Ông tổ của ngành sử học Trung Quốc là ai

Đối với văn hóa thế giới mà nói, cuốn “Sử ký” của Tư Mã Thiên chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là công trình sử học lớn nhất của Trung Hoa và là một trong những cuốn sử có tiếng nhất của thế giới.

Để hoàn thành được cuốn sử này, tác giả Tư Mã Thiên đã phải nhẫn nhục trải qua những năm tháng cùng cực của cuộc đời.

Tư Mã Thiên (145 – 87 TCN) có một số tư liệu ghi năm mất của ông là 86, tên tự là Tử Trường, người Hạ Dương Tả Phùng Dực. Ông sinh ra trong một gia đình nhiều đời làm quan. Cha của ông là Tư Mã Đàm là người có học vấn và tu dưỡng uyên bác, là Thái sử lệnh của triều đình. Tư Mã Đàm đặc biệt khẳng định và tán dương Đạo gia. Chính tư tưởng của Tư Mã Đàm đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, nhân cách và thái độ nghiên cứu học vấn của con trai Tư Mã Thiên sau này.

Sau khi Hán Vũ Đế lên ngôi, Tư Mã Đàm được bổ nhiệm làm Thái sử lệnh của triều đình. Để thuận tiện cho công việc, ông đã chuyển cả gia đình đến Trường An sinh sống, lúc này Tư Mã Thiên khoảng 10 tuổi. Trước khi đến Trường An, Tư Mã Thiên thường giúp gia đình làm chút việc nông nghiệp và học tập. Sau khi theo cha đến Trường An, Tư Mã Thiên đã đọc rất nhiều sách, học tập cổ văn. Ông học chữ Đại Triện và chữ cổ trong “Thuyết văn”. Đồng thời ông cũng học các tác phẩm kinh điển của đại sư Đổng Trọng Thư. Những nội hàm sâu sắc trong các tác phẩm kinh điển ấy đã ảnh hưởng rất sâu đến Tư Mã Thiên từ khi còn nhỏ.

(Hình minh họa: Qua read01)

Tư Mã Đàm hết sức chú ý đến việc giáo dục con. Năm Tư Mã Thiên 20 tuổi, ông bảo con lên đường đi ngao du để xem tận mắt những nơi sau này Tư Mã Thiên sẽ phải viết sử. Tư Mã Thiên trước tiên đi về phía nam đến Trường Giang, vượt sông Hoài, sông Tứ, thăm mẹ Hàn Tín, đoạn lên núi Cối Kê xem nơi vua Hạ Vũ triệu tập chư hầu, vào hang Vũ Động tìm di tích vua Vũ.

Ở Cối Kê ông đã nghe những chuyện kể về vua Việt, Câu Tiễn. Ông lên Cô Tô tìm di tích Ngũ Tử Tư, đi thuyền trên Thái Hồ sưu tầm truyền thuyết về Tây Thi, Phạm Lãi. Sau đó, ông đi ngược lên Trường Sa, đến bến Mịch La khóc Khuất Nguyên, đến sông Tương trèo lên núi Cửu Nghi nhìn dấu vết mộ vua Thuấn và khảo sát những tục cũ từ thời Hoàng Đế.

Ông lên miền Bắc vượt sông Vấn, sông Tử đến nước Tề, nước Lỗ, bồi hồi nhìn lăng miếu của Khổng Tử, say sưa nghe người dân kể chuyện Trần Thiệp, đến đất Tiết thăm hỏi di tích của Mạnh Thường Quân, lên Bành Thành quê hương Lưu Bang, để tìm hiểu rõ thời niên thiếu của những con người đã dựng nên nhà Hán. Ông sang nước Sở thăm đất phong của Xuân Thân Quân, đến nước Nguỵ hỏi chuyện Tín Lăng Quân rồi trở về Tràng An.

Sau chuyến đi kéo dài ba năm ấy, ông còn đi những chuyến khác cũng để tìm tài liệu. Những năm tháng này về sau đã được Tư Mã Thiên ghi chép trong “Sử ký” phần “Thái Sử Công tự tự”. Những hoạt động thực tiễn và kinh nghiệm cuộc sống này đã mở rộng thêm trí tuệ và tầm nhìn cho Tư Mã Thiên. Quan trọng hơn là ông được tiếp xúc với cuộc sống của quảng đại người dân, cảm nhận được tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng của người dân. Điều này vô cùng có ý nghĩa đối với việc sáng tác “Sử Ký” của ông sau này.

Tư Mã Thiên nhẫn nhục viết “Sử Ký”

(Hình minh họa: Qua kknews)

Năm đầu của niên hiệu Nguyên Phong, Hán Vũ Đế đi tuần về phía đông đã lên núi Thái Sơn cúng tế Trời Đất. Quan lại, tướng lĩnh cho rằng đây là buổi lễ trọng đại “ngàn năm một thuở”. Cha của Tư Mã Thiên lúc ấy bị bệnh nặng nguy kịch nên không thể tham gia được. Vừa đúng lúc ấy, Tư Mã Thiên từ Tây Nam trở về. Cha của Tư Mã Thiên đã nói rõ với con trai về nguyện vọng muốn tự mình viết một bộ sách sử. Ông vừa chảy nước mắt vừa nói những nguyện vọng cuối cùng này với Tư Mã Thiên, mong con hoàn thành tâm nguyện.

Ba năm sau, Tư Mã Thiên lên kế vị chức Thái sử lệnh của cha và rất nhiệt tình với công việc. Đồng thời ông cũng ở nơi lưu trữ sách của quốc gia mà bắt đầu nghiên cứu, sửa sang lại tư liệu lịch sử. Trải qua khoảng 4 – 5 năm chuẩn bị, vào năm Thái Sơ thứ 4 (khoảng 104 TCN), Tư Mã Thiên chủ trì việc cải sửa công việc nông lịch từ thời Vua Chuyên Húc đến thời Tần Hán. Về sau, ông lại bắt đầu kế thừa sự nghiệp sáng tác “Xuân Thu”, chính thức sáng tác “Sử Ký”. Năm ấy, Tư Mã Thiên 42 tuổi.

Nhưng khi ông đang chuyên tâm viết được 5 năm thì đại hoạ giáng xuống đầu. Năm 99 TCN, Lý Lăng, người đảm nhiệm chức Đô uý đã dẫn 5000 quân và ngựa đi đánh Hung Nô, kết quả bị 3 vạn kỵ binh của Hung Nô vây chặt.

Mặc dù Lý Lăng và binh sĩ đã ra sức chiến đấu, nhưng cuối cùng đã bại trận. Chỉ có hơn 400 binh sĩ thoát được trở về. Lý Lăng bị Hung Nô bắt đầu hàng. Sự kiện này chấn động triều đình, quần thần khiển trách Lý Lăng không nên tham sống sợ chết mà đầu hàng Hung Nô.

(Hình minh họa: Qua kknews.cc)

Khi Hoàng đế hỏi ý kiến của Tư Mã Thiên, Tư Mã Thiên dựa vào sự hiểu biết của mình về Lý Lăng, cho rằng Lý Lăng không phải là người tham sống sợ chết, bộ binh mà Lý Lăng thống lĩnh chưa đến 5000 người, thâm nhập vào đất địch đánh với mấy vạn quân Hung Nô, tuy nói là bại trận, nhưng cũng là trong tình lý. Lý Lăng đầu hàng cũng là việc bất đắc dĩ nhất thời.

Tư Mã Thiên cũng cho rằng việc Lý Lăng không chịu chết ngay lúc đó chắc chắn là có lý do riêng, nhất định muốn đem công chuộc tội báo đáp Hoàng thượng. Hoàng đế nghe xong lại cho rằng Tư Mã Thiên đã nói đỡ cho việc Lý Lăng đầu hàng để ông ta được thoát tội nên lấy tội danh đối kháng triều đình bắt Tư Mã Thiên giam vào ngục. Sau khi bị giam vào ngục, Tư Mã Thiên đã bị “cung hình” – một hình phạt tàn khốc.

Đối mặt với cực hình và sỉ nhục, Tư Mã Thiên nghĩ rằng: “Không có nỗi nhục nào hơn nỗi nhục cung hình. Người bị cung hình không thể xem là con người.” Nỗi đau khổ trong lòng Tư Mã Thiên đã vượt hơn nỗi đau thể xác cả ngàn vạn lần. Lại thêm mọi người chê cười, bạn bè thân thích xa lánh, Tư Mã Thiên đau buồn đến mức nhiều lần muốn chết.

Giữa việc lựa chọn sống và chết, Tư Mã Thiên phải nhẫn nhịn chịu sỉ nhục, chịu sự chê cười của mọi người, sống một cuộc sống không phải nam không phải nữ. Nhưng Tư Mã Thiên lại nghĩ đến công việc viết sử còn chưa hoàn thành. Ông cũng nghĩ đến việc Khổng Tử gặp hoạn nạn mà viết nên bộ Xuân Thu, Tôn Tử bị cắt gót chân mà viết nên bộ Binh pháp, Khuất Nguyên bị đuổi mà viết nên Ly Tao (nỗi sầu ly biệt). Những vĩ nhân này sau khi gặp đại nạn đều nhẫn chịu nỗi giằn vặt mà viết sách.

Vì vậy, để hoàn thành bộ Sử ký, Tư Mã Thiên đã lấy tinh thần kiên cường ẩn nhẫn và dũng khí quên mình để viết. Nỗi xấu hổ, sỉ nhục, phẫn nộ, tất cả dường như được ngưng tụ vào ngòi bút của ông. Cuối cùng, Tư Mã thiên đã biên soạn nên bộ trứ tác đồ sộ bắt đầu từ thời đại Hoàng Đế trong truyền thuyết đến năm Thái Thuỷ thứ 4 đời Hán Vũ Đế (năm 93 TCN) này, để lại cho hậu nhân một công trình vĩ đại và một bài học lớn lao.

Theo người nổi tiếng, trithucvn

Brazil là cái nôi sản sinh ra vô số các ngôi sao bóng đá thế giới. Trong số đó, có một cái tên được người dân Brazil vô cùng quý mến.

Ông chính là Garrincha. Với tài tăng và lối đá hoa mỹ của mình người đàn ông có biệt danh "con chim hồng tước" này luôn là niềm tự hào của Brazil ở đấu trường thế giới. Tuy vậy, vinh quang của Garrincha không kéo dài được lâu, mà thay vào đó là chuỗi bi kịch đau thương khi ngập chìm trong nghèo đói.

Không biết có phải do bị dị tật ở chân khiến cho Garrincha có được những động tác kỳ lạ hay không, nhưng quả thật tài nghệ lừa bóng của Garrincha là không tiền khoáng hậu, không ai có thể lặp lại hoặc bắt chước nổi.

Bà mụ là người đầu tiên phát hiện ra dị tật của cậu bé mà bà vừa mới giúp ra đời: chân trái của nó cong vòng ra bên ngoài, trong khi chân phải ngắn hơn lại cong vào phía trong giống như hình chữ C. Cứ như là có một cơn gió quái ác đã thổi bạt hai chân thằng bé về một phía rồi sau đó không để nó quay trở lại vị trí cũ được nữa. Nếu như sau này nó có đi lại được như một đứa trẻ bình thường thì cũng đã là một phép lạ rồi.

Hôm ấy là ngày 28/10/1933 tại Pau Grande, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Rio de Janeiro của Brazil khoảng 45 dặm. Bà mụ hoàn toàn không thể biết rằng mình vừa mới đỡ cho ra đời một trong những cầu thủ vĩ đại nhất của bóng đá thế giới, người có tên là Manuel Francisco dos Santos. Thế nhưng thế giới sẽ chỉ biết đến cậu bé dị dạng này dưới cái tên Garrincha - Con chim nhỏ - một loài chim có bộ lông màu vàng sẫm điểm những sọc đen, riêng mào và đuôi có màu đỏ, hót cực hay. "Con chim nhỏ" Garrincha rồi đây cũng sẽ cất những tiếng hót tuyệt hay trên các sân cỏ thế giới.

Khi đã 20 tuổi, Garrincha rời đội bóng tỉnh lẻ Teresopolis để tới thử việc ở Botafogo, một trong những câu lạc bộ lớn nhất của Brazil lúc bấy giờ. Huấn luyện viên của Botafogo chia đôi đội hình đá tập, cho chàng trai rụt rè chân thấp chân cao - khi ấy vẫn còn được mọi người gọi là Mane - chơi thử ở vị trí cánh phải rồi ra lệnh cho hậu vệ lừng danh bên cánh trái của đội tuyển Brazil lúc bấy giờ là Nilton Santos "bắt chết" đối thủ. Điều đó chẳng khác gì như một mệnh lệnh "khai tử" chàng trai rụt rè đến từ tỉnh lẻ. Không chỉ có Nilton Santos mà tất cả mọi người trên sân tập lúc ấy đều nghĩ rằng đây là buổi tập đầu tiên nhưng cũng là buổi cuối cùng của chàng trai này ở câu lạc bộ. Khi Mane có bóng, Santos bình thản tiến lại, tin chắc rằng mình sẽ đoạt được bóng một cách dễ dàng. Thế nhưng bằng một động tác bất ngờ đến khó tin, Mane đẩy bóng qua háng Santos và khi hậu vệ này quay lại để đuổi theo thì mất thăng bằng ngã chổng cả chân lên trời... Cầu thủ vĩ đại của Brazil đã ra mắt lần đầu một cách ấn tượng như thế và không phải ai khác mà chính Nilton Santos là người yêu cầu ban lãnh đạo câu lạc bộ Botafogo ký ngay hợp đồng với chàng trai kỳ dị này.

Đó là ngày khởi đầu sự nghiệp của một số phận kỳ lạ trong làng bóng đá thế giới.

Một tài nghệ vô song

Nilton Santos cũng như các hậu vệ khác của đội tuyển Brazil phải lấy làm may mắn bởi vì họ cùng ở chiến tuyến với Garrincha chứ không phải là đối thủ của anh. Không biết có phải do bị dị tật ở chân khiến cho Garrincha có được những động tác kỳ lạ hay không, nhưng quả thật tài nghệ lừa bóng của Garrincha là không tiền khoáng hậu, không ai có thể lặp lại hoặc bắt chước nổi. Khi di chuyển, do chân phải ngắn hơn chân trái - vào lúc Garrincha trưởng thành ngắn hơn đến 6 cm - nên Garrincha phải dùng một chân làm trụ để lê chân kia theo như người bị thọt. Nhưng nếu chỉ nhìn cái vẻ ngoài Garrincha như thế mà coi thường thì sẽ phải trả giá đắt. Đôi chân của Garrincha nhanh như ánh đèn flash và bằng lối đá được mô tả là "uyển chuyển như cánh bướm nhưng chích đau như nọc ong", Garrincha có khả năng biến mỗi trận đấu có mình tham gia thành một vở diễn đầy kịch tính, tràn đầy niềm vui. Nhưng riêng đối với những cầu thủ được giao nhiệm vụ kèm Garrincha thì đó quả là địa ngục. Rất nhiều đối thủ đã lâm vào tình trạng dở khóc dở cười khi bị Garrincha "xỏ lỗ kim" hoặc đi bóng qua người làm cho mất chân trụ ngã sóng xoài trước con mắt của hàng ngàn khán giả. Garrincha biết cách biến những khiếm khuyết mà số phận trớ trêu đã bắt anh phải chịu đựng thành những ưu thế đặc biệt, sử dụng chúng vào tài nghệ lừa bóng để trêu ngươi lại số phận!

Jean Phillipe Retthacker, một chuyên gia về bóng đá đã mô tả nghệ thuật lừa bóng của Garrincha: "Garrincha có thói quen giữ bóng lại một chỗ, thân trên của anh đong đưa như thể đang thôi miên cầu thủ đối phương. Chân phải của Garrincha cũng luôn lúc lắc trên không để thu hút sự chú ý của đối thủ. Khi đối thủ lao vào cướp bóng thì phép lạ xảy ra. Nhờ cấu trúc rất đặc biệt của chân trái, Garrincha xoay người rất nhanh, sử dụng má ngoài chân phải chạm bóng, nhẹ nhàng gạt qua một bên rồi sau đó là một chuỗi các động tác kỹ thuật biến ảo khôn lường...".

Garrincha có tài thoát ra khỏi số đông các cầu thủ đeo bám mình một cách dễ dàng, trong không gian rất hẹp, nói một cách ví von là "chỉ bằng một chiếc khăn mùi xoa". Rất nhiều cầu thủ đối phương đã phải ngậm đắng nuốt cay khi thấy trái bóng lướt qua ngay bên mình mà không làm gì được, vì dường như ở Garrincha có cái linh cảm đặc biệt bén nhạy để xác định đâu là chân trụ của đối phương.

Tài nghệ lừa bóng tuyệt luân của Garrincha đã dẫn tới những câu chuyện huyền thoại nửa hư nửa thực, chẳng hạn như chuyện trong một trận đấu giữa đội của Garrincha với đội Costa Rica, Garrincha đã lừa bóng qua toàn bộ các cầu thủ đối phương, nhưng khi đối mặt với thủ môn, anh không sút mà dẫn bóng... quay ra, lại tiếp tục lừa bóng qua toàn bộ các cầu thủ đối phương một lần nữa rồi mới sút bóng vào lưới. Lý do là vì Garrincha muốn đưa bóng... qua háng thủ môn, mà anh chàng thủ môn này lại cương quyết khép chân lại...

Hậu vệ Nilton Santos, người đã đề nghị câu lạc bộ Botafogo ký hợp đồng với Garrincha và sau này là một bạn đồng đội thân thiết với Garrincha đã nhận xét rằng "chỉ riêng một mình Garrincha đã là một trận đấu trong trận đấu. Anh ấy luôn làm cho người ta hứng khởi như khi được xem một vở diễn".

Lối chơi kỳ lạ

Nhưng cũng chính phong cách chơi tài tử, ham rê dắt của Garrincha đã suýt chút nữa làm hại sự nghiệp của anh. Khi chuẩn bị nhân sự cho chiến dịch chinh phục World Cup năm 1958 tổ chức ở Thụy Điển, huấn luyện viên khi ấy của Brazil là Vicente Feola - biệt danh "Gã Mập" - đã định loại Garrincha ra khỏi đội hình. Chỉ nhờ có sự năn nỉ hết nước hết cái của các đồng đội trong đội tuyển mà ông Feola mới đồng ý cho Garrincha đi theo, ở vị trí dự bị, cùng với Pele, khi ấy mới hơn 17 tuổi.

Trận đầu gặp Áo, huấn luyện viên Feola không dám mạo hiểm tung cầu thủ dự bị của mình vào trận. Nhưng rồi chấn thương của Joela cùng với sự sa sút phong độ của Didi đã buộc ông Feola không có lựa chọn nào khác là tung Garrincha vào trận đấu thứ hai, gặp Anh, hòa 0-0, rồi sau đó tung cả Garrincha và Pele vào trận Brazil gặp đội tuyển Liên Xô của Lev Yashin, lần đầu tham dự World Cup và vừa mới vô địch Olympic 2 năm trước đó. Khán giả Thụy Điển đã bàng hoàng chứng kiến sự ra đời của hai ngôi sao lớn, đặc biệt là cầu thủ chạy cánh phải nhỏ con có đôi chân kỳ dị. Hậu vệ cánh trái của đội tuyển Liên Xô là Kuznetsov (Garrincha không phân biệt được cầu thủ nào của Liên Xô mà gọi tất cả đều là Joao) đã khốn khổ vì đeo bám Garrincha không nổi. Người ta kể lại không biết bao nhiêu lần giai thoại về phong cách thi đấu lạ lùng của Garrincha trong trận đấu này. Sau khi lừa bóng qua và khiến một cầu thủ đối phương ngã bệt trên sân cỏ, Garrincha dừng bóng lại, một chân đặt trên trái bóng, lưng vẫn quay về phía cầu thủ bị ngã nhưng đưa tay ra đằng sau kéo đối thủ lên rồi mới tiếp tục rê bóng!

Giấc mơ triệu phú của một thiên tài

Khi đã ngoài 40 tuổi, Garrincha vẫn chấp nhận chạy đuổi theo quả bóng trong câu lạc bộ mang tên Những nhà triệu phú, gồm những cầu thủ quá lứa lỡ thời đi thi đấu biểu diễn ở các tỉnh lẻ của Brazil. Thiên tài bóng đá Brazil giờ đây thi đấu không phải vì niềm đam mê trái bóng tròn mà đơn giản chỉ vì mưu sinh. Cho tới tận dịp Giáng sinh năm 1982, Garrincha vẫn còn xỏ giày ra sân...

Ba tuần sau đó, người ta đưa Garrincha vào một bệnh viện từ thiện ở thủ đô Rio de Janeiro, trong tình trạng bị ngộ độc rượu. Mọi sự cấp cứu đều vô hiệu. Ngày 20/1/1983, cầu thủ chạy cánh phải vĩ đại nhất của Brazil, người có tên trong mọi danh sách cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ 20, qua đời ở tuổi 50. Trước khi chôn cất, người ta không tìm thấy trong túi áo của Garrincha một đồng nào, chỉ có duy nhất một chiếc vé xổ số. Một quái kiệt sân cỏ có số phận kỳ lạ đã đi vào cõi hư vô với giấc mơ trở thành triệu phú mãi mãi không thành.

Trên bia mộ của Garrincha, Didi, một đồng đội lừng lẫy của Garrincha đã cho khắc dòng chữ: "Garrincha đối với bóng đá cũng như Picasso trong hội họa!". Một lời đánh giá chân thành, đúng đắn và cảm động đối với một thiên tài bị lãng quên...

Theo người nổi tiếng, vff

Gerd Muller - vinh quang và bi kịch của “vua dội bom” đội tuyển tây đức Gerd Muller là một trong số ít cầu thủ được lịch sử bóng đá gọi là huyền thoại. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã đạt được vô số thành tích từ cấp câu lạc bộ cho đến đội tuyển Quốc gia bằng lối đá cống hiến và tài năng thiên bẩm. Người ta gọi ông là "vua dội bom" vì số...

02:40:18 20/05/2022

Trước pha tấn công nhanh của đối phương, Marcelo có pha xử lý tinh quái khi chủ động dâng lên cao để đưa đối thủ rơi vào bẫy việt vị

02:36:21 20/05/2022

Ở miền Nam bang Dakota (Mỹ), người đi đường bắt gặp một con gấu dựa cột để gãi ngứa và giơ tay lên trời như đang múa cột

02:27:51 20/05/2022

Sau khi giành HC Bạc nội dung 10.000m nam ở SEA Games 31, VĐV Felisberto De Deus của Timor Leste liền chạy đến chung vui với 2 VĐV Việt Nam một cách rất tự nhiên

16:57:43 19/05/2022

Tài xế ôtô sang đường ẩu nhận bài học nhớ đời, Tài xế ôtô 7 chỗ sang đường cẩn thận bị xe bồn chở bê tông làm bẩn hết xe

03:27:43 19/05/2022

Cú đánh thể hiện đẳng cấp của huyền thoại bida Reyes ở SEA Games 31 ,Trong trận đấu gặp cơ thủ Thái Lan chiều 16/5, huyền thoại bida Efren Reyes có một cú đánh tuyệt đẹp khiến nhiều khán giả ở Nhà thi đấu quận Hà Đông (Hà Nội) trầm trồ

11:29:01 18/05/2022

Người vợ đang rửa bát nổi quạu vì bị chồng đi rón rén sau lưng đến hù

11:27:17 18/05/2022

Bé trai kiên quyết không ăn dù được bố năn nỉ, nhưng chỉ vài giây sau tiếng quát của chị gái cu cậu liền tự giác ăn ngoan ngoãn

17:35:35 17/05/2022

Đố các bạn bẫy được việt vị bọn tôi đó! , các cầu thủ áo sọc cam said

17:24:21 17/05/2022

Ở trận tứ kết Billiard SEA Games 31, Nguyễn Bích Trâm có pha cắt má đưa bi số 9 vào lỗ góc một cách tuyệt đẹp dù bị cơ thủ Chezka Centeno (Philippines) giấu bi ở thế khó

04:43:51 17/05/2022

Dù bị hất văng lên không trung gần 5 mét, tay đua Marquez vẫn tự đứng dậy được và rời khỏi hiện trường

04:35:02 17/05/2022

Bất ngờ phanh gấp rồi trượt ngã trước đầu xe bồn, người đàn ông đi xe máy vẫn sống sót khó tin

04:21:23 17/05/2022

Khi thấy có người tiến lại gần chiếc xe máy, con rắn hổ mang lập tức rít lên rồi tung đòn tấn công

04:18:43 17/05/2022

Thay vì cố thủ dưới nước, con trâu rừng lại lao lên bờ để tìm đường thoát thân. Chính quyết định điên rồ này đã khiến nó phải mất mạng

05:55:02 16/05/2022

Thấy con trăn khủng bò gần lại phía mình, bé gái không hề sợ hĩa mà thản nhiên chơi đùa với nó như thú cưng

03:08:35 16/05/2022

Dù đang gọi điện thoại, người đàn ông vẫn tiến về phía con rắn rồi dùng một tay bắt gọn khiến người xem kinh ngạc

03:06:50 16/05/2022

Khi đi tới gần chuồng khỉ, người đàn ông đã bị con vật túm tóc và nhất định không chịu buông ra khiến người xem thích thú

06:04:15 15/05/2022

Trong trận gặp cơ thủ Nguyễn Quốc Nguyện ở giải đấu bida carom 3 băng Bình Thuận, Trần Quyết Chiến có pha ghi điểm tuyệt đẹp và nhận được tràng vỗ tay của khán giả

03:36:52 15/05/2022

Thủ môn ôm bóng lao vào chân đối thủ để ăn vạ hay Cầu thủ chuyền bóng qua lại để hết thời gian bù giờ ... là 1 trong những tình huống câu giờ khiến người xem phì cười

03:34:19 15/05/2022

Màn ảo thuật tưởng không dễ mà thật ra dễ không tưởng

07:21:14 14/05/2022

Cơ thủ số 1 thế giới Dick Jaspers có cú đánh 3 băng tuyệt đẹp và nhận được tràng vỗ tay khen ngợi của khán giả

07:10:05 14/05/2022

Nhà bao việc, cái gì cũng phải đến tay , vẹt said

14:17:06 13/05/2022

Khi đang cho con khỉ ăn táo, người phụ nữ bất ngờ bị nó túm tóc và cắn vào đầu khiến người xem kinh hãi

Video liên quan

Chủ đề