Nuôi chuột trong nhà có tốt không

Chuột là động vật sống rất gần với đời sống, sinh hoạt và sản xuất của con người nhưng lại là động vật gây hại hàng đầu đối với chúng ta, đồng thời cũng là ổ chứa của một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Dịch hạch nhiễm từ ký sinh trùng

Bác sĩ Lương Chấn Quang, Phụ trách Khoa Kiểm soát dịch bệnh, Viện Pasteur TP.HCM, cho biết phổ biến nhất là những bệnh truyền nhiễm do côn trùng sống ký sinh trên chuột đốt người và truyền vi khuẩn qua người. Đứng đầu là bệnh dịch hạch.

Nuôi chuột trong nhà có tốt không

Với chuột kiểng, cần rửa tay bằng xà phòng sau khi chơi với chúng

Ảnh: Duy Tính

Theo bác sĩ Quang, dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm, tiến triển cấp tính, lây lan mạnh với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh gây ra do người bệnh bị đốt bởi bọ chét ký sinh trên chuột nhiễm vi khuẩn dịch hạch.

“Căn bệnh đã từng gây nhiều trận dịch bệnh kinh hoàng trong lịch sử nhân loại trên thế giới. Ở nước ta, ca bệnh cuối cùng ghi nhận năm 2002. Từ 2003 đến nay không có ca trên người. Tuy nhiên bệnh vẫn ghi nhận rải rác ở một số nơi trên thế giới”, bác sĩ Quang nói.

Chuột gây ra nhiều bệnh khác

Ve, mạt, mò sống ký sinh trên chuột cũng có thể gây bệnh sốt mò, sốt Q, sốt hồi quy trên người.

Ngoài ra, chuột còn có thể lây truyền bệnh cho người trực tiếp qua phân, nước tiểu, nước bọt. Hầu hết mầm bệnh được thải ra ngoài qua phân, nước tiểu, nước bọt của chuột nhiễm bệnh. Người bị nhiễm do da bị trầy xước hoặc niêm mạc tiếp xúc nước, đất ẩm, cây cối, đồ vật nhiễm chất thải của động vật mang bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu, phân của chuột mang bệnh.

Điển hình là bệnh do xoắn khuẩn vàng da (Leptospirose), là bệnh thường gặp trong những năm gần đây. Bệnh cảnh phổ biến là sốt và vàng da, tuy nhiên, hầu hết bệnh ở thể nhẹ, sốt có thể không có vàng da, nhưng cũng có những trường hợp nặng, có thể dẫn đến tử vong. Bệnh gây ra do người bệnh tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm nước tiểu của chuột bệnh, xoắn khuẩn chui qua lỗ chân lông xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Nước tiểu, nước bọt của chuột bệnh cũng có thể gây nhiễm cho người khi bị hít phải. Đó là trường hợp của bệnh do Hantavirus. Bệnh cũng có thể do chuột cắn và truyền qua người. Đây là bệnh do nhiễm vi rút Hantanvirus gây ra bệnh cảnh sốt xuất huyết hội chứng thận và sốt xuất huyết hội chứng phổi, có thể gây tử vong. Bệnh xuất hiện rải rác ở nước ta.

Ngoài ra, bệnh lây truyền khi chuột cắn như sốt do chuột cắn hiếm gặp hơn, đặc trưng theo từng vùng khác nhau trên thế giới. Phần lớn các bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng mức độ nhẹ và đáp ứng tốt với các thuốc kháng sinh thông thường, nhưng nó có thể dẫn đến những biến chứng nặng.

Chuột cũng là loài động vật có thể lây truyền bệnh dạ, tuy vậy chuột nhiễm bệnh dại thường bị giết chết trước vì vết cắn từ động vật dại. Vì vậy chuột mắc bệnh dại cắn người rất hiếm và hầu như không ghi nhận, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tuy nhiên, vết thương do chuột cắn có thể là cửa ngõ cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh uốn ván đối với những người không miễn dịch phòng uốn ván.

Có vắc xin phòng bệnh lây từ chuột không?

Theo bác sĩ Quang, các bệnh lây truyền từ chuột chưa có vắc xin phòng bệnh. Còn các bệnh do vi khuẩn có thể điều trị bằng kháng sinh như dịch hạch, sốt mò, xoắn khuẩn vàng da. Còn bệnh do vi rút như Hantanvirus thì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

“Hiện nay nhiều gia đình nuôi chuột cảnh như thú nuôi trong nhà. Những con chuột cảnh này có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh từ chuột hoang dã khi chúng tiếp xúc trực tiếp hoặc qua chất thải của chúng (phân, nước tiểu), từ đó là ổ chứa lây bệnh cho chính chủ nuôi của chúng”, bác sĩ Quang nói.

Vì vậy, để phòng ngừa sự lây nhiễm các bệnh trên cho người, bác sĩ Quang cho rằng cần thiết phải kiểm soát sự phát triển của chuột, phát hiện nơi sinh sản, trú ẩn của chúng, hạn chế tiếp xúc với chuột và chất thải của chuột. Đối với vật trung gian truyền bệnh như ve, mạt, bọ chét…. cần tiêu diệt, và tránh để côn trùng đốt người. Cần chăm sóc y tế đúng cách sau khi bị vết thương do chuột gây ra.

 

Khuyến cáo khi nuôi chuột kiểng

Nên rửa tay ngay sau khi làm việc hoặc chơi với động vật: Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy sau khi tiếp xúc với vật nuôi, lồng nuôi, nước tiểu hoặc phân của vật nuôi (đối với trẻ em cần nhắc nhở và chắc chắn bé rửa tay). Tránh bị vật nuôi cắn và làm trầy xước vì vết cắn có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Hãy cẩn thận với những con vật lạ. Cho vật nuôi thăm khám định kỳ với bác sĩ thú y để giữ cho vật nuôi khỏe mạnh và để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm cho chúng.

Nếu người nuôi chuột bị bệnh ngay sau khi mua hoặc nhận nuôi nó thì hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. Lưu ý rằng các động vật có vú nhỏ ở tình trạng khỏe mạnh vẫn có thể truyền mầm bệnh cho người và các động vật khác.

Phải làm gì nếu bị động vật có vú nhỏ cắn? Nhiều loại vi trùng có thể lây lan từ vết cắn của động vật, ngay cả khi vết thương không quá nghiêm trọng. Nếu vết cắn từ động vật có vú nhỏ làm rách hay xước da thì nên: rửa vết thương bằng nước xà phòng ấm ngay lập tức; đến cơ sở y tế để được khám tư vấn và điều trị.

Bác sĩ Lương Chấn Quang

Tin liên quan

Giải mã điềm báo chuột vào nhà đẻ là điềm gì để dự đoán những điều sắp xảy đến với gia đình bạn.

Chuột vào nhà không chỉ là một hiện tượng đơn thuần mà nó còn là một điềm báo tâm linh. Vậy hiện tượng chuột vào nhà là điềm gì? Chuột vào nhà đẻ là điềm gì? Nội dung bài viết dưới đây của Nhà Đất Mới sẽ giúp bạn lý giải rõ nhất vấn đề này.

I. Chuột vào nhà là điềm gì?

Chuột là loài động vật gặm nhấm, do đó khi chúng vào nhà sẽ phá phách hết mọi đồ đạc, khiến cho mọi thứ bị hỏng hóc và rối tung lên. Mặc khác loài chuột chuyên sinh sống ở những nơi ngóc ngách, cống rãnh vô cùng tăm tối và ẩm ướt nên cơ thể chúng luôn bốc mùi khó chịu. Đây chính là mầm mống gây nên nhiều bệnh vi khuẩn, virus cho con người. Do đó, không gia đình nào muốn chuột vào nhà của mình cả. 

Nuôi chuột trong nhà có tốt không
Chuột vào nhà là điềm gì? Đây hiện đang là thắc mắc của khá nhiều người

Tuy nhiên, cũng có nhiều người bỗng suy nghĩ và thấp thỏm không yên nếu bỗng dưng có một chú chuột bất ngờ chạy vào nhà mình. Liệu đó có phải là một điềm báo nào đó sắp xảy đến hay không? Nếu đúng thì đó là điềm báo tốt hay xấu?

Theo các chuyên gia giải mã điềm báo, chuột chạy vào nhà là một điềm báo không may mắn cho gia chủ. 

Nuôi chuột trong nhà có tốt không
Theo các chuyên gia phong thủy, chuột vào nhà là điềm báo không tốt

Nếu chuột chạy vào nhà vào buổi sáng thì bạn cần phải đề phòng việc hao tốn tiền của, rất có thể sẽ bị tiểu nhân hãm hại. Do đó, sắp tới đây trước khi làm chuyện gì bạn cần phải hết sức cảnh giác. 

Chuột chạy vào nhà vào buổi trưa thì đây là một điềm báo nói lên biến động của gia đình. Rất có thể cuộc sống gia đình bạn sẽ bị xáo trộn, rất có thể hạnh phúc sẽ bị đổ vỡ. Nếu đang có người yêu rất có thể hai người sẽ chia tay nhau. 

Chuột chạy vào nhà vào buổi tối là điềm báo liên quan tới sức khỏe. Sắp tới sức khỏe của bạn và người thân trong gia đình sẽ giảm sút. Thường xuyên bị ốm vặt, nếu nặng sẽ mắc các bệnh khó chữa. Do đó, sau điềm báo này bạn và gia đình mình hãy quan tâm tới sức khỏe nhiều hơn.

II. Chuột đẻ trong nhà báo điềm gì?

Loài chuột không chỉ vào nhà để phá phách, tìm đồ ăn, chúng còn có thể ghé thăm ngôi nhà của bạn để sinh sản. Đây là trường hợp khá nhiều gia đình gặp phải. 

Cũng giống như điềm báo chuột chạy vào nhà, chuột chạy vào nhà đẻ cũng là một điềm báo không tốt. Điềm báo nói rằng bạn đang gặp một điềm không lành. Nó có thể là những rủi ro liên quan tới công việc, hay hợp tác làm ăn với ai đó. Cũng có thể bạn sẽ bị cấp trên của mình khiển trách, khiến mất đi cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Nặng hơn bạn còn có thể mất việc. 

Nuôi chuột trong nhà có tốt không
Chuột vào nhà đẻ là điềm báo liên quan tới rủi ro vậy nên bạn cần phải cẩn thận

III. Những cách phòng tránh chuột vào nhà

Để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra do chuột mang lại. Bạn cần phải chủ động phòng tránh không cho chúng vào nhà. Dưới đây sẽ là 3 cách phòng tránh chuột vào nhà mà bạn cần phải thực hiện ngay:

Nuôi chuột trong nhà có tốt không
Những cách đuổi chuột hiệu quả mà bạn nên áp dụng ngay

1. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Đầu tiên và cũng được coi là quan trọng nhất, đó là bạn cần phải vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Hãy cẩn thận lau chùi mọi khe kẽ, ngóc ngách để chuột không có nơi trú ẩn. Khu bếp cần phải vệ sinh hằng ngày, thức ăn thừa cần phải bảo quản trong tủ lạnh, bọc kỹ. Bên cạnh đó, rác thải mỗi ngày cần phải mang đi đổ đúng nơi quy định.

2. Sử dụng các biện pháp ngăn chuột vào nhà

Bạn nên bịt hết các khe hở lớn trong nhà, đó có thể là các khe hở ở đường ống, nước thải…Với những khe hở ở cửa bạn có thể dùng tấm gỗ, tấm kim loại để bịt lại, không cho chuột cắn thủng. 

Xem thêm: Phần mềm đuổi chuột trên điện thoại iPhone và Android

3. Sử dụng thuốc diệt chuột

Nếu như gia đình bạn đang bị chuột quấy phá quá nhiều thì nên sử dụng thuốc diệt chuột để loại trừ chúng. Tuy nhiên nếu gia đình có trẻ nhỏ, khi sử dụng cách này cần phải hết sức cẩn thận. 

Trên đây là nội dung bài giải mã chuột vào nhà là điềm gì? Chuột vào nhà đẻ là điềm gì? Hy vọng bài viết của Nhà Đất Mới đã giải mã được thắc mắc mà bạn quan tâm. Tuy nhiên những giải mã này chỉ mang tính chất tham khảo, nếu gặp điềm báo xấu bạn cũng không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng tới cuộc sống. 

Ngoài ra, tại chuyên mục PHONG THỦY của chúng tôi cũng luôn cập nhập những bài viết tư vấn phong thủy từng tuổi, từng mệnh từ các chuyên gia phong thủy hàng đầu. Hãy tham khảo ngay nhé!

Nguồn : Nhadatmoi.net