Phuong thức điều tiết của nhà nước là gì năm 2024

Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước là hình thức cạnh tranh mà ở đó Nhà nước bằng các chính sách và công cụ pháp luật can thiệp vào đời sống thị trường để điều tiết, hướng các quan hệ cạnh tranh vận động và phát triển trong một trật tự.

Hình minh hoạ (Nguồn: promarket)

Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước

Khái niệm

Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước là hình thức cạnh tranh mà ở đó Nhà nước bằng các chính sách và công cụ pháp luật can thiệp vào đời sống thị trường để điều tiết, hướng các quan hệ cạnh tranh vận động và phát triển trong một trật tự, đảm bảo sự phát triển công bằng và lành mạnh.

Nguyên nhân hình thành

Yêu cầu về sự điều tiết của Nhà nước đối với cạnh tranh xuất phát từ nhận thức của con người về mặt trái của cạnh tranh tự do và sự bất lực của bàn tay vô hình trong việc điều tiết đời sống kinh tế.

Với sự giục giã của lợi nhuận và khả năng sáng tạo những thủ pháp cạnh tranh trong kinh doanh, các doanh nghiệp khi tham gia thương trường đã không ngừng tiến hành cải tiến và nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản lí lao động, quản lí sản xuất kinh doanh để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh những tính toán để nâng cao khả năng kinh doanh một cách chính đáng, còn phát sinh nhiều toan tính không lành mạnh nhằm tiêu diệt đối thủ để chiếm lĩnh vị trí thống trị thị trường, giảm bớt sức ép của cạnh tranh, nhiều thủ đoạn chiếm đoạt thị phần của người khác một cách bất chính, lừa dối khách hàng để trục lợi….

Những biểu hiện không lành mạnh ấy ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn độ phức tạp trong biểu hiện, làm ô nhiễm môi trường kinh doanh của thị trường.

Cho đến nay, học thuyết về mô hình tự do cạnh tranh dường như đã kết thúc sứ mệnh lịch sử của nó, bởi hầu hết các nước đều đã làm quen và hài lòng với mô hình cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước.

Lí luận cũng như thực tiễn của thị trường phải làm rõ vấn đề xác định chính xác mức độ và phương pháp, công cụ can thiệp của Nhà nước để điều tiết môi trường cạnh tranh nhằm vừa bảo vệ trật tự cạnh tranh vừa tôn trọng quyền tự do và tự chủ của các doanh nghiệp trên thương trường.

Mọi sự can thiệp một cách thô bạo vào thị trường vừa làm méo mó diện mạo của cạnh tranh vừa xâm hại đến quyền tự do của các chủ thể kinh doanh.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Luật Cạnh tranh, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2010)

1. Mối quan hệ giữa năng lực và hiệu quả điều tiết sự kết hợp chính sách kinh tế và chính sách xã hội

Thuật ngữ năng lực, theo Từ điển tiếng Việt, được hiểu là tiền đề chủ quan hay phẩm chất sinh lý và tâm lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao. Năng lực luôn luôn gắn với tiền đề chủ quan (phẩm chất) đã đạt đến trình độ cao. Thí dụ khi xác định một người có năng lực tổ chức hay chuyên môn thì phải hiểu là người đó có khả năng (tự nhiên) về tổ chức hay chuyên môn ở trình độ cao.

Về nguyên tắc, năng lực luôn gắn với hiệu quả. Bởi lẽ, thuật ngữ hiệu quả được hiểu là hiệu xuất giữa kết quả đạt được và chi phí trong quá trình quản lý xã hội nói chung, và trong mỗi hoạt động quản lý nói riêng. Hiệu quả chính là đại lượng đặc trưng cho mức độ sử dụng hữu ích năng lực trong thực tế; là hiệu lực thực tế hay giá trị thực hành của năng lực, do đó nó là mục đích cuối cùng và cao nhất của năng lực.

Quản lý - được hiểu là lập kế hoạch (chiến lược, chương trình), dẫn dắt (hướng dẫn) các tổ chức xã hội và cá nhân thực hiện mục tiêu hoạt động mà cơ quan lãnh đạo đề ra. Công tác quản lý không đồng nhất với công tác lãnh đạo. Nếu đặc trưng của quản lý là lập kế hoạch và kiểm soát thì đặc trưng của lãnh đạo là định hướng và dẫn dắt. Nhưng sự phân biệt này chỉ có ý nghĩa tương đối. Theo nhà kinh tế nổi tiếng người Mỹ, John P. Kotter, nếu nhà quản trị chỉ đơn thuần là lên kế hoạch và kiểm soát sao cho mọi công việc đi đúng “đường ray” đã định thì họ sẽ sớm đi vào con đường bế tắc. Môi trường kinh doanh hiện thay đổi nhanh tới mức một nhà quản trị bây giờ phải có tố chất của nhà lãnh đạo, liên tục truyền cảm hứng và dẫn dắt doanh nghiệp lãnh đạo chuyển “đường ray” khi sớm nhận thấy những tín hiệu thay đổi của thị trường[1].

Xuất phát từ cách hiểu về năng lực, hiệu quả và quản lý như vậy, có thể hiểu năng lực điều tiết của Nhà nước nhằm kết hợp tốt chính sách kinh tế với chính sách xã hội là khả năng của bản thân Nhà nước trong việc đề ra và tổ chức triển khai các kế hoạch sát hợp với thực tế các vấn đề kinh tế - xã hội đang nổi lên bức xúc (việc làm, thu nhập, bảo hiểm xã hội, nhà ở và sự tham gia vào đời sống chính trị - xã hội của đất nước...), nhằm góp phần phát triển nhanh và bền vững trong quá trình xây dựng một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Còn hiệu quả điều tiết của Nhà nước đối với việc kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội là để chỉ mức độ sử dụng hữu ích năng lực quản lý của Nhà nước trong thực tế.

Hiệu quả quản lý, do đó phải gắn với hiệu lực quản lý. Bởi lẽ, trong hoạt động quản lý của Nhà nước, hiệu lực thường được hiểu là mức độ nghiêm minh trong việc thực thi quyết định của bộ máy nhà nước. Trên thực tế có khá nhiều quyết định của Nhà nước, kể cả những quyết định mang tính cưỡng chế, cũng không được thực thi đầy đủ (ví dụ đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân tại các doanh nghiệp dân doanh và có vốn đầu tư nước ngoài); hoặc một số quyết định được ban hành ra nhưng vừa thiếu tính pháp lý, vừa thiếu tính thực tiễn mà hậu quả là quyết định đó chỉ được chấp hành có mức độ; tức là quyết định đó có hiệu lực rất thấp hoặc không có hiệu lực (quyết định chỉ tồn tại trên giấy). Nhìn chung, những dạng quyền lực quản lý như vậy đều không gắn liền với hiệu lực.

Hiệu quả quản lý thực ra là một khái niệm đa nghĩa, vì nếu tính hiệu quả trên lĩnh vực kinh tế có thể lượng hóa được thì trên lĩnh vực xã hội lại rất khó đo lường được nó. Một quyết định quản lý có thể có hiệu lực nghiêm minh, nhưng ở mỗi địa phương, mỗi ngành, mỗi cấp, mội thành phần kinh tế, do được triển khai theo những phương án khác nhau, nên hiệu quả cũng rất khác nhau. Từ đó cho thấy, hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý của Nhà nước phải được gắn liền với nhau nhằm đạt được hiệu quả trong tổng thể chung của chính sách kinh tế và xã hội.

Mục đích trực tiếp của chính sách kinh tế là lợi nhuận (phúc lợi) vật chất nói riêng và phúc lợi xã hội nói chung; còn mục đích trực tiếp của chính sách xã hội là lợi nhuận tinh thần nói riêng và phúc lợi xã hội nói chung. Mục đích trực tiếp của tổng thể chính sách kinh tế và xã hội không thuần túy chỉ nhằm vào lợi nhuận vật chất, mà nhằm mang lại phúc lợi xã hội. Phúc lợi xã hội là mục đích của chính sách kinh tế và chính sách xã hội, nhưng đó không phải là tất cả mục tiêu của hai loại chính sách đó, mà thực chất chỉ là tiền đề nhằm bảo đảm và thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển xã hội. Nói ngắn gọn thì chính sách kinh tế và chính sách xã hội có mục tiêu chung là bảo đảm và thực hiện: phúc lợi xã hội, ổn định xã hội và phát triển xã hội. Tính đặc thù của chính sách kinh tế là lợi nhuận hay nói chung là phúc lợi xã hội; còn tính đặc thù của chính sách xã hội là phúc lợi tinh thần hay nói chung là phúc lợi xã hội.

Nếu nhận thức như vậy thì trong mỗi và trong toàn bộ các chính sách kinh tế không thể thiếu mục đích phúc lợi xã hội. Đây vẫn là một khía cạnh chưa được gắn kết chặt chẽ với khía cạnh kinh tế trong mỗi và trong toàn bộ các chính sách kinh tế, nhất là ở khâu triển khai thực hiện. Thực ra trong nhiều chính sách kinh tế, ví dụ chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay chính sách thuế,... không phải không có những chế tài liên quan đến lĩnh vực xã hội. Nhưng trong quá trình triển khai thực hiện nhiều khi không ràng buộc các chế tài kinh tế với các chế tài liên quan đến lĩnh vực xã hội, hay ngược lại, nhằm bảo đảm và thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển xã hội.

Và nếu hiểu như vậy, thì trong hệ thống chính sách xã hội, như “bảo hiểm xã hội”, “cứu trợ xã hội” hay “bảo trợ xã hội”, ở mức độ khác nhau, không thể không bị ràng buộc bởi các chế tài kinh tế, và không chỉ dừng ở mục đích phúc lợi xã hội, mà cũng như chính sách kinh tế - nhất thiết phải nhắm đến việc bảo đảm, thực hiện ổn định và phát triển xã hội.

Nếu các chính sách kinh tế và chính sách xã hội đều nhắm vào một tổng thể thống nhất các mục tiêu như vậy, thì nó không thể quá chú trọng vào việc bảo đảm và thực hiện mục đích kinh tế hay mục đích có tính xã hội; hay không chỉ dừng ở việc bảo đảm, thực hiện phúc lợi xã hội, mà không nhắm đến mục đích ổn định xã hội và phát triển xã hội. Và các chính sách đó cũng không thể chỉ bảo đảm và thực hiện phúc lợi xã hội, ổn định xã hội, phát triển xã hội cho một bộ phận người này, khu vực này, mà lại coi nhẹ nhóm xã hội khác, khu vực khác. Và nếu các chính sách kinh tế và xã hội có sự gắn kết về mục đích và mục tiêu như vậy thì các công tác quản lý, điều tiết chúng phải có mối liên hệ qua lại, thậm chí thống nhất với nhau.

2. Các giải pháp bảo đảm và thực hiện việc kết hợp chính sách kinh tế và chính sách xã hội

Việt Nam đã gia nhập các nư­ớc đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Tại những nước có thu nhập trung bình, dù là thấp, những thiết chế, thể chế kết nối chính sách kinh tế với chính sách xã hội, và ngược lại, cũng như yêu cầu về tính trách nhiệm của Chính phủ trong việc bảo đảm, thực hiện phúc lợi xã hội, ổn định và phát triển xã hội, ngày càng lớn hơn. Trong thời gian tới, để có thể điều tiết việc kết hợp tốt hơn chính sách kinh tế với chính sách xã hội (và ngược lại), công tác quản lý của Nhà nước cần tập trung vào việc thực hiện các giải pháp sau:

Một là, coi trọng việc triển khai thực hiện nhất quán mục tiêu chung của chính sách kinh tế và chính sách xã hội là bảo đảm và thực hiện không chỉ phúc lợi vật chất, mà là phúc lợi xã hội gắn với ổn định xã hội và đặc biệt gắn với phát triển bền vững xã hội

Một mặt, có thể nói việc kết hợp các chính sách kinh tế và xã hội hiện nay mới chủ yếu hướng vào ổn định xã hội cho đối tượng trực tiếp thụ hưởng chính sách, mà ít chú ý đến mục đích cuối cùng là phải bảo đảm và thực hiện phát triển bền vững chung của xã hội. Thí dụ trong chính sách kinh tế, chúng ta chưa gắn kết chặt chẽ việc bảo đảm, thực hiện lợi nhuận vật chất cho các đối tượng thụ hưởng trực tiếp của chính sách này với phúc lợi xã hội của các đối tượng khác trong xã hội, nhất là trong bảo vệ môi trường. Rốt cuộc đã gây ảnh hưởng không lành mạnh đến ổn định xã hội, và nhất là đến phát triển bền vững xã hội.

Trong chính sách xã hội cũng vậy, chúng ta chưa gắn kết chặt chẽ việc bảo đảm, thực hiện phúc lợi xã hội cho các đối tượng thụ hưởng trực tiếp của chính sách này với bảo đảm, thực hiện phát triển bền vững xã hội nói chung. Thực tế cho thấy các chính sách bảo trợ xã hội, do quá tập trung vào mục đích ổn định xã hội, nên hệ quả là duy trì quá lâu tâm lý thụ động bao cấp ở không ít đối tượng được thụ hưởng các chính sách này. Đây chính là nguyên nhân khiến chính sách xã hội hầu như không gắn với chính sách kinh tế; thậm chí tác động tiêu cực đến các chính sách kinh tế.

Mặt khác, chúng ta vẫn chưa thực hiện được trên thực tế mục tiêu cao nhất của mỗi và của tổng thể các chính sách kinh tế và xã hội là bảo đảm phúc lợi xã hội, ổn định và phát triển xã hội cho toàn bộ các thành viên xã hội, chứ không chỉ tập trung vào các đối tượng thụ hưởng trực tiếp của mỗi chính sách này. Hiện nay, người dân nông thôn, đô thị, đặc biệt nông dân, không thuộc diện “làm công ăn lương” chủ yếu mới được thụ hưởng các chính sách kinh tế, mà hầu như chưa được thụ hưởng toàn diện các chính sách trên lĩnh vực xã hội (chính sách xã hội theo nghĩa hẹp). Có thể nói cho đến nay chính sách (trên lĩnh vực xã hội) chưa tạo được hệ thống bảo đảm ổn định xã hội xứng đáng đối với nông dân, với khu vực nông thôn và với khu vực ngoài nhà nước. Chẳng hạn ngư­ời dân đô thị, nông thôn phải chuyển quyền sử dụng đất cho các dự án đầu tư của Nhà nư­ớc và của các nhà đầu t­ư trong và ngoài nước, như­ng đư­ợc hư­ởng lợi rất ít từ các chư­ơng trình an sinh xã hội. Nghiên cứu gần đây của một tổ chức Liên hợp quốc ở Việt Nam cho thấy, tổng chi phí an sinh xã hội của Nhà nư­ớc, theo các cách thức khác nhau, kết cục lại dành cho nhóm ngư­ời giàu trong dân số Việt Nam; còn nhóm ngư­ời nghèo nhất chỉ được hư­ởng một tỷ lệ rất thấp trong tổng số chi phí an sinh xã hội của Nhà nư­ớc.

Vì thế, cần có giải pháp đổi mới cách nghĩ, cách thực hiện kết hợp chính sách kinh tế và xã hội. Trong đó đặc biệt cần thể chế hóa trách nhiệm xã hội của các chủ thể kinh tế và coi trọng hiệu quả kinh tế - xã hội của các chính sách xã hội. Đối với chính sách kinh tế, chẳng hạn, việc các chủ thể trong, ngoài nước đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh phải bị ràng buộc bởi các chế tài về trách nhiệm xã hội (thuế, trách nhiệm xã hội đối với người lao động và với quy trình sản xuất hàng hóa, bảo vệ môi trường,...). Còn đối với chính sách xã hội hiện nay đã đến lúc phải xem xét vấn đề tính hiệu quả kinh tế - xã hội của việc mở rộng hay thu hẹp việc trợ cấp bằng tiền mặt trực tiếp cho các đối tượng bảo trợ xã hội? Một dữ liệu cho việc giải đáp vấn đề này là tác dụng của những “con cá” này không lớn, thậm chí còn góp phần vào việc duy trì, thậm chí ở mức độ nào đó, làm tăng thêm tâm lý “bao cấp” thụ động của một bộ phận người được hưởng chế độ bảo trợ xã hội; và trở thành một khâu quản lý không đơn giản, nhất là cho cấp chính quyền cơ sở.

Hai là, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý trong quá trình kết hợp điều tiết các chính sách kinh tế và chính sách xã hội

Để thực hiện đồng thời được yêu cầu kép: vừa đạt hiệu quả xã hội của chính sách kinh tế lại vừa đạt hiệu quả kinh tế của chính sách xã hội, đòi hỏi Nhà nước phải nâng cao năng lực quản lý, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý trong quá trình điều tiết các chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Cụ thể:

- Điều tiết chính sách kinh tế trong xã hội: nhằm gắn hoạt động thu lợi nhuận trong kinh tế với ổn định xã hội và phát triển bền vững xã hội. Trước tiên và chủ yếu phải thể chế hóa trách nhiệm xã hội của các chủ thể sản xuất, kinh doanh. Và cũng phải thể chế hóa trách nhiệm xã hội trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp xã hội và tổ chức xã hội, kể cả các dịch vụ xã hội công ích (không vụ lợi), nhằm gắn hiệu quả xã hội với hiệu quả kinh tế của các tổ chức và doanh nghiệp này.

Cải tiến chế độ tài trợ, đặt hàng đối với các tổ chức xã hội - văn hóa, ví dụ điện ảnh, biểu diễn nghệ thuật, báo chí, xuất bản, thông tin v.v.., theo cơ chế thị trường. Cần quy định cụ thể chế độ thuế cho các doanh nghiệp đặc thù của ngành lao động - thương binh - xã hội và vǎn hóa, thông tin (hãng phim, rạp chiếu bóng, hiệu sách, khu vui chơi giải trí, nhà xuất bản, trung tâm triển lãm, tu bổ di tích, công ty phần mềm,...), nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp này.

- Điều tiết chính sách xã hội trong kinh tế: bảo đảm cho tính hiệu quả kinh tế - xã hội được thể hiện rõ và được thực hiện tốt trong các hoạt động kinh tế, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế hướng vào việc bảo đảm an sinh xã hội và phát triển xã hội một cách hiệu quả hơn.

Việc xây dựng các mục tiêu, giải pháp kinh tế phải gắn với các mục tiêu, giải pháp xã hội; cụ thể là gắn với việc chǎm lo phát triển đạo đức, nhân cách người kinh doanh, người lao động nói riêng và con người phát triển toàn diện nói chung, nhằm xây dựng đạo đức nghề nghiệp, vǎn hóa kinh doanh và vǎn minh doanh nghiệp theo tiêu chí “một nghề cho chín hơn chín mười nghề”. Chú ý tính thẩm mỹ, bản sắc văn hóa dân tộc và tính hiện đại của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, kiến trúc,... Việt Nam. Trong quy hoạch xây dựng các công trình kinh tế lớn (khu công nghiệp, đường giao thông,...) phải chú ý xây dựng mạng lưới dịch vụ xã hội, khu giải trí và phải bảo đảm cảnh quan môi trường cho các di tích lịch sử, vǎn hóa, danh lam thắng cảnh. Thực hiện chính sách miễn, giảm phần chịu thuế cho các khoản đầu tư, đóng góp của các doanh nghiệp vào sự nghiệp xã hội - vǎn hóa.

Ba là, phát triển mạng lưới phục vụ xã hội phi lợi nhuận bên cạnh mạng lưới dịch vụ xã hội được vận hành theo thể chế thị trường

Cùng với quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, đáng lẽ hệ thống phục vụ xã hội phải được chuyển từ sự đảm nhiệm của nhà nước sang xã hội cùng gánh vác; nhưng cho đến nay, trong công tác phục vụ xã hội vẫn còn phổ biến tình trạng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ỷ lại vào Chính phủ, các địa phương ỷ lại vào trung ương; v.v... Trong xã hội, vì thế, thiếu rất các hình thức phục vụ cộng đồng, từ việc ăn, ở, đi lại, vui chơi giải trí công cộng cho đến các hình thức phục vụ công ích đối với sản xuất, kinh doanh (giao thông tĩnh, các hình thức vốn xã hội,...).

Để có “cơ sở hạ tầng” hay “phụ kiện” phục vụ việc kết hợp chính sách kinh tế và chính sách xã hội cần phải thiết lập được mạng lưới phục vụ xã hội phi lợi nhuận bên cạnh mạng lưới dịch vụ xã hội được vận hành theo cơ chế thị trường. Một cách làm là trong quy hoạch và triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng không thể thiếu mạng lưới phục vụ xã hội; hay thực hiện chính sách Nhà nước và nhân dân cùng làm và xã hội hóa việc phát triển mạng lưới này (giao thông tĩnh, nhà dưỡng lão, khu vui chơi giải trí,...) ở các địa phương.

Bốnlà, tiếp tục xây dựng và thực hiện một số chương trình mục tiêu quốc gia, nhằm kết hợp giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc

Thí dụ có thể là chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình nhà ở cho người có thu nhập thấp, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn,... Các chương trình mục tiêu quốc gia cho phép cụ thể hoá một cách rõ ràng quá trình hoạch định, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, luật pháp của Đảng, Nhà nước gắn kết kinh tế và xã hội về một hay một số vấn đề cụ thể có liên quan với nhau trong lĩnh vực xã hội. Chúng cho phép tập hợp được các nguồn lực, và tập trung sự chỉ đạo vào việc thi hành các chủ trương, chính sách, luật pháp liên quan đến một hay một số vấn đề kinh tế và xã hội có liên quan với nhau, trong một không gian và thời gian nhất định. Các chương trình này có tính hệ thống: từ nhận thức chung, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng tác động của chương trình cho đến các nguồn lực cần phải huy động, thời gian, địa điểm tiến hành và kết thúc chương trình. Làm thế sẽ dễ dàng cho công tác quản lý việc kết hợp kinh tế với xã hội, từ hoạch định, điều phối, triển khai thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện và kết quả thực hiện

Việc xây dựng, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, từ vài năm gần đây, đã góp phần làm giảm không ít công việc sự vụ hành chính - nhà nước. Các chương trình này có thể mở ra khả năng huy động nguồn lực trong dân và thúc đẩy hợp tác quốc tế. Vì mục tiêu của chúng là tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội đang nổi cộm lên ở quy mô quốc gia hay địa phương, cho nên chúng cũng đòi hỏi các cấp chính quyền và cộng đồng phải quan tâm và phối hợp giải quyết. Sự tham gia rộng rãi của người dân, và sự hợp tác hỗ trợ của các đối tác nước ngoài trong quá trình thực hiện các mục tiêu quốc gia hay địa phương đã và sẽ thúc đẩy quá trình xã hội hoá công tác quản lý và giải quyết các vấn đề xã hội hiện nay. Trong thời gian tới cần thực hiện sự phân cấp quản lý các chương trình, dự án xã hội, nhằm định hình rõ và ổn định vị trí, vai trò, chức năng của các cấp quản lý; trên cơ sở đó có thể lồng ghép các chương trình, dự án, nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Năm là, tăng cường lượng hoá chỉ tiêu của chính sách xã hội gắn với chỉ tiêu của chính sách kinh tế và theo hướng từng bước hội nhập với tiêu chí chung của thế giới

Các tiêu chí về mức nghèo khổ, mức sống, tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, phát triển con người, v.v.. ở nước ta trong những năm gần đây đã được lượng hoá và ngày càng bám sát tiêu chí quốc tế. Trong quá trình hội nhập quốc tế, các khái niệm, tiêu chí và phương pháp tính toán các chỉ tiêu phát triển lĩnh vực kinh tế (và cả xã hội) là cần thiết để so sánh trình độ phát triển của lĩnh vực kinh tế - xã hội ở nước ta với khu vực và thế giới. Thực tế cho thấy, việc lượng hoá kết quả về phát triển thu nhập quốc dân tính theo đầu người, dân số, kế hoạch hoá gia đình, xoá đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học, phòng chống bệnh tật, v.v… theo chuẩn quốc tế đã cho phép cộng đồng quốc tế thừa nhận thành tựu của Việt Nam.

Cách đây hơn một thế kỷ, C. Mác đã từng yêu cầu phải lượng hoá tất cả những gì có thể lượng hoá được. Ngày nay, trong điều kiện bùng nổ thông tin, việc lượng hoá các chỉ tiêu phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực xã hội vốn rất khó lượng hoá, sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc đổi mới nhận thức và phương pháp hoạch định, triển khai thực hiện chính sách kinh tế và xã hội; và cho việc kết hợp liên ngành trong việc lồng ghép các chính sách kinh tế với xã hội, xã hội với kinh tế theo những tiêu chí có thể hạch toán được trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Sáu là, tiếp tục tăng cường thể chế hoá các chính sách kinh tế và xã hội thành các văn bản luật pháp, để quản lý phát triển lĩnh vực kinh tế - xã hội bằng luật pháp

Thể chế hoá các chính sách kinh tế và xã hội bao gồm nhiều cấp độ: quy chế, quy định, chính sách, thông tư, nghị định, pháp lệnh, luật pháp. Ngày nay, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, chúng ta ngày càng nắm vững hơn quy trình hoạch định, quản lý (điều tiết, phối hợp, triển khai thực hiện, kiểm tra, nghiên cứu, tổng kết) các vấn đề kinh tế - xã hội bằng văn bản pháp luật. Nó cũng chứng tỏ rằng, công tác quản lý các vấn đề kinh tế - xã hội ngày càng ổn định hơn, nề nếp hơn. Tuy thế, trong thời gian tới cần hạn chế các văn bản dưới luật trong công tác quản lý của Nhà nước nói chung, trong đó có công tác quản lý lĩnh vực kinh tế - xã hội. Luật là luật định có tính pháp lệnh, tính điều chỉnh phổ biến, bắt buộc và ổn định đối với tất cả các ngành, các cấp, dù ngành đó, cấp đó có tính đặc trưng như thế nào.

Tính đặc trưng của hoạt động kinh tế - xã hội là ở chỗ: vấn đề kinh tế - xã hội dù là lớn nhất cũng hiếm khi hoặc không bao giờ có tính lặp lại. Chẳng hạn xuất khẩu gạo và cá tra, dù cho cùng một đối tác, thì giá cả, cách thức giao hàng,... cũng thường thay đổi theo từng năm. Nhưng tính phổ biến của chúng ở chỗ: chúng luôn luôn chịu sự chế định của các quan hệ công dân, luật pháp quốc gia và quốc tế. Vì thế cần thiết và có thể quản lý chúng bằng luật, cho dù tính đặc trưng của chúng có biểu hiện như thế nào. Chỉ nhờ vậy lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội mới phát triển bền vững; nếu trái lại, tính đặc trưng vốn có của chúng sẽ làm cho chúng diễn biến phức tạp, không ổn định./.

[1]Xem John P. Kotter: Dẫn dắt sự thay đổi, WWW.bookaholic club.com, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, H, 2010.

Chủ đề