Phân vi sinh vật là gì công nghệ 10 năm 2024

Căn cứ vào nguồn gốc, phân bón sử dụng trong nông, lâm nghiệp được chia làm 3 loại: phân hoá học, phân hữu cơ tự nhiên và phân vi sinh vật

1.1.1. Phân hoá học

  • Định nghĩa: Là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp, có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp
  • Phân loại:
    • Phân đơn: chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng
      • Ví dụ 1: Phân đạm, phân lân, phân kali…
    • Phân đa nguyên tố: chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng
      • Ví dụ 2: Phân N-P-K, phân N-P-K-S,…

Hình 1. Một số loại phân hóa học

1.1.2. Phân hữu cơ

  • Phân hữu cơ là tất cả các chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo đảm cho cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt
  • Ví dụ 3: phân chuồng, phân xanh, phân rác,...

Hình 2. Một số loại cây phân xanh

1.1.3. Phân vi sinh vật

Định nghĩa: Là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ…

1.2. ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THƯỜNG DÙNG TRONG NÔNG, LÂM NGHIỆP

1.2.1. Đặc điểm của phân hoá học

  • Phân hoá học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao
  • Phần lớn phân hoá học dễ hoà tan (trừ phan lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh
  • Bón nhiều phân hoá học, bón liên tục nhiều năm, đặc biệt là phân đạm và phân kali dễ làm cho đất hoá chua

1.2.2. Đặc điểm của phân hữu cơ

  • Phân hữu cơ có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đại dương, trung lượng và vi lượng
  • Phân hữu cơ có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định
  • Những chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hoá cây mới sử dụng được. Vì vậy phân hữu cơ là loại phân bón có hiệu qua chậm
  • Bón phân hữu cơ nhiều năm không làm hại đất

1.2.3. Đặc điểm của phân vi sinh vật:

  • Phân vi sinh vật là loại phân bón có chứa vi sinh vật sống. Khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nên thời hạn sử dụng ngắn
  • Mỗi loại phân bón chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định
  • Bón phân vi sinh vật liên tục nhiều năm không làm hại đất

1.3. KỸ THUẬT SỬ DỤNG

Để phân bón phát huy hiệu lực, khi sử dụng cần chú ý:

  • Tính chất của phân bón
  • Tính chất của đất
  • Đặc điểm sinh học của cây trồng
  • Điều kiện thời tiết

1.3.1. Sử dụng phân hoá học

  • Phân dễ tan gồm phân đạm và phân kali
    • Cách sử dụng:
      • Dùng để bón thúc là chính
      • Có thể dùng để bón lót nhưng phải bón với lượng nhỏ
      • Khi dùng nhiều năm liên tục, cần phải bón vôi để cải tạo đất
  • Phân lân khó tan nên thường dùng để bón lót

Phân N-P-K chứa 3 nguyên tố nitơ, phốt pho, kali và được sản xuất riêng cho từng loại đất, từng loại cây. Sử dụng để bón lót hoặc bón thúc

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vi sinh vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, y tế, xử lý nước đang được đẩy mạnh. Để hiểu rõ hơn về công nghệ vi sinh là gì, các bạn hãy dành chút thời gian và theo dõi những chia sẻ dưới đây của Primer bạn nhé.

Công nghệ vi sinh là gì

Công nghệ vi sinh (Microbial Technology) là công nghệ khai thác và sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị phục vụ cho nhiều lĩnh vực trong đời sống, ví dụ như trồng trọt, chăn nuôi, y tế, xử lý chất thải, nước thải,….

Sở dĩ công nghệ vi sinh được đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển như hiện nay là vì:

  • An toàn với sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.
  • Các vi sinh vật thường có sẵn và rất phổ biến nên nguồn khai thác cho việc nghiên cứu công nghệ vi sinh được coi là vô tận, dễ dàng.
  • Hiệu quả với nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong cuộc sống
  • Sau khi ứng dụng công nghệ vi sinh vào trồng trọt, chăn nuôi, chúng ta có thể tận dụng được một số chất thải hữu cơ để phục vụ cho hoạt động khác.

Ứng dụng của công nghệ vi sinh vật là gì?

Sau khi đã hiểu được công nghệ vi sinh là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp về những ứng dụng của công nghệ vi sinh trong đời sống bạn nhé. Hiện nay, công nghệ vi sinh vật đang được ứng dụng trong các lĩnh vực như sau:

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong nghiên cứu khoa học

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong nghiên cứu khoa học

Trong nghiên cứu khoa học, công nghệ vi sinh có vai trò rất lớn. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, phát hiện và xây dựng bộ chủng vi sinh vật để có thể phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Họ sẽ thực hiện việc nghiên cứu các đặc điểm lý, hóa, sinh của vi sinh vật, từ đó xem xét quá trình biến đổi của những vi sinh này trong các môi trường khác nhau. Sau khi nghiên cứu sự tương tác giữa chúng, các nhà khoa học sẽ trích xuất và xem xét cấu trúc sự biến động của quần xã, quần thể vi sinh vật.

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ vi sinh vật còn thực hiện và khảo sát tính di truyền học của các loài vi sinh vật, từ đó đưa ra những đánh giá và kết quả để đóng góp vào quá trình ứng dụng trong y tế, xử lý môi trường.

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp, công nghệ vi sinh được ứng dụng để sản xuất ra các loại phân bón vi sinh thân thiện với môi trường và những giống cây trồng mới bằng công nghệ tạo giống. Ngoài ra, công nghệ vi sinh còn tạo ra các sản phẩm giúp bảo quản giống cây trồng an toàn, sản phẩm giúp lên men rơm rạ, chất thải nông nghiệp thành các chất dinh dưỡng tốt cho môi trường đất và nước.

Trong số những sản phẩm ứng dụng công nghệ vi sinh kể trên, phân bón vi sinh là sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Loại phân bón này được sản xuất từ những loài sinh vật có lợi và nó được dùng để thay thế cho các loại phân hóa học như đạm, lân, kali,…

Công nghệ vi sinh được ứng dụng để tạo ra giống cây trồng mới

Sử dụng phân bón vi sinh đem lại rất nhiều lợi ích như:

  • Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng, giúp làm giảm tình trạng sâu bệnh hại và giúp cây chống chọi tốt với thiên nhiên từ trong rễ. Từ đó giúp tăng năng suất của các loại cây trồng, giúp cây đạt sản lượng thu hoạch cao hơn, chất lượng rau củ quả cũng tốt hơn.
  • An toàn cho người sử dụng và đặc biệt là rất thân thiện với môi trường.
  • So với phân bón hóa học thì phân bón vi sinh có giá thành thấp hơn.
  • Cải tạo và cân bằng các chất dinh dưỡng hữu cơ có trong đất, giúp đất tơi xốp, màu mỡ hơn, tránh tình trạng đất bị bạc màu.

Ứng dụng trong chăn nuôi

Trong ngành chăn nuôi, công nghệ vi sinh được ứng dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm như nấm, men,… chuyên dùng để khử mùi, khử trùng chuồng trại, giúp giảm mùi hôi thối từ các chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Ngoài r những loại nấm, men này còn được dùng để làm đệm lót chuồng nuôi gia cầm, giúp tăng khả năng chống chọi với bệnh tật cho gia cầm, từ đó giúp gia tăng hiệu quả chăn nuôi.

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ vi sinh được ứng dụng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, công nghệ vi sinh đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm ô nhiễm môi trường nước, giúp ngăn chặn tối đa các loại vi khuẩn gây hại cho tôm, cá,… Việc ứng dụng công nghệ này sẽ giúp bà con tăng năng suất mùa vụ và không cần lo lắng về vấn đề tôm mắc dịch bệnh và chết hàng loạt.

Các chủng vi sinh được ứng dụng trong lĩnh vực nuôi tôm được chia thành 3 nhóm sau:

  • Các chủng vi sinh vật giúp hệ tiêu hóa của tôm ổn định hơn như Lactobacillus, Bacillus, Saccharomyces,…
  • Các chủng vi sinh vật có tính cạnh tranh, đối kháng cáo với vi khuẩn gây bệnh được sử dụng để cải thiện nền đáy ao nuôi tôm như Bacillus sp, Bacillus licheniformis,…
  • Nhóm vi sinh vật giúp cải thiện chất lượng môi trường, ổn định độ pH, tăng nồng độ oxy và các chỉ số khác trong ao nuôi tôm như vi khuẩn Nitrobacter, Actinomyces, Nitrosomonas, Bacillus, Rhodobacter sp, Rhodopseudomonas viridis, Rhodospirillum, …

Ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong y học

Công nghệ vi sinh được ứng dụng trong quá trình sản xuất ra nhiều loại thuốc, chất dinh dưỡng mới, vaccine phòng bệnh, một số loại thuốc kháng sinh, quá trình xét nghiệm và nhiều loại chất khác. Khi kết hợp với công nghệ sinh học, chúng đã tạo ra hàng loạt sản phẩm và kháng thể có tác dụng phòng ngừa, điều trị và chẩn đoán các căn bệnh nguy hiểm.

Tuy nhiên cho đến nay, con người vẫn chưa nghiên cứu ra các kháng thể có thể ngăn chặn những vi sinh vật gây ra các căn bệnh nguy hiểm như ung thư, máu trắng,…

Ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong y học

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý môi trường

Thực trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng báo động trên toàn thế giới, trong đó có nước ta. Tình trạng các loại chất thải, nước thải của ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế, thậm chí là hoạt động sinh hoạt hàng ngày chưa được xử lý hoặc xử lý không triệt để đã thải vào môi trường đã khiến nguồn nước, đất, không khí bị ô nhiễm.

Việc ứng dụng công nghệ vi sinh vào quá trình xử lý nước thải đã đưa nhiều loại vi khuẩn, vi tảo, nấm,…. có tác dụng làm sạch nguồn nước thải vào nước. Tuy những loài vi sinh vật này có thể tiềm ẩn nguy cơ chứa nhiều mầm bệnh nhưng chúng lại có công dụng lớn trong việc xử lý sự ô nhiễm từ các loại chất thải.

Xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể, khi đưa các vi sinh vật này vào trong hệ thống xử lý nước thải, chúng sẽ sử dụng các chất hữu cơ và khoáng chất có trong nước thải để làm thức ăn. Những chất này sẽ bị vi sinh vật phân hủy thành các dạng chất đơn giản hoặc khí, từ đó làm giảm hàm lượng chất ô nhiễm và đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đúng quy định.

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý môi trường

Quy trình xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh vật được chia ra thành 3 giai đoạn, đó là xử lý vi sinh vật kỵ khí, xử lý vi sinh vật hiếu khí và vi sinh vật thiếu khí:

  • Xử lý vi sinh vật kỵ khí: Quá trình này sẽ gồm các bước là thủy phân, cắt mạch các hợp chất phân tử, axit hóa, axetat hóa và methane hóa. Quy trình xử lý sẽ xử lý được các vi sinh vật lơ lửng và các vi sinh vật bám tại các thành ống.
  • Xử lý vi sinh vật hiếu khí: Quá trình này bao gồm các bước là oxy hóa các chất hữu cơ, tiến hành tổng hợp tế bào mới và vi phân hủy nội bào. Xử lý vi sinh vật hiếu khí sẽ xử lý các vi sinh vật lơ lửng và vi sinh vật bám dính.
  • Xử lý vi sinh vật thiếu khí: Đây là quá trình sử dụng bể Anoxic (bể lên men) để lên men các chất trong có nước thải, cắt mạch Polyphosphate thành Phosphate, khử nitrat thành nitơ trong điều kiện thiếu khí.

Trên đây là những thông tin về công nghệ vi sinh là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Với những chia sẻ này, hi vọng các bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về công nghệ vi sinh. Nếu bạn nào đang quan tâm đến các sản phẩm máy lọc nước RO công nghiệp, hãy liên hệ ngay với Primer theo số hotline 1900 98 98 35 ngay hôm nay bạn nhé.

Sản xuất phân bón vi sinh là gì công nghệ 10?

  1. Sản xuất phân bón vi sinh - Công nghệ vi sinh là ngành công nghệ khai thác hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị, phục vụ đời sống và phát triển kinh tế - xã hội. - Nhờ ứng dụng công nghệ vi sinh đã tạo ra nhiều loại phân bón vi sinh khác nhau phục vụ trồng trọt.

Khái niệm công nghệ vi sinh vật là gì?

Công nghệ vi sinh (Microbial Technology) là công nghệ khai thác và sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị phục vụ cho nhiều lĩnh vực trong đời sống, ví dụ như trồng trọt, chăn nuôi, y tế, xử lý chất thải, nước thải,….

Phân hữu cơ là gì công nghệ 10?

Phân hữu cơ là loại phân bón có nguồn gốc từ chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân lá cây, sản phẩm nông nghiệp, than bùn, hoặc các chất hữu cơ thải từ sinh hoạt, nhà bếp, và sản xuất thủy sản. Phân hữu cơ chứa nhiều chất dinh dưỡng đa dạng, cả hữu cơ và vi lượng dưới dạng hợp chất hữu cơ.

Phân bón vi sinh vật là gì?

Phân vi sinh vật (phân vi sinh) là sản phẩm chứa các vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N,P,K, S, Fe…)

Chủ đề