền phạt từ 32 triệu đến 36 triệu đồng.

Bên cạnh đó, trong trường hợp thùng xe và khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở của xe tải không tuân thủ quy định, xe tải sẽ bị tước Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 1 đến 3 tháng. Cùng với đó, cá nhân hoặc tổ chức sở hữu xe cần phải điều chỉnh thùng xe theo quy định, thực hiện đăng kiểm lại và điều chỉnh khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi tham gia giao thông.

Hy vọng rằng qua bài viết này, TMT Motors đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc xe tải có thể chở quá khổ bao nhiêu phần trăm và cung cấp đủ thông tin về các quy định liên quan đến trọng lượng, kích thước của xe và các mức xử phạt nếu vi phạm. Để đảm bảo tuân thủ quy định và đảm bảo an toàn trong giao thông, hãy luôn tuân thủ đúng quy định trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông xung quanh.