Phù chân là dấu hiệu bệnh gì

Đừng chủ quan với triệu chứng sưng phù ở chân, vì đó có thể là dấu hiệu sớm của cơn đau tim chết người, theo Express.

Phù có thể là dấu hiệu của suy tim vì khi tim không bơm tốt, chất lỏng từ bên trong mạch máu có xu hướng rò rỉ ra các mô xung quanh.

Chân và mắt cá chân là những vùng thường bị phù nề vì tác động của trọng lực.

Cần lưu ý rằng, không phải ai bị sưng phù chân cũng là bị bệnh tim. Sưng phù chân hoặc tăng cân không nhất thiết là bị bệnh tim.

Làm sao để nhận biết phù chân thế nào là bệnh tim?

Nếu sưng phù chân kèm theo các triệu chứng đau tim khác cùng với tiền sử gia đình bị bệnh tim, thì nhiều khả năng mắc bệnh tim hoặc suy tim, tiến sĩ Carl E. Orringer, phó giáo sư y khoa và giám đốc y học tim mạch dự phòng, từ Coconut Grove (Mỹ), cho biết, theo Express.

Các triệu chứng của đau tim ở nam giới thường là đau ngực.

Ở phụ nữ, ngoài tình trạng khó chịu ở ngực, còn kèm theo các triệu chứng khác, như khó thở, buồn nôn và mệt cực độ.

Suy tim sung huyết cũng có thể gây trướng bụng.

Suy tim cũng có thể khiến chất lỏng tích tụ trong phổi, dẫn đến khó thở hoặc ho dai dẳng.

Tại sao suy tim gây sưng phù chân?

Khi bị suy tim, tuần hoàn máu chậm lại và hoạt động kém hiệu quả hơn. Chất lỏng mà lẽ ra phải được máu lấy và chuyển đến thận để đào thải, sẽ đọng lại ở những nơi như chi dưới, theo Health Line.

Vì vậy, những người bị suy tim nên theo dõi cân nặng hằng ngày. Tăng cân có thể là dấu hiệu của tình trạng giữ nước.

Phù chân là dấu hiệu bệnh gì

Những người bị suy tim nên theo dõi cân nặng hằng ngày. Tăng cân có thể là dấu hiệu của tình trạng giữ nước

Ảnh minh họa: Shutterstock

Sưng phù chân còn là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm nào?

• Cục máu đông ở chân

Cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân, có thể làm giảm lưu lượng máu, dẫn đến sưng phù và khó chịu, theo Health Grades.

• Suy tĩnh mạch

Khi các tĩnh mạch không thể bơm máu đầy đủ, khiến máu đọng lại ở chân.

• Viêm màng ngoài tim

Tình trạng này gây khó thở và sưng phù mạn tính, nghiêm trọng ở chân và mắt cá chân.

• Phù bạch huyết

Sự tắc nghẽn trong hệ thống bạch huyết khiến các mô bị sưng lên vì chất lỏng, dẫn đến sưng ở tay và chân.

• Tiền sản giật

Tình trạng này gây ra huyết áp cao khi mang thai - có thể dẫn đến tuần hoàn kém và sưng phù ở mặt, tay và chân.

• Xơ gan

Tình trạng này có thể gây ra huyết áp cao và lưu thông kém ở bàn chân, cẳng chân và mắt cá chân.

Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu sưng phù kèm theo các triệu chứng sau, theo Health Grades.

• Mắc bệnh tim hay bệnh thận

• Vùng sưng phù bị tấy đỏ, nóng

• Hơi sốt

• Mang thai và bị phù đột ngột hoặc phù nặng

• Đã thử nhiều cách khắc phục tại nhà, nhưng không có hiệu quả

• Sưng phù càng ngày càng nặng

Nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu sưng phù bàn chân, cẳng chân và mắt cá chân, đồng thời gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau đây, theo Health Grades.

Bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân bị sưng thường do sự tích tụ chất lỏng hoặc là phản ứng của cơ thể đối với chấn thương, nhiễm trùng.

Phù nề là tình trạng chất lỏng dư thừa bị giữ lại trong các mô của cơ thể gây ra sưng tấy, thường xảy ra ở bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân, có thể do chấn thương hoặc viêm nhiễm gây sưng. Vết sưng tấy có thể gây khó khăn cho việc đi lại, cần xác định nguyên nhân để có có biện pháp giảm sưng kịp thời.

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới chân bị sưng, phù nề:

Mang thai

Sưng ở chân thường gặp khi ở giai đoạn mang thai do các yếu tố như: giữ nước tự nhiên, sự gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch do tử cung giãn ra, thay đổi nội tiết tố... Thai phụ có dễ bị sưng chân hơn vào buổi tối, đặc biệt là sau khi đi đi bộ trong thời gian dài. Bàn chân và mắt cá chân có xu hướng sưng lên từ tháng thứ năm của thai kỳ và biến mất sau khi sinh con.

Ngoài ra, ở phụ nữ mang thai, tình trạng sưng đột ngột hoặc nghiêm trọng ở mắt cá chân, bàn tay và mặt có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Đây là tình trạng nghiêm trọng khiến mẹ bầu bị cao huyết áp và có protein trong nước tiểu, thường xảy ra sau tuần 20 của thai kỳ.

Để ngừa sưng phù trong thai kỳ, mẹ bầu cần tránh đứng trong thời gian dài, ngồi trong tư thế kê chân cao, đi giày thoải mái và tránh đi giày cao gót, mang vớ nén, quần tất hoặc tất chân, nằm nghiêng về bên trái khi ngủ. Nếu sưng đau, hãy đi thăm khám để đảm bảo rằng huyết áp ở mức bình thường và loại trừ các tình trạng khác có thể xảy ra, chẳng hạn như tiền sản giật.

Phù chân là dấu hiệu bệnh gì

Chân sưng, phù nề có thể xảy ra ở tháng thứ năm của thai kỳ. Ảnh: Healthline

Viêm bao hoạt dịch

Viêm bao hoạt dịch là khi các túi chứa đầy chất lỏng xung quanh khớp bị viêm, gây ra sưng và đau tại khớp. Bệnh phổ biến ở người lớn tuổi và những người vận động khớp mạnh như vận động viên hay một số công việc nhất định. Viêm bao hoạt dịch có thể phát triển ở bất kỳ khớp nào có bao hoạt dịch nhưng phổ biến nhất ở chân, đầu gối và mắt cá chân.

Dùng thuốc giảm đau, chườm đá và nghỉ ngơi có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể cần dùng corticosteroid hay thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm trùng.

Suy tĩnh mạch mạn tính

Suy tĩnh mạch mạn tính xảy ra khi các van trong tĩnh mạch bị tổn thương do đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Bệnh gây ảnh hưởng đến lượng máu di chuyển từ tim đến chân, gây ra sự tích tụ máu trong các tĩnh mạch của chân và dẫn đến sưng tấy.

Tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, tập các bài tập chân, bàn chân và mắt cá chân khi ngồi trong thời gian dài, kê cao chân khi nghỉ, đi bộ và tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng vừa phải, mang vớ nén...

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát lượng đường trong máu dẫn đến nguy cơ máu lưu thông kém, đọng lại ở cẳng chân gây sưng tấy. Các vấn đề về tuần hoàn kéo dài cũng dẫn đến tổn thương dây thần kinh ở bàn chân gây ra chấn thương và sưng tấy.

Để giúp giảm sưng chân do bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể khuyên người bệnh mang vớ nén, tập thể dục thường xuyên, kê cao chân khi ngủ, giảm cân, hạn chế ăn mặn, ngâm chân trong muối Epsom.

Bệnh gout

Sự tích tụ của axit uric trong máu dẫn đến gout, gây ra gây sưng ở các khớp bị ảnh hưởng, điển hình là ở bàn chân, đặc biệt là ngón chân cái. Các đợt bùng phát bệnh gout thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày.

Dùng thuốc để ngăn ngừa bệnh gout bùng phát như NSAID hoặc corticosteroid. Dùng giấm táo và nước ép anh đào đen có thể giúp giảm các triệu chứng nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu các triệu chứng bệnh nghiêm trọng.

Bệnh thận

Suy giảm chức năng thận có thể dẫn tới tình trạng tích tụ nhiều muối trong máu. Khi đó cơ thể phản ứng lại bằng cách giữ nước và nguy cơ dẫn đến sưng phù ở bàn chân và mắt cá chân. Các triệu chứng khác của bệnh thận như: khó tập trung, ăn không ngon, cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu, khó ngủ, co giật cơ và chuột rút, da ngứa khô, đi tiểu nhiều, buồn nôn và nôn mửa...

Dùng thuốc bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc huyết áp, thuốc giảm cholesterol, bổ sung canxi và vitamin D...

Chấn thương

Sưng ở bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân có thể là hậu quả của tình trạng viêm do chấn thương cấp tính hoặc mạn tính. Khi bị thương, hiện tượng sưng tấy xảy ra do máu dồn đến vùng bị ảnh hưởng. Một số chấn thương có thể bao gồm: bong gân, gãy xương, đứt gân...

Dùng đá chườm lên vết thương tối đa 20 phút/lần trong ngày hoặc dùng băng ép để hết sưng. Nâng chân cao khi nghỉ ngơi, đặc biệt là vào ban đêm. Tùy thuộc vào mức độ chấn thương, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau, đeo nẹp hay phẫu thuật.

Phù chân là dấu hiệu bệnh gì

Sưng ở bàn chân có thể là hậu quả của tình trạng viêm do chấn thương như bong gân, gãy xương, đứt gân... Ảnh: Healthline

Phù bạch huyết

Phù bạch huyết xảy ra do các hạch bạch huyết bị tổn thương hoặc bị cắt bỏ, thường là chỉ định trong điều trị ung thư. Từ đó, cơ thể giữ nước nhiều hơn và có thể dẫn đến sưng bàn chân, mắt cá chân. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: cảm giác căng tức hoặc nặng nề, hạn chế vận động, nhức mỏi, nhiễm trùng lặp đi lặp lại...

Chứng phù bạch huyết không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách giảm đau và sưng. Phù bạch huyết nặng có thể phải phẫu thuật. Một vài bài tập nhẹ nhàng khuyến khích như nâng cao chân, xoa bóp...

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (RA) là một phản ứng tự miễn của cơ thể ảnh hưởng đến niêm mạc khớp. Các chất lỏng tích tụ xung quanh các khớp sẽ gây sưng tấy và có khả năng bị tổn thương vĩnh viễn. Cùng với sưng tấy, người bệnh có thể gặp phải đau khớp, cứng khớp, mệt mỏi, sốt, thiếu máu...

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc corticosteroid, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), vật lý trị liệu...