Nuôi thủy sản thâm canh là gì

Kỹ thuật nuôi cá thâm canh 

Được đăng : 13-12-2016 13:53:59

KHÁI NIỆM- Cá nuôi được chăm sóc hoàn toàn bởi thức ăn chế biến, nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nuôi không đáng kể.- Mật độ cá thả nuôi thường rất cao, dao động từ 10-100 cá/m2 hay 30-150 cá/m3.- Phương tiện sử dụng nuôi thường nhỏ, ao đất dao động từ 100-1000 m2 . So với hình thức nuôi quãng canh hoặc bán thâm canh >1000 m2 .¨ Những đặc điểm thuận lợi:Ao nuôi nhỏ, nhưng cho năng suất nuôi rất cao.¨ Những đặc điểm hạn chế1. Ô nhiểm môi trường nước2. Dịch bệnh3. Mức độ đầu tư vào hệ thống nuôi rất cao như: vốn, công nhân, cá giống, thức ăn và quản lý.¨ Các phương thức nuôi thâm canh gồm:+ Phương thức nuôi thâm canh trong hệ thống ao đất.+ Phương thức nuôi thâm canh trong bè.+ Phương thức nuôi thâm canh với hệ thống đăng chắn (đăng quầng).KỸ THUẬT NUÔI CÁ THÂM CANH TRONG AO ĐẤT1. Xác định vị trí ao nuôi thâm canh- Ao nuôi có nền đất tốt, không phèn hoặc mức độ nhiểm phèn không đáng kể, không bị rò rỉ nước.- Gần nguồn cấp nước, có thể giúp cho việc cấp và thoát nước dể dàng.- Hạn chế cây xanh che bóng mát, làm giảm chất lượng nước ao nuôi.- Gần nhà nông hộ, dể quản ly, phòng chống địch hại và trộm cắp.- Gần đường giao thông giúp cho việc vận chuyển vật tư, trang thiết bị, con giống, thức ăn và tiêu thụ sản phẩm được dể dàng.2. Hoạt động chuẩn bị ao nuôiĐây là bước rất quan trọng và thực hiện tốt, hoàn chỉnh các yêu cầu kỹ thuật của nội dung này sẽ góp phần mang lại hiệu quả rất tốt cho mô hình nuôi. Các bước chuâín bị gồm:- Dọn dẹp tất cả các cây cỏ thủy sinh ở bên trong cũng như xung quanh ao nuôi.- Tát cạn nước ao nuôi.- Diệt hết địch hại (Rắn, cá dử...)- Bón vôi theo tỷ lệ: 7-10 kg/100 m2 hoặc 10-15 kg/100 m2 .- Phơi khô ao 5-7 ngày.- Trước khi thả cá nuôi 2-3 ngày, lấy nước vào ao qua lưới lọc và duy trì ở mức nước 1.2-1.5 m.3. Kỹ thuật nuôi3.1. Cơ cấu loài cá thả nuôi.+ Nuôi đơn (Monoculture): Tra, Lóc, Trê lai, Rô phi...+ Nuôi ghép (Polyculture)Nhằm mục đích sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn hiện diện trong ao nuôi.Trong quá trình nuôi, bên cạnh đặc điểm sinh học của các loài cá thả nuôi, tùy thuộc vào điều kiện thị trường, tính hiệu quả nuôi của các loài cá được khẳng định, loài cá chọn nuôi ghép sẽ được xác định với tỷ lệ ghép thích hợp.Một số công thức cơ cấu loài cá thả nuôi phổ biến như sau:Công thức 1: Công thức 2:- Cá Tra: 70% Ca ïLóc: 70%- Cá Hường: 10% Cá Rô phi: 20%- Cá Rô phi: 10% Cá Hường: 10%- Cá Tai tượng: 5%- Cá Sặc rằn: 5%Công thức 3: Công thức 4:- Cá Tra: 80% Cá Lóc: 90%- Cá Tai tượng: 10% Rô đồng: 10%- Cá Sặc rằn: 10%Công thức 5: Công thức 6:- Cá Tra: 90% Cá Trê lai: 80%- Rô phi: 5% Rô đồng:..

KHÁI NIỆM
- Cá nuôi được chăm sóc hoàn toàn bởi thức ăn chế biến, nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nuôi không đáng kể.
- Mật độ cá thả nuôi thường rất cao, dao động từ 10-100 cá/m2 hay 30-150 cá/m3.
- Phương tiện sử dụng nuôi thường nhỏ, ao đất dao động từ 100-1000 m2 . So với hình thức nuôi quãng canh hoặc bán thâm canh >1000 m2 .
¨ Những đặc điểm thuận lợi:
Ao nuôi nhỏ, nhưng cho năng suất nuôi rất cao.
¨ Những đặc điểm hạn chế
1. Ô nhiểm môi trường nước
2. Dịch bệnh
3. Mức độ đầu tư vào hệ thống nuôi rất cao như: vốn, công nhân, cá giống, thức ăn và quản lý.
¨ Các phương thức nuôi thâm canh gồm:
+ Phương thức nuôi thâm canh trong hệ thống ao đất.
+ Phương thức nuôi thâm canh trong bè.
+ Phương thức nuôi thâm canh với hệ thống đăng chắn (đăng quầng).
KỸ THUẬT NUÔI CÁ THÂM CANH TRONG AO ĐẤT
1. Xác định vị trí ao nuôi thâm canh
- Ao nuôi có nền đất tốt, không phèn hoặc mức độ nhiểm phèn không đáng kể, không bị rò rỉ nước.
- Gần nguồn cấp nước, có thể giúp cho việc cấp và thoát nước dể dàng.
- Hạn chế cây xanh che bóng mát, làm giảm chất lượng nước ao nuôi.
- Gần nhà nông hộ, dể quản ly, phòng chống địch hại và trộm cắp.
- Gần đường giao thông giúp cho việc vận chuyển vật tư, trang thiết bị, con giống, thức ăn và tiêu thụ sản phẩm được dể dàng.
2. Hoạt động chuẩn bị ao nuôi
Đây là bước rất quan trọng và thực hiện tốt, hoàn chỉnh các yêu cầu kỹ thuật của nội dung này sẽ góp phần mang lại hiệu quả rất tốt cho mô hình nuôi. Các bước chuâín bị gồm:
- Dọn dẹp tất cả các cây cỏ thủy sinh ở bên trong cũng như xung quanh ao nuôi.
- Tát cạn nước ao nuôi.
- Diệt hết địch hại (Rắn, cá dử...)
- Bón vôi theo tỷ lệ: 7-10 kg/100 m2 hoặc 10-15 kg/100 m2 .
- Phơi khô ao 5-7 ngày.
- Trước khi thả cá nuôi 2-3 ngày, lấy nước vào ao qua lưới lọc và duy trì ở mức nước 1.2-1.5 m.
3. Kỹ thuật nuôi
3.1. Cơ cấu loài cá thả nuôi.
+ Nuôi đơn (Monoculture): Tra, Lóc, Trê lai, Rô phi...
+ Nuôi ghép (Polyculture)
Nhằm mục đích sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn hiện diện trong ao nuôi.Trong quá trình nuôi, bên cạnh đặc điểm sinh học của các loài cá thả nuôi, tùy thuộc vào điều kiện thị trường, tính hiệu quả nuôi của các loài cá được khẳng định, loài cá chọn nuôi ghép sẽ được xác định với tỷ lệ ghép thích hợp.
Một số công thức cơ cấu loài cá thả nuôi phổ biến như sau:
Công thức 1: Công thức 2:
- Cá Tra: 70% Ca ïLóc: 70%
- Cá Hường: 10% Cá Rô phi: 20%
- Cá Rô phi: 10% Cá Hường: 10%
- Cá Tai tượng: 5%
- Cá Sặc rằn: 5%
Công thức 3: Công thức 4:
- Cá Tra: 80% Cá Lóc: 90%
- Cá Tai tượng: 10% Rô đồng: 10%
- Cá Sặc rằn: 10%
Công thức 5: Công thức 6:
- Cá Tra: 90% Cá Trê lai: 80%
- Rô phi: 5% Rô đồng: 15%
- Cá Hường: 5% Cá Hường: 5%
Tùy vào mật độ thả nuôi và mức độ đầu tư thức ăn cho hệ thống nuôi, việc thả nuôi thêm cá Chép (Common carp) sẽ được khẳng định trong giới hạn 5-7%
3.2. Mật độ loài cá thả nuôi.
Mật độ cá thả nuôi trong hệ thống nuôi thâm canh trong ao đất thường rất cao dao động từ 10-100cá/m2 phổ biến cho các loài cá thả nuôi. Điểm cần lưu ý trong quá trình nuôi, khi mật độ cá thả nuôi quá cao, hàm lượng DO (ppm) giảm thấp. Trong những trường hợp DO của ao nuôi giảm thấp, cần phải tăng cường giám sát và có biện pháp điều chỉnh hàm lượng này thông qua các biện pháp ứng dụng phổ biến hiện nay như: thay nước, sục khí bổ sung.
3.3. Kích thước loài cá thả nuôi.
Thông thường là kích thước theo quy cách của tiêu chuẩn cá giống có chiều dài từ 3-5 cm.
4. Biện pháp quản lý và chăm sóc hệ thống nuôi
4.1. Thức ăn cung cấp cho cá trong hệ thống nuôi
+ Thức ăn tự chế biến( home-made feed)
Sử dụng các nguồn nguyên liệu là phụ phẩm nông nghiệp (by-product) kết hợp với các loại tôm, cua, cá tạp để chế biến thức ăn cho cá nuôi. Tùy theo loài và các giai đoạn phát triển của cá thả nuôi sẽ quyết định tỷ lệ % các thành phần nguyên liệu cho việc phối chế để có hàm lượng Protein của công thức thức ăn thích hợp cho sự tăng trưởng của cá và tính hiệu quả của mô hình nuôi. Thông thường hàm lượng Protein trong công thức thức ăn cho cá nuôi sẽ giảm dần theo sự tăng trưởng cá (18-30%). Trường hợp người nuôi mong muốn bổ sung vitamine C để tăng sức đề kháng cho cá đối với môi trường, cá phát triển tốt, đối với cá Trơn có thể bổ sung 50-60 mg vitamine C/kg thức ăn, ngược lại đối với cá có vẩy liều lượng vitamine C bổ sung là 30-35 mg/kg thức ăn.
+ Thức ăn viên (Pellet feed) hay thức ăn công nghiệp:
- Chất lượng rất tốt.
- Môi trường nuôi thường ít bị ô nhiểm.
Điểm cần lưu tâm khi quyết định sử dụng thức ăn công nghiệp là giá thành sản phẩm sau khi nuôi.
4.2. Khẩu phần ăn cá nuôi trong hệ thống
Thông qua đặc điểm sinh học và cụ thể là đường biểu diễn sự tăng trưởng của các loài cá thả nuôi, tình trạng cá nuôi... sẽ quyết định khẩu phần ăn hợp lý nhất. Khẩu phần ăn cho cá nuôi thâm canh thường dao động từ 3-20%/ngày/tổng trọng lượng cá nuôi. Thông thường khẩu phần ăn cho cá nuôi trong hệ thống sẽ giảm dần theo sự tăng trưởng của cá đến khi thu hoạch.
4.3. Tần suất cho ăn
- Tùy theo loài cá nuôi.
- Giai đoạn phát triển của cá nuôi
Dựa vào hai yếu tố trên sẽ quyết định tần suất cho cá ăn tương ứng với khoảng thời gian hợp lí nhất. Thông thường dao động từ 2-4 lần/ngày/tổng lượng thức ăn cung cấp cho cá nuôi.
4.4. Quản lý công trình nuôi
- Quản lý cống bọng, bờ bao quanh, tránh hiện tượng rò rỉ nước.
- Quản lý địch hại (con người, thú dử và tác nhân khác... ).
- Quản lý nguồn cấp nước (nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu...).
4.5. Quản lý chất lượng nước ao nuôi
+ Các yếu tố môi trường cần được quan tâm kiểm tra:
- DO (ppm): 3,5-6,5 ppm
- Mùi vị nước: không mùi
- H2S (ppm): < 1ppm
- COD (ppm): 10-20 ppm
- N-NH4+ (ppm): < 4 ppm
- P-PO43- (ppm): 0,1-1 ppm
- pH nước: 6,5-8
Nếu có điều kiện định kỳ kiểm tra 1 lần/tuần, để kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp khi điều kiện môi trường thay đổi theo hướng bất lợi cho cá nuôi.
Đặc biệt trong quá trình nuôi cá Tra, hoạt động thay nước thường xuyên trong hệ thống nuôi là một trong những giải pháp đã góp phần cải thiện rất đáng kể màu sắc thịt của cá Tra nuôi trong ao đất.
Tóm lại: Đây là những hoạt động rất quan trọng, ảnh hưởng có tính quyết định đến hiệu quả của mô hình nuôi.
5. Thu hoạch hệ thống nuôi
Khẳng định một lần thu toàn bộ ao nuôi khi cá đạt kích thước cá thương phẩm.
- Cá Tra sau 1 chu kỳ nuôi 6 tháng, cá có thể đạt 1-1.2 kg/con.
- Cá Lóc sau 1 chu kỳ nuôi 6 tháng, cá có thể đạt 0.8-1.2 kg/con.
- Cá Trê lai sau 1 chu kỳ nuôi 3 tháng, cá có thể đạt 0.2-0.25 kg/con.
6. Hiệu quả kinh tế
- Tổng chi phí đầu tư vào mô hình nuôi.
- Tổng thu nhập sau khi thu hoạch và bán toàn bộ sản phẩm ao nuôi.
KỸ THUẬT NUÔI THÂM CANH Ở BÈ
1. Chọn vị trí đặt bè
Đặt bè ở sông, kênh rạch lớn, hồ chứa nước...cần có những điều kiện sau:
- Thủy vực có mức nước sâu.
- Chất lượng nước tốt, không bị ô nhiểm (dầu, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp...)
- Lưu tốc dòng chảy: 0.2-0.3 m/giây
- Độ đục < 100 mg/l
- Tránh nơi có lưu tốc dòng chảy >1 m/giây
- Tránh nơi có nhiều tàu bè qua lại
- Tránh nơi có nhiều rong, lục bình và các loại cây cỏ thủy sinh khác...
- Đặt bè theo chiều dọc: bè cách bè từ 200-500 m.
2. Kết cấu bè nuôi
2.1. Vật liệu
Vật liệu làm khung và vách bè:
- Gỗ, Tre
- PVC, lưới
- Sắt, Inox.
Vật liệu làm phao
- Thùng phi
- Tre
- Thùng nhựa PVC
2.2. Kích thước bè nuôi cá
Tùy vào điều kiện kinh tế của nông hộ, một số bè nuôi có kích thước phổ biến như sau:
- Quy mô nhỏ (lồng)
- 80-100 m3
- 181-280 m3
- > 280 m3
2.3. Độ ngập nước bè nuôi 2.5-4 m
3. Biện pháp kỹ thuật nuôi
3.1. Mùa vụ nuôi
- Mùa vụ ương cá giống (Tra, Basa, Lóc đen, Lóc bông): Tháng 5-tháng 7
- Mùa vụ nuôi cá thương phẩm: tháng 7-tháng 9
3.2. Quy cách giống và mật độ thả nuôi
Quy cách giống:
- Kích thước cá đồng đều, khỏe mạnh.
- Nhiều nhớt không bị thương tích, xây xát.
- Cá giống có trọng lượng theo quy cách giống. Thực tế trong quá trình nuôi cá ở bè để nâng cao sức đề kháng với điều kiện bất lợi của môi trường và phù hợp với thiết kế bè. Cá nuôi thường có kích thước lớn hơn kích thước của cá giống thông thường.
+ Cá Lóc, Lóc bông: 20-30 gr/con.
+ Cá Basa, Tra: 100-120 gr/con.
Có thể ghép cá He, Chép (5-10%) đối với bè nuôi cá Basa, Tra.
4. Chăm sóc quản lý bè nuôi
4.1. Thức ăn
Thành phần thức ăn
- Thành phần thức ăn cho cá Basa, cá Tra:
+ Giai đoạn cá còn nhỏ (cá 2 tháng tuổi): Hàm lượng đạm trong công thức thức ăn cao (30-32%).
+ Giai đoạn cá tăng trưởng: hàm lượng Protein trong công thức thức ăn dao động từ 18-25%. Thông thường người nuôi cá bè ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp sử dụng công thức thức ăn tự chế gồm:
- Cám: 60-70%
- Cá biển, tạp nước ngọt: 30-40%
Cấn bổ sung Vitamine C (60 mg/kg thức ăn) hoặc prozyme vào công thức thức ăn giúp cá tăng khả năng đề kháng và phát triển tốt.
- Thành phần thức ăn cho cá Lóc:
+ Cá biển, tạp, ốc băm nhỏ.
+ Luyện cá sử dụng thức ăn tự chế biến có hàm lượng đạm từ 25-30% kết hợp với Vitamine C (30-35mg/kg thức ăn) hoặc prozyme trong công thức phối hợp thức ăn.
Khẩu phần cho cá ăn
- Thay đổi theo sự gia tăng trọng lượng cá nuôi sau mỗi tháng kiểm tra.
- Thông thường: 3-20 %/ trọng lượng cá/ngày.
Thời gian cho ăn: 2-4 lần/ngày/tổng số thức ăn.
4.2. Chăm sóc và quản lý bè nuôi
- Kiểm tra vị trí bè nuôi (hệ thống dây neo, phao).
- Quan sát điều kiện môi trường nuôi.
- Tình hình sức khỏe của cá nuôi (thông qua hoạt động ăn mồi).
- Vệ sinh, lau chùi mặt sàn bè.
- Vớt bỏ lục bình, cỏ rác mắc ở 2 đầu mặt khạy bè, tạo dòng chảy qua bè được thông thoáng.
- Hạn chế rong rêu, thức ăn thừa lắng đọng và bám ở thành bè... là giá thể rất tốt cho sự phát triển của các tác nhân gây bệnh cho cá nuôi ở bè.
- Kịp thời cung cấp thêm Oxy cho cá nuôi bè khi dòng chảy trên sông rạch bị giảm trong ngày.
4.3. Quản lý bệnh cá nuôi
- Phòng bệnh là giải pháp hiệu quả nhất.
- Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật trước và trong khi nuôi cá.
5. Thu hoạch
Thu hoạch 1 lần là biện pháp thu hoạch hiệu quả nhất.
6. Hiệu quả kinh tế
- Tổng chi phí.
- Tổng thu nhập.