Phương pháp ủ men thường dùng để chế biến thức an vật nuôi nào

Bài 39. Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi – Câu 2 trang 106 SGK Công Nghệ 7 . Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi ?

Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi ? 

Một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:

– Nghiền nhỏ: đối với thức ăn dạng hạt.

– Cắt ngắn: dùng cho thức ăn thô xanh.

Quảng cáo

– Hấp, nấu (dùng nhiệt): đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu

– Lên men, đường hóa: dùng cho thức ăn dàu tinh bột.

– Tạo thức ăn hỗn hợp: trộn nhiều loại thức ăn đã qua xử lí. 

Bạn đã biết hết các phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi hay chưa? Nếu chưa cùng nhau tìm hiểu chi tiết các cách chế biến thức ăn chăn nuôi thông dụng nhất qua bài viết dưới đây.

Bật mí những phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi thông dụng nhất hiện nay

Làm nhỏ thức ăn

Một số loại thức ăn thô xanh như chuối, rau, bèo, khoai… thường được cho vào máy xắt chuối, máy băm nghiền để cắt thành những mẩu nhỏ hoặc băm thành vụn nhỏ và cho vật nuôi ăn trực tiếp hoặc phối trộn với các loại thức ăn khác. Phương pháp chế biến này sẽ giúp vật nuôi dễ nuốt, dễ tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

Đối với thức ăn dạng hạt, cách làm nhỏ thức ăn hữu hiệu nhất đó chính là nghiền thành cám hoặc thành dạng bột. Vật nuôi còn bé có thể cho ăn trực tiếp. Khi vật nuôi lớn hơn có thể phối trộn thêm các thành phần dinh dưỡng khác để cho ăn.

Hấp nấu (dùng nhiệt để chế biến thức ăn)

Phương pháp chế biên thức ăn cho vật nuôi này thường được sử dụng với mục đích chính là loại bỏ các chất độc hại và khó tiêu có trong nguyên liệu. Nhiệt độ sẽ làm đứt gãy những hợp chất mạch dài thành mạch ngắn để tăng cường khả năng hấp thu, hạn chế vật nuôi bị đầy bụng. Nhờ đó mà con vật ăn với lượng thức ăn ít hơn mà vẫn chuyển hóa được lượng dưỡng chất đủ để sinh trưởng và phát triển.

Lên men

Một số loại thức ăn thô xanh và thức ăn giàu tinh bột được chế biến bằng cách lên men (hay còn có tên gọi khác là ủ chua). Trong quá trình lên men, các vi sinh vật có lợi sẽ chuyển hóa lượng đường có trong nguyên liệu, ngăn ngừa chúng phân hủy. Từ đó kéo dài thời gian bảo quản và cải thiện khả năng hấp thu cho vật nuôi.

Phương pháp chế biến thức ăn này thường được áp dụng tại những khu vực có nguồn thức ăn khan hiếm theo mùa hoặc để bảo quản thức ăn kiếm được từ tự nhiên quá nhiều.

Thức ăn hỗn hợp

Đây là kiểu chế biến thức ăn phổ biến nhất hiện nay trong chăn nuôi. Phương pháp là sự phối trộn đa dạng các loại thức ăn khác nhau với mục đích cung cấp đầy đủ và đa dạng các dưỡng chất thiết yếu theo nhu cầu phát triển của từng đối tượng vật nuôi.

Thức ăn hỗn hợp thường được chế biến bằng cách nghiền nhỏ nguyên liệu thô, nguyên liệu đã qua xử lý như: thức ăn giàu tinh bột, thức ăn giàu đạm, thức ăn giàu chất béo, phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm công nghiệp… Sau đó trộn đều theo tỉ lệ và công thức riêng, cho vào máy ép cám viên để tạo hình. Cuối cùng là có thể cho vật nuôi ăn ngay sau khi chế biến hoặc phơi khô để kéo dài thời gian sử dụng.

Dù bà con sử dụng bất kì phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc sau: đa dạng cách chế biến và nguyên liệu để tránh con vật chán ăn; cung cấp đầy đủ và đa dạng các loại dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi và đặc tính của từng loài vật nuôi; đảm bảo an toàn và vệ sinh khi chế biến thức ăn; đảm bảo thức ăn không bị ôi thiu.

(trang 104 sgk Công nghệ 7): Hãy quan sát hình 66 rồi hoàn thiện các câu dưới đây vào vở bài tập.

Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: …..

Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp hóa học trên các hình: …..

Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình:…..

Trả lời:

– Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: 1,2,3.

– Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp hóa học trên các hình: 6,7.

– Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình 4.

Tham khảo bài 39 Công nghệ 7:

(trang 106 sgk Công nghệ 7): Hãy quan sát hình 67 rồi điền từ thích hợp vào các chỗ trống ở các câu trong bài tập sao cho phù hợp với phương pháp dữ trữ thức ăn.

Để dữ trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp …với cỏ, rơm và các loại củ hạt. Dùng phương pháp dự trữ … với các loại rau cỏ tươi xanh.

Trả lời:

Để dữ trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp dữ trữ thức ăn ở dạng khô như phơi với cỏ, rơm và các loại củ hạt. Dùng phương pháp dự trữ ở dạng nhiều nước như ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh.

Tham khảo bài 39 Công nghệ 7:

Câu 1 trang 106 sgk Công nghệ 7: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?

Lời giải:

– Mục đích chế biến thức ăn:

       + Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến vật nuôi mới ăn được.

       + Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá.

       + Giảm khối lượng, giảm độ thô cứng.

       + Loại trừ chất độc hại.

       + Ví dụ: Làm chin hạt đậu tương sẽ giúp cho vật nuôi tiêu hóa tốt hơn, thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ tạo ra mùi thơm, giúp vật nuôi ngon miệng

– Mục đích của dự trữ thức ăn:

       + Giữ cho thức ăn lâu bị hỏng.

       + Luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi.

       + Ví dụ: Vũ xuân, hè thu có nhiều thức ăn xanh, vật nuôi không ăn hết nên người ta phơi khô hoặc ủ xanh để dự trữ đến mùa đông cho vật nuôi ăn.

Tham khảo bài 39 Công nghệ 7:

Câu 2 trang 106 sgk Công nghệ 7: Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?

Lời giải:

Một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:

– Cắt ngắn:

– Nghiền nhỏ.

– Xử lí nhiệt.

– Ủ men.

– Hỗn hợp.

– Đường hóa tinh bột.

– Kiềm hóa rơm rạ.

Tham khảo bài 39 Công nghệ 7:

Câu 3 trang 106 sgk Công nghệ 7: Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta?

Lời giải:

Nước ta sử dụng hai cách sau để dữ trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta:

– Dữ trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ Mặt Trời hoặc sấy bằng điện, bằng than… (Phơi rơm, ngô, thóc, sắn khoai lang)

– Dữ trữ thức ăn ở dạnh nhiều nước như ủ xanh thức ăn. (Ủ xanh rau).

Tham khảo bài 39 Công nghệ 7:

1. Chế biến thức ăn: Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến con người mới ăn được.

    Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hoá. Làm giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng, khử bỏ chất độc hại.

2. Dự trữ thức ăn: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.

1. Các phương pháp chế biến thức ăn

    Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí được biểu diễn ở các hình 1, 2, 5; bằng phương pháp hoá học được biểu diễn ở các hình 4, 6, 7; bằng phương pháp vi sinh học được biểu diễn ở các hình 3.

Kết luận:

    Phương pháp cắt ngắn dùng cho thức ăn thô xanh, nghiền nhỏ đối với thức ăn từ hạt, xử lí nhiệt với thức ăn có chất độc.

    Thức ăn giàu tinh bột thì đường hoá hoặc ủ lên men.

    Kiềm hoá với thức ăn có nhiều xo như rơm, rạ.

    Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp.

2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn

    Có nhiều phương pháp dự trữ thức ăn, trong chăn nuôi thường sử dụng hai phương pháp sau:

    – Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt Mặt trời hoặc sấy bằng điện, than.

    – Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn.

    Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp làm khô với cỏ, rơm và các loại củ, hạt. Dùng phương pháp dự trữ ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh.

    Ở nước ta thường dự trữ thức ăn vật nuôi bằng phương pháp làm khô do có nhiều nắng.

Câu 1: Mục đích của chế biến thức ăn là:

A. Làm tăng mùi vị.

B. Tăng tính ngon miệng.

C. Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D. Tất cả đều đúng.

Giải thích : Mục đích của chế biến thức ăn là:

– Làm tăng mùi vị.

– Tăng tính ngon miệng.

– Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại – SGK trang 104

Câu 2: Mục đích của dự trũ thức ăn là:

A. Làm tăng mùi vị.

B. Tăng tính ngon miệng.

C. Giữ thức ăn lâu hỏng.

D. Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại.

Đáp án: C. Giữ thức ăn lâu hỏng.

Giải thích : Mục đích của dự trũ thức ăn là giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi – SGK trang 104

Câu 3: Hạt đậu nành (đậu tương) sau khi làm chín sẽ giúp vật nuôi:

A. Ăn ngon miệng hơn.

B. Tiêu hóa tốt hơn.

C. Khử bỏ chất độc hại.

D. Cả A, B và C đều sai.

Đáp án: B. Tiêu hóa tốt hơn.

Giải thích : (Hạt đậu nành (đậu tương) sau khi làm chín sẽ giúp vật nuôi tiêu hóa tốt hơn – SGK trang 104)

Câu 4: Thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ giúp cho vật nuôi:

A. Ăn ngon miệng hơn.

B. Tiêu hóa tốt hơn.

C. Khử bỏ chất độc hại.

D. Cả A, B và C đều sai.

Đáp án: A. Ăn ngon miệng hơn.

Giải thích : (Thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ giúp cho vật nuôi ăn ngon miệng hơn – SGK trang 104)

Câu 5: Thức ăn xanh của vụ hè xuân, vật nuôi không ăn hết, người ta dùng để:

A. Phơi khô dự trữ đến mùa đông.

B. Ủ xanh làm phân bón.

C. Ủ xanh làm thức ăn dự trữ đến mùa đông

D. Cả A và C đều đúng.

Đáp án: D. Cả A và C đều đúng.

Giải thích : Thức ăn xanh của vụ hè xuân, vật nuôi không ăn hết, người ta dùng để:

– Phơi khô dự trữ đến mùa đông.

– Ủ xanh làm thức ăn dự trữ đến mùa đông – SGK trang 104

Câu 6: Có mấy phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?

A. 2

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án: B. 3.

Giải thích : Có 3 phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:

– Phương pháp vật lý

– Phương pháp hóa học

– Phương pháp vi sinh học – SGK trang 104

Câu 7: Trong các phương pháp chế biến thức ăn sau, phương pháp nào là phương pháp vật lí?

A. Ủ men.

B. Kiềm hóa rơm rạ.

C. Rang đậu.

D. Đường hóa tinh bột.

Đáp án: C. Rang đậu.

Giải thích : (Trong các phương pháp chế biến thức ăn, phương pháp vật lí là: Rang đậu – xử lý bằng nhiệt – Hình 66 SGK trang 105)

Câu 8: Với các thức ăn hạt, người ta thường hay sử dụng phương pháp chế biến nào?

A. Nghiền nhỏ.

B. Cắt ngắn.

C. Ủ men.

D. Đường hóa.

Đáp án: A. Nghiền nhỏ.

Giải thích : (Với các thức ăn hạt, người ta thường hay sử dụng phương pháp chế biến nghiền nhỏ – SGK trang 105)

Câu 9: Trong các phương pháp chế biến thức ăn sau, phương pháp nào là phương pháp hóa học?

A. Nghiền nhỏ.

B. Cắt ngắn.

C. Ủ men.

D. Đường hóa.

Đáp án: D. Đường hóa.

Giải thích : (Trong các phương pháp chế biến thức ăn, phương pháp hóa học là: Đường hóa – SGK trang 105)

Câu 10: Các phương pháp dự trữ thức ăn gồm:

A. Làm khô.

B. Ủ xanh.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: C. Cả A và B đều đúng.

Giải thích : (Các phương pháp dự trữ thức ăn gồm:

– Làm khô.

– Ủ xanh – SGK trang 106)

Video liên quan

Chủ đề