Kỹ thuật viên xét nghiệm y học là gì năm 2024

Kỹ thuật viên xét nghiệm làm trong những phòng xét nghiệm của cơ sở y tế, bệnh viện và phòng khám, là những người có vai trò quan trọng. Vậy Công việc của một kỹ thuật viên xét nghiệm như thế nào?

  • Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm máu và một vài lưu ý cần biết
  • Thời điểm nào nên đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
  • Trung cấp Xét nghiệm liên thông Cao đẳng Xét nghiệm năm 2021 thời gian học bao lâu?

Mô tả công việc của Kỹ thuật viên xét nghiệm

Kỹ thuật viên xét nghiệm làm trong những phòng xét nghiệm của cơ sở y tế, bệnh viện và phòng khám, là những người có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh cho bệnh nhân. Đây cũng là một công việc cạnh tranh, thu hút nhiều người trong những năm gần đây khi nhu cầu khám chữa bệnh tăng lên.

Giảng viên khoa xét nghiệm Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm (Medical Laboratory Technician) làm việc dưới sự giám sát của các bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm, từ đó cung cấp đầy đủ thông tin hơn giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh hiệu quả cho bệnh nhân. Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm cũng chuẩn bị mẫu để phân tích, sử dụng thiết bị để xác định virus, vi khuẩn, vi sinh vật, v.v. theo dõi các xét nghiệm và quy trình, phân tích thành phần, công thức máu để truyền và kiểm tra nồng độ thuốc trong máu.

Mô tả công việc Kỹ thuật viên xét nghiệm

Kỹ thuật viên xét nghiệm đều làm ở những phòng xét nghiệm nhưng mỗi người có thể chuyên về một mảng khác nhau, chẳng hạn như có người chuyên về xét nghiệm công thức máu, trong khi người khác lại xét nghiệm vi sinh, sinh hóa, v.v. Tuy vậy, nhìn chung thì các trách nhiệm chính của Kỹ thuật viên xét nghiệm là:

  • Dán nhãn, phân loại và kiểm tra mẫu vật, sắp xếp và lưu trữ tất cả thông tin vào hệ thống máy tính.
  • Thao tác với máy móc, thiết bị xét nghiệm theo quy định và phân công của người quản lý, giảm sát (các bác sĩ).
  • Ghi lại kết quả chính xác của các xét nghiệm, làm rõ các chỉ số bất thường trong kết quả xét nghiệm bằng cách in đậm, so sánh với mức chỉ số bình thường.
  • Trả kết quả cho bệnh nhân để họ gặp bác sĩ khám và điều trị nghe kết quả chẩn đoán, phương pháp chữa trị hoặc gửi thẳng kết quả đến tay bác sĩ trong một số trường hợp.
  • Nghiêm túc thực hiện theo các quy định, quy trình xét nghiệm tiêu chuẩn, không để sai sót khi vận hành máy móc, thiết bị cũng như khi trả kết quả.
  • Tuân thủ các yêu cầu về bảo mật thông tin bệnh nhân.
  • Tuân thủ các quy định về an toàn để tạo môi trường làm việc an toàn cho bản thân và đồng nghiệp bằng cách giữ cho phòng xét nghiệm sạch sẽ, đảm bảo không có thiết bị y tế nào bị nhiễm khuẩn.
  • Cập nhật, lưu trữ tất cả các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân.
  • Duy trì cơ sở dữ liệu trong ngân hàng máu và chuẩn bị truyền máu khi được yêu cầu.

Tuyển sinh Cao đẳng KT Xét nghiệm Y học năm 2021 hình thức xét tuyển

Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Kỹ thuật viên xét nghiệm

Một Kỹ thuật viên xét nghiệm thành công và có triển vọng thăng tiến trong một lĩnh vực yêu cầu trình độ chuyên môn cao như y tế cần có bằng cấp chuyên môn, làm việc chăm chỉ, chuyên môn kỹ thuật xét nghiệm chuyên nghiệp và chịu được áp lực công việc. Các yêu cầu cơ bản nhất sẽ gồm có:

  • Tối thiểu bằng Cao đẳng, Đại học về Xét nghiệm y tế, hóa học, sinh học hoặc lĩnh vực liên quan.
  • Kinh nghiệm thực tập và làm việc trong các cơ sở nghiên cứu, phòng xét nghiệm sẽ được ưu tiên.
  • Kiến thức về các quy định y tế liên quan tới xét nghiệm.
  • Khả năng lắng nghe và học hỏi tích cực để duy trì các quy trình và giao thức trong phòng xét nghiệm.
  • Có kinh nghiệm trong phân tích và thao tác kỹ thuật với thiết bị, máy móc phục vụ xét nghiệm.
  • Thành thạo trong việc nhập, sắp xếp và duy trì dữ liệu trong cơ sở dữ liệu xét nghiệm, nghiên cứu.
  • Có khả năng duy trì một môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ.
  • Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và có thể giải thích các thuật ngữ y tế phức tạp một cách dễ hiểu.

Mô tả công việc của Kỹ thuật viên xét nghiệm liệt kê chi tiết những nhiệm vụ chính và yêu cầu với vai trò này để ứng viên hiểu rõ hơn về những gì mình sẽ phụ trách nếu trúng tuyển. Nhà tuyển dụng có thể coi đây là căn cứ để điều chỉnh thông báo tuyển dụng dựa theo môi trường làm việc cụ thể ở bệnh viện, phòng khám.

Nếu bạn đang làm Kỹ thuật viên xét nghiệm và muốn thăng tiến thì hãy cố gắng để thực sự chuyên sâu hơn về một khía cạnh chuyên môn của xét nghiệm bằng cách học về miễn dịch học, công nghệ hóa học lâm sàng, công nghệ tế bào học, vi trùng học, v.v.

Khoa học – kĩ thuật phát triển mạnh mẽ cũng là lúc những công nghệ tiên tiến của thế giới thâm nhập vào mọi khía cạnh của cuộc sống và y học cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng ấy. Một trong những ứng dụng công nghệ ấy chính là xét nghiệm y học. Vậy, ngành xét nghiệm y học là gì ?

Xem thêm:

  • Học ngành xét nghiệm y học ra làm việc ở đâu?
  • 4 lưu ý quan trọng trong ngành xét nghiệm y học dự phòng
  • Những điều cần biết về kỹ thuật xét nghiệm y học

1. Xét nghiệm y học là ngành gì ?

Xét nghiệm y học (hay còn gọi là xét nghiệm y khoa) là một nghiệp vụ của ngành y, sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại để phân tích các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, dịch,… nhằm phát hiện, cung cấp thông tin chính xác về tình trạng của bệnh nhân.

Hỗ trợ đưa ra những chẩn đoán, đưa ra kết luận bệnh sớm nhằm mục đích đề ra phương án điều trị bệnh hiệu quả, kịp thời.

Dù là một ngành khá mới mẻ, xong ngành xét nghiệm y học nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu của quá trình khám, điều trị bệnh trong y học hiện đại. Bởi:

  • Kết quả của xét nghiệm rất cụ thể, chính xác, do đó mà nó thể hiện tình trạng bệnh một cách khách quan nhất. Theo thống kê của ngành y nước ta hiện nay, có khoảng 70% quyết định y khoa được đưa ra dựa vào kết quả của xét nghiệm y khoa.
  • Có thể dựa vào kết quả xét nghiệm để theo dõi sự tiến triển của quá trình khám chữa bệnh. Từ đó hỗ trợ bác sĩ đưa ra những điều chỉnh trong phác đồ điều trị, tối ưu thời gian khám chữa bệnh.
  • Các kết quả của nó khiến cho quá trình chữa bệnh và phòng bệnh trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn, tránh được những sai sót nhờ vào các công nghệ tiên tiến.

Sự ra đời của xét nghiệm thực sự là một bước tiến vĩ đại trong lịch sử ngành y giúp nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh trong rất nhiều trường hợp.

Có thể kể đến một vài loại xét nghiệm như: sinh thiết gan, sinh thiết thận, nghiệm pháp synacthen, xét nghiệm X quang, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận, xét nghiệm nhóm máu…

2. Bảng thuật ngữ xét nghiệm y học trong tiếng Anh

Để có thể công tác tốt tại các bệnh viên, cơ sở y tế nói chung và phòng xét nghiệm nói riêng, chúng ta cần nắm vững được một số thuật ngữ chuyên ngành cơ bản. Vậy ngành xét nghiệm y học tiếng anh là gì? Cùng khám phá trong bảng dưới đây:

STT Thuật ngữ tiếng Anh Nghĩa của thuật ngữ trong tiếng Việt1 Xét nghiệm y học Medical Tests 2 Blood-test Xét nghiệm máu 3 CAT scan Chụp cắt lớp vi tính 4 Sample Lấy mẫu thử 5 Laboratory Phòng xét nghiệm 6 Blood chemistry test Xét nghiệm hóa học máu 7 Lead test Xét nghiệm chì 8 Liver function test Xét nghiệm chức năng gan 9 Pregnancy and newborns tests Xét nghiệm thai và xét nghiệm trẻ sơ sinh 10 Multiple marker test Xét nghiệm sàng lọc đa chỉ số 11 Bilirubin level Nồng độ sắc tố da cam 12 Radiology tests Xét nghiệm X quang 13 Throat culture (strep screen) Cấy trùng cổ họng 14 Stool test Xét nghiệm phân 15 Urine test Xét nghiệm nước tiểu 16 Electroencephalography (EEG) Điện não đồ (EEG) 17 Biopsies Sinh thiết

3. Ngành xét nghiệm y học ra làm gì ?

Hiện nay ở nước ta, tại các bệnh viện từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh, huyện đều có phòng xét nghiệm y khoa, điều này mở ra cơ hội việc làm cho nhiều cử nhân theo học ngành xét nghiệm.

Sinh viên ra trường có thể đảm nhận các vị trí như bác sĩ, chuyên viên tư vấn, hướng dẫn xét nghiệm tại các bệnh viện, cơ sở y tế, viện, phòng xét nghiệm, khoa xét nghiệm. Người đảm nhận công tác kỹ thuật xét nghiệm được gọi là kỹ thuật viên xét nghiệm.

Vậy một kỹ thuật viên xét nghiệm phải đảm nhận những công việc gì?

  • Hướng dẫn, giúp đỡ và chuẩn bị cho bệnh nhân thực hiện việc lấy các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, … bảo đảm thực hiện đúng kỹ thuật và chất lượng mẫu bệnh phẩm.
  • Điều chế các loại thuốc thử, pha hóa chất dùng trong kiểm nghiệm.
  • Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, máy móc để tiến hành kiểm nghiệm.
  • Thực hiện quy trình xét nghiệm đúng kỹ thuật, bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác.
  • Thống kê, lưu trữ các kết quả xét nghiệm, chuyển kết quả xét nghiệm tới các khoa được yêu cầu.
  • Tư vấn, giải thích cho cán bộ y tế, bác sĩ về kết quả xét nghiệm. Phân tích, nhận định kết quả xét nghiệm.
  • Điều chỉnh, kiểm tra lại tính chính xác của kỹ thuật xét nghiệm và kết quả xét nghiệm.
  • Bảo quản, giữ gìn dụng cụ , hóa chất dùng trong xét nghiệm.
  • Hướng dẫn cho kỹ thuật viên xét nghiệm để họ làm quen với nghiệp vụ.

Hiện nay, trên cả nước có nhiều trường đào tạo ngành xét nghiệm, trong đó, trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đào tạo chuyên ngành xét nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế với 100% số vốn đầu tư từ Nhật Bản. Khi học tập tại trường, sinh viên không chỉ được bồi dưỡng kiến thức và năng lực thực tiễn ngành nghề mà còn được rèn luyện đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp.

Chủ đề