Phổ cập giáo dục được quy định như thế nào

Phổ cập giáo dục ở Việt Nam

Nhà nước phổ cập giáo dục ở các cấp học nào? Phổ cập giáo dục ở Việt Nam được quy định thế nào? Phổ cập giáo dục là chính sách giáo dục đã được phổ biến từ lâu và hiện tại vẫn đang thi hành. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu chính sách này nhé.

Chương trình phổ cập giáo dục

Điều 14 Luật Giáo dục 2019 quy định:

Điều 14. Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc

1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.

Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

=> Nhà nước phổ cập giáo dục ở cấp tiểu học, mầm non và trung học cơ sở

Việt Nam được đánh giá là có tiến bộ nhanh hơn so với phần lớn các nước có thu nhập thấp khác trên thế giới trong việc khắc phục những sự chênh lệch về giới và về tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi. Đến năm 2014 đã có 63/63 tỉnh, thành đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi cấp độ I, tức là đã hoàn thành trước kế hoạch đối với mục tiêu thiên niên kỷ về phổ cập giáo dục tiểu học.

2. Phổ cập giáo dục là gì?

Luật Giáo dục 2019 quy định về Phổ cập giáo dục như sau:

Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật

3. Phổ cập giáo dục ở Việt Nam

Từ khi thực hiện đến nay, phổ cập giáo dục ở Việt Nam đạt được nhiều thành công:

Phổ cập giáo dục tiểu học được thực hiện trên cả nước và ở tất cả các vùng, miền; tình trạng học sinh trong độ tuổi đi học không đến trường giảm mạnh; khoảng cách về giới trong giáo dục phổ thông gần như được xóa bỏ. Năm 2019, tỷ lệ đi học đúng tuổi của cấp tiểu học là 98,0%; THCS là 89,2%; THPT là 68,3%.

Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đạt 95,8%, tăng 1,8 điểm phần trăm so với năm 2009. Chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa khu vực thành thị và nông thôn dần được thu hẹp, với chênh lệch 4,0 điểm phần trăm, thấp hơn so với mức chênh lệch 4,7 điểm phần trăm năm 2009. Đồng bằng sông Hồng là vùng có tỷ lệ biết chữ cao nhất (98,9%). Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ biết chữ thấp nhất (89,9%), đây cũng là vùng có sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa thành thị và nông thôn cao nhất cả nước (10,1 điểm phần trăm), trong khi mức chênh lệch này ở các vùng còn lại chỉ dưới 3,0 điểm phần trăm.

Chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học được giữ vững và nâng cao, 63/63 tỉnh, thành phố đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, trong đó 14 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở được duy trì bền vững, 63/63 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1, trong đó một số tỉnh đạt chuẩn THCS mức độ 2 và 3. Việc dạy và học 8 thứ tiếng dân tộc thiểu số (Mông, Chăm, Khmer, Gia Rai, Ba Na, Ê Đê, M’Nông, Thái) tiếp tục được quan tâm triển khai tại 23 tỉnh, thành phố có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ vẫn tồn tại những hạn chế nhất định như: Sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, còn tồn tại khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa thành thị và nông thôn, vùng dân tộc thiểu số; nhận thức của người dân về công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ còn hạn chế, chưa thấy rõ được vai trò và lợi ích của việc biết chữ đối với cuộc sống của cá nhân và sự phát triển chung của cộng đồng; công tác điều tra cơ bản số người mù chữ hàng năm của các địa phương chưa được coi trọng; việc vận động người dân tham gia lớp học xóa mù chữ và duy trì sĩ số không được quan tâm đúng mức; đồng bào dân tộc thiểu số sau khi biết chữ không có hoặc có ít cơ hội sử dụng tiếng Việt nên rất dễ tái mù chữ…

Trên đây Hoatieu.vn trả lời câu hỏi Nhà nước phổ cập giáo dục ở các cấp học nào? Chương trình giáo dục phổ cập giúp nâng cao chất lượng dạy học, giảm thiểu tình trạng mù chữ, không đến trường tại các xã miền núi, dân tộc thiểu số. Tuy nhiên việc phổ cập giáo dục vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế như trên. Chúng ta cần khắc phục những hạn chế này để việc phổ cập giáo dục đạt được hiệu quả tốt hơn. Phổ cập giáo dục có thể viết tiếp truyền thống hiếu học của nhân dân Việt Nam.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Ngày hỏi:22/06/2022

 Phổ cập giáo dục  Trường tiểu học

Thế nào là phổ cập giáo dục? Trường tiểu học có được xem là cơ sở giáo dục phổ thông hay không? Giáo viên có được hút thuốc trong giờ ra chơi?

Nội dung này được Ban biên tập LawNet tư vấn như sau:

  • Mình có biết đến hoạt động phổ cập giáo dục. Mình muốn hỏi là theo quy định của pháp luật thì phổ cập giáo dục được hiểu như thế nào? Quy định ở văn bản nào? Cảm ơn.

    Căn cứ Khoản 8 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 có quy định:

    Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là định nghĩa về phổ cập giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục.

    Tôi là cử nhân sư phạm, tôi có câu hỏi muốn được giải đáp, theo quy định pháp luật hiện nay thì những trường nào được xem là cơ sở giáo dục phổ thông và liệu trường tiểu học có thuộc đối tượng đó không?

    Căn cứ Điều 33 Luật giáo dục 2019 quy định về cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:- Trường tiểu học;- Trường trung học cơ sở;- Trường trung học phổ thông;- Trường phổ thông có nhiều cấp học.

    Trên đây là những trường thuộc cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó trường tiểu học vẫn thuộc cơ sở giáo dục phổ thông.

    Em đang học lớp 11, thầy giáo dạy môn Vật lý trường em hút thuốc khiến cho em rất khó chịu. Nhưng thầy chỉ hút trong giờ ra chơi thôi. Vậy cho em hỏi, có quy định nào cấm giáo viên hút thuốc trong trường không ạ?

    Theo Điều 22 Luật Giáo dục 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục như sau:

    - Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.

    - Xuyên tạc nội dung giáo dục.

    - Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

    - Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.

    - Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

    - Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

    Như vậy, theo quy định trên thì giáo viên không được hút thuốc tại cơ sở giáo dục. Cho nên, thầy giáo của bạn sẽ không được phép hút thuốc trong trường cho dù là trong giờ ra chơi.

    Trân trọng!


Căn cứ Điều 14 Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020) quy định cụ thể như sau về phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc:

- Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.

Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.

- Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.

- Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.

2. Chương trình giáo dục

- Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.

- Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.

- Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.

- Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều này.

Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn quan tâm.

Trân trọng!