Phân tích Điều 244 Bộ luật tố tụng dân sự

Để áp dụng đúng và thống nhất Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã; Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật hình sự và Điều 106 về xử lý vật chứng trong giai đoạn xét xử của Bộ luật Tố tụng hình sự, ngày 05/11/2018, sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng các điều luật này.

Theo đó, Nghị quyết này hướng dẫn:

Ngoài ra, Nghị quyết còn hướng dẫn việc xử lý vật chứng trong giai đoạn xét xử theo Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự, cụ thể:

Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2018.

Vụ án kinh doanh thương mại về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa:

* Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP A (Viết tắt là Ngân hàng A)

* Bị đơn: Công ty TNHH  Xây dựng Sao Mai(Viết tắt là Công ty M)  

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Ông Nguyễn Hữu M và bà Hoàng Thị Đ.

- Ông Nguyễn Hữu T và bà Dương Thị H.

- Ông Nguyễn Hữu D và bà Trần Thị D.(1)

Nội dung vụ án như sau:

Ngày 24/5/2016, Công ty M và Ngân hàng A có ký kết hai hợp đồng tín dụng. Theo đó, Ngân hàng A đã cấp tín dụng cho Công ty M như sau:

  • Hợp đồng tín dụng số THK.DN.350.230516, phụ lục hợp đồng số THK.DN.350.230516/PL/01 ngày 24/5/2016 và được giải ngân bằng hai khế ước:

+ Khế ước nhận nợ số 13 số tiền vay là 6.700.000.000đ. Số tiền thực tế giải ngân là 5.900.000.000đ, thời hạn vay: 9 tháng. Lãi suất trong hạn là 8,73%/năm, lãi suất quá hạn 150% lãi suất trong hạn.

+ Khế ước nhận nợ số 14 số tiền vay là 6.700.000.000đ. Số tiền thực tế giải ngân là 800.000.000đ, thời hạn vay: 9 tháng (từ 31/3/2017 đến 30/12/2017). Lãi suất quá hạn 150% lãi suất trong hạn.

Trong quá trình vay vốn, Công ty M đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Do đó, ngày 27/7/2017 Ngân hàng A đã chuyển toàn bộ số nợ vay còn thiếu sang nợ quá hạn. Tính đến ngày 18/01/2018, Công ty M còn nợ Ngân hàng A số tiền 7.332.859.367đ gồm: 6.700.000.000đ, lãi trong hạn: 120.729.658đ, lãi quá hạn: 512.129.709đ

- Hợp đồng tín dụng số THK.DN.400.230516 ngày 24/5/2016, số tiền vay: 400.000.000đ, giải ngân: 400.000.000đ, thời hạn từ 24/5/2016 – 24/5/2017. Lãi suất trong hạn là 8,73%/năm (tháng), lãi suất quá hạn 150% lãi suất trong hạn.

Trong quá trình vay vốn, Công ty M vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Do đó, ngày 27/7/2017 Ngân hàng A đã chuyển số tiền vay còn thiếu sang nợ quá hạn. Tính đến ngày 18/01/2018, Công ty M còn nợ Ngân hàng A các khoản: nợ gốc: 7.046.213.832đ, lãi trong hạn: 130.974.164đ, lãi quá hạn: 541.140.638đ. Tổng cộng: 7.718.328.634đ.

* Các khoản vay nêu trên được bảo đảm bằng các tài sản thế chấp sau:

+ Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Lô E34 khu tái định cư số 3 đô thị mới quận D thuộc quyền sử dụng và sở hữu của bà Hoàng Thị Đ, ông Nguyễn Hữu M theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai số THK.BDDN.207.2030516 ngày 24/5/2016, Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số THK.BĐDN.67.080715 ngày 10/7/2015, Hợp đồng sửa đổi, bổ sung số THK.BĐDN.67.080715/SĐBS.01 ngày 23/9/2015.

+ Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại quận H thuộc quyền sở hữu của bà Hoàng Thị Đ và ông Nguyễn Hữu M theo hợp đồng thế chấp số THK.BĐDN.114.221013 ngày 22/10/2013, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất  của người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người thứ ba để vay vốn bổ sung số THK.BĐDN.89.271113 ngày 06/12/2013.

+ 01 xe ôtô FORD ESCAPE, số khung: RL05SEFAMDBR09262, số máy: L310535525 theo hợp đồng thế chấp máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải số 671130 ngày 19/6/2013.

Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty M đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng A. Mặc dù, nhiều lần Ngân hàng A đôn đốc trả nợ nhưng Công ty M không thực hiện. Tính đến ngày 30/9/2017, Công ty M còn nợ Ngân hàng A số tiền 7.432.357.847đ (gốc:7.097.413.832đ, lãi trong hạn 130.974.164đ, lãi quá hạn 203.148.586đ, phạt chậm trả 821.265đ). Do đó, Ngân hàng A khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Công ty M thanh toán số tiền nợ nêu trên; nếu Công ty M không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì đề nghị xử lý các tài sản đã thế chấp nêu trên.

Sau khi Tòa án thụ lý giải quyết, ngày 29/5/2018 Công ty M đã trả cho Ngân hàng A số tiền 5.385.093.237đ.  Ngày 11/6/2018, Ngân hàng A có văn bản xin rút một phần yêu cầu khởi kiện đối với số tiền nợ là: 5.385.093.237đ, trong đó nợ gốc: 4.751.413.832đ; lãi trong hạn: 130.974.164đ; lãi quá hạn: 91.254.977đ, phạt chậm trả 821.205đ và rút yêu cầu phát mãi đối với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại quận H.

Tại phiên tòa sơ thẩm, Ngân hàng A yêu cầu Tòa án buộc Công ty M thanh toán số tiền 2.484.579.359đ (tiền nợ gốc: 2.346.000.000đ, tiền lãi quá hạn 138.579.359đ).

Xét việc áp dụng pháp luật, chúng tôinhận thấy, Tòa án cấp sơ thẩm đã có vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 244 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS):

1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.

2. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút”.

Căn cứ quy định trên, việc nguyên đơn rút số tiền 5.385.093.237đ trong đó có một phần tiền gốc, tiền lãi, toàn bộ tiền phạt chậm trả và 01 tài thế chấp. Từ đó, Tòa án sơ thẩm đã đình chỉ đối với phần tiền phạt chậm trả là đúng quy định tại Khoản 2 Điều 244 BLTTDS.

Tuy nhiên, Tòa án sơ thẩm đình chỉ đối với việc nguyên đơn rút một phần tiền gốc, tiền lãi và 01 tài sản thế chấp là không đúng. Bởi lẽ, việc nguyên đơn rút các phần này là điều chỉnh về mặt giá trị yêu cầu, không thay đổi bản chất của yêu cầu khởi kiện; cụ thể là không rút một trong các yêu cầu khởi kiện này. Thực tế, nguyên đơn vẫn yêu cầu bị đơn thanh toán tiền gốc, tiền lãi và xử lý tài sản thế chấp, chỉ giảm đi về mặt giá trị và đối tượng tài sản.

Như vậy, việc điều chỉnh giá trị và đối tượng tài sản thuộc trường hợp thay đổi yêu cầu khởi kiện. Do đó, khi nguyên đơn có ý kiến về vấn đề này thì Tòa án sơ thẩm phải nhận định, đánh giá, xem xét yêu cầu của nguyên đơn để từ đó chấp nhận hay không chấp nhận đúng theo quy định tại Điều 266 BLTTDS.

Tòa án sơ thẩm đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với tiền gốc, tiền lãi và tài sản thế chấp là áp dụng pháp luật không đúng quy định tại Điều 244 BLTTDS.

Ngoài ra, tại phần Quyết định của bản án sơ thẩm không nêu căn cứ vào Khoản 2 Điều 244 BLTTDS để đình chỉ một phần yêu cầu tiền phạt chậm trả là có thiếu sót.

(1) Trong vụ án này,tên của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đã thay đổi

Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244)

Theo điều 244, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm như sau:

1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;

c) Ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam;

d) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác;

đ) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản này;

e) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định tại các điểm c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 08 cá thể đến 11 cá thể lớp thú, từ 11 cá thể đến 15 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 16 cá thể đến 20 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

c) Từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác; từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ;

d) Ngà voi có khối lượng từ 20 kilôgam đến dưới 90 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 09 kilôgam;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

g) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

h) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

i) Buôn bán, vận chuyển qua biên giới;

k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 08 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 16 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

c) Từ 03 cá thể voi, tê giác trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 03 cá thể voi, tê giác trở lên; 06 cá thể gấu, hổ trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 06 cá thể gấu, hổ trở lên;

d) Ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kilôgam trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, đối với tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm thì mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm.

BÌNH LUẬN:

  1. Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó.
  2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm:
  • Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là tội xâm phạm đến chế độ quản lý của nhà nước về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội.
  • Đối tượng tác động: các loại động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
  • Mặt khách quan của tội phạm:
  1. Hành vi khách quan: Một hoặc một số hành vi sau được coi là dấu hiệu định tội của tội vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm:
  • Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
  • Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;
  • Ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam;
  • Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác;
  • Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản này;
  • Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định tại các điểm c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  1. Hậu quả: Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc.
  2. Các dấu hiệu khách quan khác:

So với BLHS 1999, ở BLHS 2015 sửa đổi, nhà làm luật đã quy định thêm dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc. Đó là các quy định về quản lý, bảo vệ động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nói chung, quy định về thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

  • Là cá nhân đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Lưu ý: dấu hiệu nhân thân “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” được xác định là một trong những dấu hiệu cấu thành tội phạm trong trường hợp “Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định tại các điểm c, d và đ” khoản 1.
  • Pháp nhân thương mại cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
  • Mặt chủ quan của tội phạm:
  • Người thực hiện hành vi phạm tội này có lỗi cố ý.
  • Nếu vì một lý do nào đó mà họ hoàn toàn không biết hoặc không buộc họ phải biết đó là động vật hoang dã quý hiếm thì không bị coi là cố ý và không bị coi là phạm tội này. Nếu không biết hoặc không buộc phải biết thì tùy trường hợp cụ thể, họ có thể chỉ bị xử phạt hành chính.
  • Tình tiết tăng nặng:

+ Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

+ Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 08 cá thể đến 11 cá thể lớp thú, từ 11 cá thể đến 15 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 16 cá thể đến 20 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

+ Từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác; từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ;

+ Ngà voi có khối lượng từ 20 kilôgam đến dưới 90 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 09 kilôgam;

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

+ Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

+ Buôn bán, vận chuyển qua biên giới;

+ Tái phạm nguy hiểm.

+ Pháp nhân thương mại vi phạm Điều 79 BLHS 2015 sửa đổi.

  • Khung cơ bản: phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Khung tăng nặng:

+ Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

+ Khung tăng nặng thứ hai: phạt tù từ 10 năm đến 15 năm

+ Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

  • Đối với pháp nhân thương mại:
  • Khung cơ bản: phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
  • Khung tăng nặng:

+ Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

+ Khung tăng nặng thứ hai: phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

+ Khung tăng nặng thứ ba: bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

+ Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.