PHƯƠNG trình tổng quát đốt cháy peptit

I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT

- Đốt cháy amino axit no, có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH

CxH2x + 1O2N + (3x – 1,5)/2 O2 → xCO2 + (x + 0,5)H2O + 1/2N2

naa = 2(nH2O - nCO2)

- Peptit được hình thành từ các amino axit no, có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH

n(CxH2x+1O2N) – (n – 1) H2O → CnxH2nx– n+2NnOn+1

n mol                                                       1 mol

Khi thủy phân 1 mol peptit thu được n mol amino axit.

Đốt cháy peptit

CnxH2nx–n+2NnOn + 1 + (3nx–1,5n)/2 O2  → nxCO2­ + (nx–n/2+1)H2O + n/2N2

1 mol                        (3nx – 1,5n)/2 mol

* Nhận xét:

- Số mol O2 đốt cháy peptit bằng số mol của oxi khi đốt cháy từng amino axit.

namino axit  → peptit + (n-1)H2O mà H2O không bị đốt cháy nên số mol oxi cháy trong 2 trường hợp trên đều bằng nhau. 

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1. Oligopeptit X tạo nên từ anpha-aminoaxit Y, Y có CTPT  C3H7NO2 . Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thì thu được 15,3 g nước. Vậy X là

A. Đipeptit             

B. Tripeptit    

C. Tetrapeptit         

D. Pentapeptit.

Hướng dẫn

Y là CH3CH(NH2)COOH

nH2O = 15,3/18 = 0,85(mol) → HX = 0,85.2/0,1 = 17

nY  → X + (n-1)H2O

→ 7n = 17 + 2(n − 1) → n = 3 ⇒ X là tripeptit

→ Đáp án B

Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol peptit X mạch hở (tạo bởi các amino axit có công thức H2N – CnH2n – COOH)  thu được 0,5 mol CO2. Mặt khác m gam X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là

   A. 22,3.                            

   B. 25,1.                      

   C. 23,7.                      

   D. 30,7.

Hướng dẫn

nHCl = 2nX  X là đipeptit

Công thức chung amino axit CnH2n + 1O2N  công thức của đipeptit C2nH4nO3N2

Số C trong X = 0,5/0,1 = 5  n = 2,5

C2nH4nO3N2 + 2HCl + H2O  muối

       0,1            0,2         0,1

mmuối = 0,1.146 + 0,2.36,5 + 0,1.18 = 23,7g

→ Đáp án: C

Bài 3. Thủy phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M thu được hỗn hợp gồm 2 amino axit X1, X2 (đều no, mạch hở phân tử có 1 -COOH, 1-NH2). Đốt cháy hoàn toàn lượng X1, X2 cần dùng vừa đủ 0,1275 mol O2, chỉ thu được N2, H2O và 0,11 mol CO2. Giá trị m là

A. 3,17    

B. 3,89                    

C. 4,31                   

D. 3,59.

Hướng dẫn

Đặt CTTQ của X1, X2 là  CnH2n+1NO2 : x (mol)

CnH2n+1NO2 + (3n – 1,5)/2 O2 → nCO2 + (n + 1/2)H2O + 1/2N2

→ nx = 0,11 (1)

→ (3n – 1,5).x/2 = 0,1275

Giải hệ (1) và (2) → n = 2,2; x = 0,05 (mol)

Pentapeptit + 4H2O → 5 CnH2n+1NO2

mX1,X2 = 77,8.0,05 = 3,89 (gam);

mH2O = 18.0,05.4/5 = 0,72(gam)

→ mM = 3,89 − 0,72 = 3,17(gam)

→ Đáp án A 

Bài 4. Thủy phân hoàn toàn m gam pentapeptit M mạch hở, thu được hỗn hợp X gồm hai α – amino axit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử có một nhóm NH2 và một nhóm COOH). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên cần dùng vừa đủ 2,268 lít O2 (đktc), chỉ thu được H2O, N2 và 1,792 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là

Hướng dẫn

Đặt CTTQ của X là  CnH2n+1NO2 : x (mol)

nO2 = 2,268/22,4 = 0,10125 (mol);

nCO2 = 1,792/22,4 = 0,08(mol)

CnH2n+1NO2 + (3n – 1,5)/2 O2 → nCO2 + (n + 1/2)H2O + 1/2N2

→ n.x = 0,08 (1)

(3n – 1,5).x/2 = 0,10125  (2)

Giải hệ (1) và (2) → nx = 0,08; x = 0,025(mol)

 → mX = (14n + 47).x = 2,295(gam)

Pentapeptit + 4 H2O  → 5X (3)

→ nH2O = 0,025.45 = 0,02(mol)

BTKL : m + 18.0,02 = 2,295 

→ m = 1,935(gam)

Bài 5. Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một amino axit (no, mạch hở, trong phân tử có 1 nhóm –NH2và 1 nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9g. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra mg kết tủa. Giá trị m là

A. 120.                

B. 60.                  

C. 30.                  

D. 45.

Hướng dẫn

Gọi công thức chung của X là C2nH4nO3N2

                                          Y là C3nH6n – 1O4N3

0,1 mol C3nH6n – 1O4N3 đốt à 0,13.n mol CO2 + 0,1.(3n – 0,5) mol H2O

→ 0,3n.44 + 18.0,1.(3n - 0,5) = 54,9

→ n = 3

0,2 mol C2nH4nO3N2 đốt à 0,2.2.3 = 1,2 mol CO2

→ mkết tủa = 1,2.100 = 120g

→ Đáp án: A

Bài 6. Cho hai chất hữu cơ X, Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no, mạch hở, có một nhóm cacboxyl và một nhóm amino. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm cháy có tổng khối lượng 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn thu được là

A. 87,3 gam                           

B. 94,5 gam                

C. 107,1 gam             

D. 9,99 gam

Hướng dẫn

Đốt cháy X

(3(CnH2n + 1O2N) – 2H2O) + O2 →  3nCO2 + (6n – 1)/2H2O + 3/2N2

        0,1                                            0,1.3n      0,1.(6n-1)/2      0,1.3/2

m = 1,3n.44 + 0,05.(6n – 1).44 + 0,15.28 = 40,5

→ n = 2. CTPT C2H5O2N

Y tác dụng với NaOH

(6(C2H5O2N) – 5H2O) + 6NaOH  → muối + H2O

   0,15                          0,9 + 0,18 (dư)             0,15

mmuối = 0,15.360 + 1,08.40 – 0,15.18 = 94,5g

→ Đáp án: B

Bài 7. Thủy phân hoàn toàn m gam tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp Y gồm 2 aminoaxit (no, mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2) là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ 4,5 mol không khí (chứa 20% O2, còn lại là N2) thu được CO2, H2O và 82,88 lít khí N2 (đktc). Số CTCT thỏa mãn X là

A. 8                        

B. 4                       

C.12                       

D. 6.

Hướng dẫn

Đặt CTTQ của Y  CnH2n+1NO2

nN2 = 82,88/22,4 = 3,7(mol); nN2(kk) = 0,8.4,5 = 3,6(mol); nO2(kk) = 0,9(mol)

nN2(Y) = 3,7 − 3,6 = 0,1(mol) → nY = 0,2(mol)

CnH2n+1NO2 + (3n – 1,5)/2 O2 → nCO2 + (n+1/2)H2O + 1/2N2

(3n – 1,5).0,2/2 = 0,9 

→ n = 3,5 ⇒ 2 chất trong Y là H2NC2H4COOH (A) và

H2NC3H6COOH (B)

Áp dụng sơ đồ đường chéo  → nA/nB = (4−3,5)/(3,5−3) = 1/1

Do X có 2 cặp aminoaxit giống nhau → Số CTCT của X là  = 4!/22=6

→ Đáp án D

Bài 8. Chia m g hỗn hợp T gồm các peptit mạch hở thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được N2, CO2 và 7,02 gam H2O. Thủy phân hoàn toàn phần hai, thu được hỗn hợp X gồm alanin, glyxin, valin. Cho X vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 0,5 M và KOH 0,6M, thu được dung dịch Y chứa 20,66 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với Y cần 360 ml dung dịch HCl 1M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 21,32.   

B. 24,20.    

C. 24,92.    

D. 19,88.

Hướng dẫn

Số mol aa(X) + (nNaOH + nKOH) = nHCl

naa = 0,36 – (0,1 + 0,12) = 0,14 = nN

theo ĐLBTKL từ X và Y

maa = 20,66 + 0,14.18 – (0,1.40 + 56.0,12)

 = 12,46 g

M = 12,46/0,14  = 89

   (Công thức trung bình của X C3H7O2N)

C3H7O2N  +  3,75O2 →  3CO2  +  3,5H2O  + 0,5N2

a = 0,14.3,75  

b = 0,14.3 

c= 0,14.3,5  

Khối lượng hỗn hợp T là

 mT = 2.(mX – mH2O) = 2.(12,46 – (0,49 – 0,39).18) = 21,32 g

→ Đáp án: A

Bài 9. Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2, là muối của axit cacboxylic 2 chức) và chất Y CnH2n+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E cần dùng vừa đủ 0,26 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,4 mol H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của a là 

A. 9,44.     

B. 11,32.    

C. 10,76.    

D. 11,6.

Hướng dẫn

Gọi CnH2n+3O2N và CmH2m+4O4N2  là x và y mol

CnH2n+3O2N + (3n – 0,5).x/2 O2 → nCO2 + (n + 1,5)H2O + 0,5N2

      x                (3n – 0,5).x/2                    (n + 1,5).x

CmH2m+4O4N2 + (3m – 2)/2 O2 → mCO2 + (m + 2)H2O + N2

      y                  (3m – 2)/2                            (m + 2).y

Ta có: nE = x + y = 0,1 (1)

nO2 = (3n – 0,5).x/2 + (3m – 2)/2.y = 0,26 (2)

nH2O = (n + 1,5)x + (m + 2)y = 0,4 (3)

Giải hệ (1), (2), (3) → x = 0,04; y = 0,06 và nx + my = 0,22

2n + 3m = 11 →  n = (11 – 3m)/2

Do n > hoặc = 1 và m > hoặc = 2

 nghiệm duy nhất là m = 3 (C3H10O4N2) và n = 1 (CH5O2N)

Theo giả thuyết: E + NaOH  hỗn hợp khí thì

X có cấu tạo là CH3NH3OOC-COONH4 : 0,04 mol

Y có cấu tạo là HCOONH4 : 0,06 mol

Hỗn hợp muối khan gồm HCOONa: 0,04 mol 

                                        (COONa)2: 0,06 mol

mmuối = 0,04.68 + 0,06.134 = 10,76 g

→ Đáp án: C

Bài 10. X là một hexapeptit được tạo thành từ 1 alpha-amino axit no, mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X cần dùng vừa đủ 5,04 lit O2 (đktc) thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2. Công thức phân tử của alpha amino axit tạo nên X là

A. C2H5NO2.       

B. C3H7NO2.        

C. C4H9NO2.        

D. C5H11NO2.

Hướng dẫn

naa = 6nX = 0,06 mol → nx = 0,01 mol

Đặt công thức X: CxH2x + 1NO2 0,01 mol

→ nO2 = 0,01.(3nx – 1,5n)/2 = 5,04/22,4 =  0,225

Với n = 6 → x = 3

CTPT C3H7NO2

→ Đáp án: B

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là

A. 5.                                     B. 3.                                 C. 2.                                 D. 4.

Câu 2: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure ?

A. Ala-Gly.                          B. Ala-Ala-Gly-Gly.        C. Ala-Gly-Gly.              D. Gly-Ala-Gly.

Câu 3: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là

A. 4.                                     B. 1.                                 C. 3.                                 D. 2.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Trong phân từ đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.

B. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân,

C. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

D. Protein đorn giản được tạo thành từ các gốc a-amino axit.

Câu 5: Thủy phân 21,9 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 25,2.                                B. 31,2.                            C. 27,9.                            D. 30,9.

Câu 6: Khi thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thì thu được 178 gam alanin. Nêu phân từ khối của X là 50 000 thì số mắt xích alanin trong phân tử X là

A. 100.                                 B. 178.                             C. 500.                             D. 200.

Câu 7: Thủy phân hoàn toàn 13,02 gam tripeptit mạch hở X (được tạơ nên từ hai a-amino axit có cùng công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 19,14 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 13,02 gam X bằng dung dịch HC1 dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 19,59.                              B. 21,75.                          C. 15,18.                          D. 24,75.

Câu 8: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một amino axit (no, mạch hở, trong phân từ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 27,45 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 60.                                   B. 30.                               C. 15.                               D. 45.

Câu 9: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ?

A. H2N-CH2-CONH-CH2-CO-NH-CH2-COOH.     B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.         D. H2N-CH2-CH2-CO-CH2-COOH.

Câu 10: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Val-Ala-Gly, thu được tối đa bao nhiêu đipeptit mạch hở chứa Gly ?

A. 1                                      B. 3                                  C. 2                                  D. 4

Câu 11: Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là

A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.

B. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-C00HCl-.

C.  3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH(CH3)-COOHCl-.

D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.

Câu 12: Cho các phát biểu sau :

()a) Protein bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit.

(b) Tripeptit có khả năng tham gia phản ứng màu biure.

(c) Trong phân tử Gly-Ala-Gly có chứa 3 liên kết peptit.

(d) Hợp chất H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH là đipeptit.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A 4.    B. 3.    C. 1.    D. 2.

Câu 13: Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 18,25.                              B. 21,90.                          C. 23,70.                          D. 21,85.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 6,6 gam Gly-Gly, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 20.                                   B. 10.                               C. 30.                               D. 40.

Câu 15: Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất z (C4H8N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là:

A. 20,15.                              B. 31,30.                          C. 23,80.                          D. 16,95.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 16 đến câu 30 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Câu 30: So sánh đúng về độ tan trong nước của protein dạng sợi và protein dạng ầu là:

A. Dạng sợi tan nhiều hơn dạng cầu.                           B. Dạng cầu tan nhiều hơn dạng sợi.

C. Cả hai dạng có độ tan như sau.                                D. Không thể khẳng định được.

Câu 31: Dung dịch protein không bị đông tụ khi

A. Đun nóng.                                                                B. Cho thêm axit HNO3.

C. Cho thêm bazơ.                                                       D. Cho thêm ancol etylic.

Câu 32: Khi thực hiện phản ứng thủy phân không hoàn toàn một hexapeptit (X) thì thu được các đipeptit và tripeptit sau: A – D, C – B, D – C, B – E, và B – E – F.

Trật tự sắp xếp của các amino axit trong (X) là

A. A – B – E – F – C – D.                                            B. A – D – C – B – E – F.

C. F – E –B – C – D – A.                                             D. C – D – A – B – E – F.

Câu 33: Khi nhỏ dung dịch axit nitric đặc vào dung dịch abumin, hiện tượng xảy ra và giải thích đúng là:

A. Xuất hiện kết tủa vàng vì protein bị đông tụ và màu vàng là màu của NO2.

B. Xuất hiện kết tủa vàng vì có phản ứng thế nitro vào gốc thơm – C6H5OH của một gốc amino axit, sản phẩm tạo thành không tan trong nướ

C. C. Xuất hiện dung dịch vàng, màu vàng là màu của khí NO2.

D. Dung dịch abumin hóa đen do tính oxi hóa mạnh của axit nitric đặc.

Câu 34: Có 4 dung dịch: CH3COOH, glixerol, hồ tinh bột, lòng trắng trứng. Dùng dung dịch HNO3 đặc nhỏ vào các dung dịch trên, nhận ra được

A. Glixerol.                          B. Hồ tinh bột.                 C. Lòng trắng trứng.       D. Axit CH3COOH.

Câu 35: Khi cho hỗn hợp CuSO4 và NaOH vào dung dịch abumin thì hiện tượng đúng xảy ra là:

A. Kết tủa tan, dung dịch chuyển sang mầu xanh đậm.

B. Kết tủa không tan.

C. Kết tủa tan, dung dịch chuyển sang mầu tím đặc trưng.

D. Hiện tượng khác. Các mô tả ở A, B, C đều sai.

Câu 36: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

A. Enzim là những chất hầu hết có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học, đặc biệt trong các cơ thể sinh vật.                                            

B. Enzim là những protein có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học, đặc biệt trong các cơ thể sinh vật.

C. Enzim là những chất không có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học, đặc biệt trong các cơ thể sinh vật.                                            

D. Enzim là những chất hầu hết không có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho quá trình hóa học, đặc biệt trong cơ thể sinh vật.

Câu 37: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của xúc tác enzim?

A. Là chất xúc tác có tính chọn lọc cao, mỗi chất chỉ xúc tác cho một sự chuyển  hóa nhất định.

B. Tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim rất nhỏ, thường nhỏ hơn 109 – 1011 lần tốc độ phản ứng xảy ra nhờ xúc tác hóa học thông thường.

C. Tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim rất lớn, thường lớn hơn 109 – 1011 lần tốc độ phản ứng xảy ra nhờ xúc tác hóa học thông thường.

D. Có trong mọi tế bào sống.

Câu 38: Thủy phân 1 kg protein (X), thu được 286,5 g glyxin. Nếu phân tử khối của (X) là 50 000 thì số mắt xích glyxin trong một phân tử (X) là

A. 189.                                 B. 190.                             C. 191.                             D. 192.

Câu 39: Thủy phân hoàn toàn 200 g hỗn hợp gồm tơ tằm và lông cừu thu được 41,7 g glyxin. Phần trăm khối lượng của glyxin trong tơ tằm và lông cừu tương ứng là 43,6% và 6,6%. Thành phần % khối lượng tương ứng của tơ tằm, lông cừu trong hỗn hợp ban đầu là

A. 25% và 75%.                   B. 43,6% và 54,4%.         C. 50% và 50%.              D. Đáp án khác.

Câu 40: Cho một loại protein chứa 0,32% lưu huỳnh về khối lượng. Giả sử trong phân tử chỉ chứa 2 nguyên tử S, phân tử khối của loại protein đó là

A. 200.                                 B. 10000.                         C. 20000.                         D. 1000.

ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TẬP

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

A

A

B

D

B

A

B

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

D

C

A

B

A

C

B

D

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

B

A

A

C

B

B

C

C

B

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

B

B

C

C

A

B

C

A

C

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Phương pháp giải bài tập đốt cháy Peptit môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !