Mùa nào thức nấy nghĩa là gì

Skip to content

Tại sao lại là Mùa nào thức nấy???

Chẳng phải tự dưng mà dân gian lại có câu tục ngữ “Mùa nào thức nấy”

Và ông bà ta cũng “dặn” thêm rằng: “Ăn hoa vào mùa xuân, ăn lá vào mùa hè, ăn trái cây vào mùa thu và ăn củ/rễ vào mùa đông.

Thế mới thấy, mỗi một mùa lại có những sản vật thơm ngon riêng mà phải ăn đúng mùa mới thấy được cái ngon toàn vẹn của nó. Ví như rau muống tương bần phải ăn vào trưa hè, sang đông lại chẳng được hương vị như thế dù nguyên liệu không đổi. Hay mùa đông với của khoai lang nướng là tuyệt nhất, đổi tới mùa hè thì lại thấy cái sự nóng hổi đó chẳng có mấy giá trị.

Dùng cái tên Mùa Nào Thức Nấy, chúng tôi – những người yêu ẩm thực Việt – Yêu những thứ quà quê nông sản đã làm nên tuổi thơ và kỷ niệm của biết bao nhiêu thế hệ muốn mang đến cho QUÝ KHÁCH HÀNG một cửa hàng ẩm thực mới – Qùa quê đặc sản ngon nhất, tươi mới nhất, đúng mùa nhất.

Mùa hè đã gõ cửa bằng cái nóng và những cơn mưa đầu mùa rồi, sắp tới MÙA NÀO THỨC NẤY sẽ cho ra mắt những sản phẩm mới HỢP MÙA, hy vọng nhận được sự ủng hộ của quý khách hàng.

Cách thức đặt hàng:

– Inbox page: m.me/muanaothucnayhome

– Website : //beeloved-farm.com/shop/

– Gọi hotline: 0913.672.414

– Email CSKH:

Mùa nào thức nấy – Quà quê và nông sản sạch.

Miền Nam là vùng đất phì nhiêu, màu mỡ được bồi đắp bởi hệ thống các sông, kênh, rạch chằng chịt. Nơi đây luôn được thiên nhiên ban tặng rất nhiều sản vật đa dạng, phong phú, bởi vậy ẩm thực Nam Bộ cũng mang nét phóng khoáng và hoang dã.

Phong cách ẩm thực "mùa nào thức nấy"

Khi nhắc đến miền Nam người ta thường nghĩ đến câu “dưới sông có cá, trên bờ có rau”. Nhờ được thiên nhiên ưu đãi nên mỗi mùa ở nơi đây đều có những loại đặc sản riêng.

Cá linh đầu mùa còn non, thịt mềm ngọt, hầu như không có xương. Bông điên điển cũng vào mùa trổ bông, vàng ươm, giòn bùi. Kết hợp vị ngọt từ cá linh và vị chua thanh của bông điên điển tạo nên món canh, lẩu cá linh bông điên điển thơm ngon khó cưỡng mà không nơi nào có được.

Chuột đồng ngon nhất là vào mùa gặt. Khi lúa trên đồng chín rộ, nguồn thức ăn dồi dào thì những con chuột đồng cũng trở nên béo múp hơn. Món này được nướng chín vàng, lớp da giòn dai còn thịt mềm thơm. Khi ăn, người ta thường nhâm nhi với rượu gạo và nghe vài câu vọng cổ, vậy là trở thành cái thú thưởng thức của người miền Tây và Đông Nam Bộ.

Ẩm thực thể hiện sự dân dã, mộc mạc

Những món ăn miền Nam còn mang dấu ấn từ tổ tiên xa xưa, thuở khai thiên lập địa. Họ bắt được con gì thì sẽ chế biến món ăn ngay tại chỗ. Đây chính là nét mộc mạc, dân dã trong văn hóa ẩm thực miền Nam. Có thể đến các món đặc trưng như: Vịt nướng đất, mắm sống, gà nướng đất sét, cá nướng trui, rắn nướng lèo,… kết hợp cùng các loại rau dại có sẵn, dễ kiếm như đọt sen, bông súng, điên điển,…

Người miền Nam tính tình xởi lởi, tự nhiên trong cách thưởng thức các món ăn. Họ có thể dọn và ăn cơm ngay trên sàn nhà. Nhưng khi có khách đến chơi, họ vẫn bày biện trang trọng để thể hiện sự hiếu khách của mình.

Kết hợp đa dạng vùng miền 

Bên cạnh những món ăn dân dã hút hồn thực khách, ẩm thực Nam Bộ còn khiến người ta thích thú bởi sự hòa trộn của nhiều nền ẩm thực khác nhau. Ẩm thực miền Nam là sự tổng hòa của văn hóa ẩm thực miền Bắc, miền Trung và sự ảnh hưởng của văn hóa Khmer.

Phở miền Nam được ăn kèm với tương ngọt (tương đen), tương ớt đỏ, chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá, hành tây cắt lát mỏng. Nước phở thường không trong như phở miền Bắc mà có màu hơi đục, vị ngọt hơn, béo hơn.

Món chè của người miền Nam cũng rất phong phú. Ngoài tiếp nhận các loại chè của các miền, chè của người dân Nam Bộ còn có những món được sáng tạo thêm như chè khoai, chè chuối, chè bà ba... ăn kèm với nước cốt dừa. Đối với người miền Nam nói chung hay Sài Gòn nói riêng, nước cốt dừa tuy chỉ là nguyên liệu phụ kèm nhưng đã tạo nên sức hấp dẫn cho nhiều món ăn. 

Vị ngọt đặc trưng trong các món ăn

Ẩm thực miền Bắc có sự đậm đà, miền Trung là hương vị cay nồng từ ớt. Còn vị ngọt là gia vị đặc trưng được nêm nếm trong rất nhiều món ăn của người Nam Bộ.

Nhờ được kế thừa, phát huy và liên tiếp khám phá, sáng tạo mà ẩm thực miền Nam ngày càng phong phú, đa dạng, góp phần làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc.

Rachel Phạm (Tổng hợp)

Tại sao phải tận dụng thức ăn mùa vụ?

Trừ khi bạn đang có kế hoạch làm việc tại các cửa hàng băng chuyền, nếu không thì khả năng cao là bạn sẽ phải làm quen với những thực đơn thay đổi liên tục. Một trong những lí do khiến mọi người quay lại với không gian ẩm thực quen thuộc là để nếm thử những món ăn mới mà lần tới trước họ vẫn chưa được thưởng thức. Đối với những đầu bếp muốn thể hiện tài nghệ của mình, một thực đơn được thay đổi quay vòng là cách tuyệt vời để thử nghiệm những kỹ thuật nấu mới và tìm hiểu các loại nguyên – hương liệu đặc trưng của các địa phương.

Đây là một trong những lý do khiến cho việc phục vụ món ăn theo từng mùa trở thành điểm mạnh của cả các nhà hàng nhỏ, do chính đầu bếp làm chủ lẫn những nhà hàng sang trọng đã hoạt động được lâu năm. Để có thể tận dụng những nguyên liệu sẵn có ngay trong vùng thì việc điều chỉnh lại menu là điều cần thiết. Quan trọng nhất, bản thân khách hàng cũng cảm thấy ngon miệng hơn khi được thưởng thức những món ăn phù hợp trong từng điều kiện thời tiết. Chắc hẳn, món súp nóng sẽ trở nên rất khó ăn vào những ngày hè, không khí nóng nực hay món salad rau trộn đơn giản nghe chẳng hấp dẫn chút nào trong khi bạn đang phải trùm rất nhiều lớp áo quần để chống chọi giữa thời tiết mùa đông lạnh giá.

Thời điểm thích hợp để thưởng thức món soup nóng là vào tiết trời mùa đông lạnh giá

Thức ăn mùa vụ là những loại thực phẩm có mối liên hệ mật thiết với điều kiện thời tiết và nguyên liệu sẵn có tại mỗi địa phương. Các món ăn mùa thu và mùa đông thường có xu hướng tập trung vào những loại nguyên liệu giàu tinh bột và năng lượng như khoai tây, bí, bí ngô, ngô, rau có lá màu xanh thẫm và các loại hoa quả thuộc họ cam quýt. Với thời tiết ấm áp hơn như mùa hạ và mùa xuân, những món ăn được yêu thích thường được chế biến từ những loại quả mọng, măng tây, đậu Hà Lan, cà chua và các loại rau quả tươi mà bạn có thể tìm thấy trong các khu vườn ở khắp mọi nơi.

Không thể phủ nhận nguyên liệu đóng vai trò to lớn trong ẩm thức mùa vụ, bên cạnh đó thì cách chế biến và kết hợp các loại nguyên liệu với nhau cũng góp phần quan trong không kém. Mùa đông sẽ thích hợp để ăn những món nhiều calo với nước sốt đậm hoặc mất nhiều thời gian chế biến như các món súp hay hầm, ninh nhừ được nấu cùng với các loại gia vị đậm đà.

Trong những tháng ấm hơn, đồ nướng hoặc những món ăn nhẹ được nêm gia vị nhạt và thanh hơn là những gì mà khách hàng muốn. Đây cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để thưởng thức các món ăn làm từ cá, các nguyên liệu tươi và những phương pháp chế biến đơn giản, không quá cầu kỳ phù hợp với thời tiết mùa hè.

Việc làm sao để chế biến các loại nguyên liệu đặc biệt không phải lúc nào cũng được nhắc tới trong các khóa đào tạo nấu ăn. Hầu hết thời gian của các khóa học thường tập trung chủ yếu vào các kỹ năng, kỹ thuật nấu nướng cơ bản trong khoảng thời gian kéo dài từ 6 đến 9 tháng. Rõ ràng, bạn không có đủ thời gian để tìm hiểu mọi thứ về nấu ăn mùa đông và nấu ăn mùa hè, chưa nói đến những loại đặc sản chỉ có tại từng địa phương.

Chính vì vậy khi quyết định mở cửa hàng hoặc trở thành đầu bếp, bạn cần phải tìm hiểu kĩ về điều kiện thời tiết, thói quen ăn uống, cách chế biến các loại thực phẩm và sử dụng hương liệu đặc trưng tại địa phương để có thể làm khách hàng cảm thấy hài lòng nhất.

Video liên quan

Chủ đề