Những điểm tồn tại, hạn chế của nghệ an về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp là gì?

        Công tác dân tộc có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, nó vừa có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, đồng thời củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Đảng ta đã xác định công tác dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta vì vậy công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị.

       Như Đảng ta đã xác định: Đối với nước ta, vấn đề dân tộc thiểu số vừa là vấn đề giai cấp, vừa là vấn đề miền núi, vừa là vấn đề biên cương, vấn đề an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ, đồng thời đây cũng là vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

       Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách cho vùng dân tộc và miền núi, hình thành hệ thống chính sách ngày càng toàn diện và đồng bộ, với hàng trăm văn bản qui phạm pháp luật của Chính Phủ và Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội theo vùng, theo từng lĩnh vực.

        Các chính sách về phát triển kinh tế- xã hội được thực hiện ở vùng dân tộc, miền núi trong những năm vừa qua với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các Bộ ngành ở Trung ương và các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương cùng với các nguồn lực đầu tư và sự nỗ lực cố gắng của đồng bào các dân tộc, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc miền núi đã từng bước thay đổi, một số vùng đã đi vào sản xuất hàng hóa, đời sống vật chất tinh thần được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3-5%/năm, kết cấu hạ tầng thay đổi rõ rệt, 98,6% số xã trong cả nước có đường ô tô đến trung tâm xã, 99,8% số xã và 95,5% số thôn có điện.Công tác giáo dục có nhiều tiến bộ 99,5% số xã có trường tiểu học, 93,2% số xã có trường THCS, 12,9% số xã cố trường THPT, 96,6% số xã có trường Mầm non, 100% xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học, nhiều nơi đã đạt chuẩn phổ cập THCS. Mạng lưới y tế phát triển, đồng bào được tiếp cận dịch vụ y tế, công tác khám chữa bệnh được chăm lo, bảo hiểm y tế được thực hiện đúng qui định. Đã có 99,39% số xã có trạm y tế xã, 77,8% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đến năm 2011 đã có 94,2% số thôn có cán bộ y tế. Các giá trị văn hóa dân tộc được được bảo tồn và phát huy, mạng lưới thông tin văn hóa thể thao phát triển. An ninh chính trị trật tự xã hội được giữ vững, quốc phòng được củng cố .

        Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (06 huyện, 02 thành phố, 01 thị xã ; trong đó có 04 huyện miền núi, 01 huyện vùng cao); 180 xã, phường, thị trấn, trong đó 62 xã, thị trấn thuộc vùng ATK. Tổng diện tích tự nhiên hơn 3.500 km2, dân số gần 1,2 triệu người, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là hơn 339 nghìn người, chiếm 27% dân số.

        Vùng dân tộc miền núi có 124 xã, thị trấn, với tổng số 1.985 xóm, bản, dân số hơn 660 nghìn người chiếm gần 59% dân số toàn tỉnh, được phân định thành 3 khu vực (I, II, III) theo trình độ phát triển (trong đó có 25 xã, thị trấn thuộc khu vực I; 63 xã, thị trấn thuộc khu vực II và 36 xã thuộc khu vực III được công nhận theo quyết định số Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ).

        Số hộ nghèo 124 xã vùng dân tộc miền núi chiếm tỷ lệ 16,24%, giảm 2,98% so với năm 2016; số hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 12,49% giảm 0,06% so với năm 2016.

        Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua việc triển khai triển khai thực hiện các chương trình chính sách dân tộc đã đạt được một những thành tựu to lớn góp phần quan trọng vào hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh:

        Về chỉ đạo, điều hành.

       - Tỉnh ủy chỉ đạo việc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị định 05/2011/NĐ-CP của chính phủ về Công tác dân tộc đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Ban hành Thông báo số 484 - TB/TU ngày 19/4/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình công tác Dân tộc tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 – 2015; Chỉ thị số 45-CT/TU ngày 28/10/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc, công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh ; Kết luận số : 61- KL/TU ngày 07/10/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên khóa XIX  về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng An toàn khu, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 – 2020.

        - Hội đồng nhân dân tỉnh: Ban hành Nghị quyết số : 12/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII kỳ họp thứ tư về Chương trình công tác dân tộc tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2015. Nghị quyết số : 16/NQ-HĐND ngày 18/5/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIII kỳ họp thứ tư về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng An toàn khu, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 – 2020.

        - Ủy ban nhân dân tỉnh: Ban hành Quyết định số: 1985/QĐ-UBND ngày 04/9/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Chương trình công tác dân tộc tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2015. Quyết định số 1818/QĐ-UBND ngày 27/7/2015 về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Quyết định số : 3397/QĐ-UBND ngày 07/12/2015 V/v ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số :1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015.

        Quá trình xây dựng và triển khai thực hiện chính các sách dân tộc, trên phạm vi cả nước nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng kết quả thu được là hết sức to lớn, góp phần quan trọng làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn vùng dân tộc và miền núi cụ thể như:

        - Đã hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện để cải thiện, nâng cao cuộc sống, ổn định sản xuất góp phần xóa đói giảm nghèo; kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội vùng dân tộc miền núi có nhiều chuyển biến tích cực.

        - Cơ sở hạ tầng ở các xã miền núi, vùng cao, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện rõ rệt, bước đầu đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống của đồng bào các dân tộc, nhất là hệ thống đường giao thông, điện sinh hoạt, trường học, trạm y tế ...

        - Sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và sản xuất hàng hoá. Các chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất... đã tạo điều kiện trực tiếp cho các hộ đồng bào dân tộc nghèo có điều kiện thoát nghèo và ổn định cuộc sống, góp phần tích cực cho công tác xoá đói giảm nghèo.

        - Trình độ dân trí được nâng lên, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường được duy trì ở mức cao. Công tác chăm sóc sức khỏe được quan tâm, người dân thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh miễn phí. Các hoạt động văn hóa, thể thao luôn được quan tâm; bản sắc văn hóa được phát huy; các phong tục tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ.

        - Đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số ở các xã miền núi, vùng cao từng bước được nâng cao về trình độ, năng lực, được quan tâm hơn về chế độ, chính sách; đồng bào các dân tộc luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực, nhất là cuộc vận động chung sức xây dựng nông thôn mới.

        - Vai trò của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm, chú trọng và phát huy, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

        Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi và kết quả đã đạt đ­ược cũng còn bộ lộ một số hạn chế, yếu kém, những lỗ hổng của chính sách mà chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu để khắc phục đó là:

        1- Thiếu chính sách cho từng vùng :

        Mặc dù cơ chế thị trường đã xác định được lợi thế so sánh từng vùng, nhưng vẫn còn thiếu các chính sách phân vùng để phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội đặc thù của từng vùng.  Hệ thống chính sách ban hành chưa đồng bộ, cơ chế thực thi chính sách  còn yếu và thiếu sự phối hợp.

        Sự không đồng bộ trong chính sách thường gặp ở nhóm chính sách di dân hay hỗ trợ phát triển sản xuất- những nhóm chính sách cần sự kết hợp của nhiều giải pháp hay có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực.

        Cơ chế thực thi chính sách phức tạp và thiếu sự đồng bộ trước hết thể hiện ở khâu tổ chức quản lý thực hiện. Về một số chương trình quốc gia nhằm mục đích phát triển KTXH hay giảm nghèo, có thể thấy do chương trình quốc gia gồm nhiều lĩnh vực, do nhiều cấp từ trung ương cho đến địa phương thực hiện nên mặc dù mỗi chương trình đều nêu trách nhiệm của từng bộ ngành ở cấp trung ương, thậm chí nêu cả trách nhiệm của một số cấp chính quyền địa phương song sự phối hợp chưa tốt khiến cho không chỉ việc thực thi chính sách khó khăn mà hiệu quả của chính sách giảm hẳn.

        Thiếu chính sách phân vùng nên đến nay, chúng ta hầu như chưa hình thành được vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho các vùng DTTS. Trong khi, sản xuất hàng hóa không phát triển, đồng nghĩa với việc bà con không thể mở rộng sản xuất, không nâng cao thu nhập nên đời sống còn tiếp tục khó khăn.  

         2- Hệ thống chính sách nhiều nhưng chồng chéo:

        Một thực tế cho thấy chính sách dân tộc đã có hàng trăm chính sách  nhưng chưa thật phù hợp với tình hình thực tế , vốn đầu tư ít, dàn chải không tập trung, thời gian ngắn (5 năm ).Nguồn lực thực hiện chính sách không đủ, việc cân đối, bố trí vốn cho các chính sách chưa được chủ động, chưa đảm bảo cho các mục tiêu và kế hoạch đã được phê duyệt. Tính riêng kinh phí được cấp để thực hiện các chương trình chính sách do Ủy ban Dân tộc quản lý giai đoạn 2006 - 2010 là 22.393,91 tỷ đồng, đạt 67,45% nhu cầu vốn được duyệt; Giai đoạn 2011 - 2014 được cấp 12.885,54 tỷ đồng, đạt 40,7% kế hoạch vốn. Riêng năm 2014, vốn cấp chỉ đạt 35,8 % (4.474,26/12.497,85 tỷ đồng) . Cụ thể: Vốn cấp thực hiện Quyết định 755/QĐ-TTg trong 2 năm 2014 và 2015 chỉ đạt 2,87% (cấp 201 tỷ đồng/ 7.000,94 tỷ đồng). Quyết định 551/QĐ-TTg năm 2014 chỉ đạt 51,74% (cấp 3.129,8 tỷ đồng/ 6.049,507 tỷ đồng).

        Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên việc triển khai thực hiện Chương trình 135 vẫn còn những khó khăn, hạn chế đó là: về nguồn vốn trung ương có năm giao còn chậm (vốn năm 2011, 2012, 2014) và việc hướng dẫn cơ chế thực hiện của các bộ ngành trung ương còn chậm; năm 2014-2015: trung ương bố trí chưa đủ so với định mức tại Quyết định số 551/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ( số vốn được bố trí mới chỉ đạt 66,7% kế hoạch); các công trình đầu tư mới, cần có sự phối hợp, lồng ghép với vốn chương trình xây dựng nông thôn mới và các nguồn khác; cơ chế quản lý, lồng ghép các nguồn lực còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, vì vậy chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của chương trình, dự án (vì các chương trình cơ chế quản lý khác nhau, quy định việc đối ứng của người dân khác nhau); việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất còn chậm, có nội dung hướng dẫn chưa phù hợp đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện; thủ tục giao vốn ở địa phương rườm rà, chậm; tiến độ triển khai thực hiện chính sách ở một số huyện còn chậm, công việc thường dồn về cuối năm; việc tổng hợp báo cáo Chương trình 135 của các huyện với cơ quan thường trực ở tỉnh chưa đầy đủ, kịp thời, ở cấp huyện giao cho nhiều phòng chuyên môn triển khai thực hiện CT135; công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách của số huyện chưa được thường xuyên.

        Chính sách chủ yếu hỗ trợ, chưa chú trọng đầu tư có trọng điểm, công tác chỉ đạo điều hành thiếu đồng bộ, Chính sách hỗ trợ về nước sạch và môi trường nông thôn (6 chính sách); hỗ trợ đất sản xuất, đất nhà ở và văn hóa thông tin (5 chính sách); hỗ trợ giải quyết việc làm, hỗ trợ pháp lý và hỗ trợ xây dựng trạm y tế (4 chính sách); còn các lĩnh vực khác như hỗ trợ xây dựng đường sá, thủy lợi, trường học, giống, vốn, kỹ thuật đều có 3 chính sách quy định.Về đối tượng thụ hưởng, hộ nghèo DTTS ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là đối tượng của rất nhiều chính sách từ chính sách quốc gia về giảm nghèo theo Quyết định 20/2007/QĐ-Ttg, cho tất cả các hộ nghèo DTTS  theo Quyết định 134/2004/QĐ-Ttg, cho các hộ nghèo thuộc các xã ĐBKK theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, chính sách chung cho vùng nông thôn như Quyết định 227/2006/QĐ-Ttg và chính sách đặc thù cho các hộ nghèo thuộc 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định 74/2008/QĐ-Ttg.

        Một số ít chính sách thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hiện hành mới chỉ dừng lại ở việc trợ giá, trợ cước vận chuyển, xây dựng đường, chợ... Các chính sách này rất quan trọng đối với vùng DTTS, vì tại đây, giao thông khó khăn, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Tuy nhiên, các chính sách này lại chưa thực sự giải quyết vấn đề kết nối sản phẩm một cách cơ bản. Vì vậy để sản xuất phát triển, đồng bào đang rất cần những chính sách kết nối. Cụ thể như, chính sách phải giải quyết được những khó khăn trong quá trình sản xuất, đặc biệt là khó khăn trong việc tiếp cận thị trường, giải quyết đầu ra cho nông sản. Rõ ràng, chính sách của chúng ta rất nhiều nhưng vẫn tồn tại những “lỗ hổng” đáng lo ngại, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển sản xuất, vươn lên xóa đói giảm nghèo của đồng bào DTTS.Theo quan điểm chỉ đạo của nhà nước trong việc hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc, đó là: Tập trung đầu tư phát triển chứ không chỉ là hỗ trợ, tương trợ. Chính vì vậy, tôi cho rằng tới đây, các nhóm chính sách cơ bản sẽ phải tập trung vào phát triển các vùng trọng điểm sản xuất hàng hóa. Xây dựng một số chuỗi ngành hàng chiến lược phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước, trọng tâm là sản xuất nông – lâm nghiệp, nhằm kết nối thị trường cho các sản phẩm được đầu tư phát triển. Tạo điều kiện tốt nhất để đồng bào DTTS được tham gia vào các chuỗi sản phẩm này.

        Bên cạnh đó, tùy theo đặc điểm của điều kiện tự nhiên của từng vùng, tập trung tạo điều kiện để người DTTS tham gia cung cấp dịch vụ công ích (trồng rừng, bảo vệ môi trường, củng cố quốc phòng, an ninh). Hỗ trợ đồng bào nâng cao trình độ nhận thức, thể trạng con người, năng lực phát triển sinh kế, từng bước hình thành sản xuất sản phẩm gắn với thị trường, ổn định cuộc sống...

        3- Thiếu chính sách về tái tạo môi trường, khôi phục cảnh quan, không gian sinh tồn cho người DTTS

        Vùng DTTS là vùng tập trung nhiều tài nguyên, khoáng sản, các danh lam thắng cảnh đẹp hiện đang được tập trung khai thác phục vụ cho quá trình phát triển KTXH của cả nước (làm thủy điện, khai thác khoáng sản, phát triển du lịch) nhưng chưa có những chính sách hiệu quả để bảo vệ tái tạo môi trường, khôi phục cảnh quan, gìn giữ không gian sinh tồn cho người DTTS.

        4- Thiếu chính sách quản lý đặc thù

        Đã có các chính sách DTTS về quản lý đất, rừng, cán bộ, … nhưng chưa có những chính sách quản lý đặc thù phù hợp với văn hóa các DTTS về không gian sinh tồn, vai trò của già làng/trưởng bản, tỷ lệ cán bộ là người DTTS theo tỷ lệ số dân của DTTS. Bên cạnh đó, chưa có các chính sách liên quan đến tổ chức phát triển cộng đồng và nâng cao tính chủ động của đồng bào DTTS.

        Ngoài ra còn một loạt các chính sách về ổn định dân cư, giáo dục, đào tạo đều có mức hỗ trợ thấp nên xã nghèo, người nghèo không thể tìm thêm nguồn kinh phí khác.

        - Hệ thống chính sách ban hành chưa đồng bộ, cơ chế thực thi chính sách  còn yếu và thiếu sự phối hợp, chưa có bộ máy hay cơ quan theo dõi công tác dân tộc chuyên trách, ổn định, thống nhất từ Trung ương đến địa phương với nguồn kinh phí hoạt động phù hợp nên không có hệ thống cơ sở dữ liệu liên tục, đặc biệt là ở cấp xã.

        Nguồn lực cho cán bộ quản lý cấp xã, thôn/bản và cán bộ hoạt động giảm nghèo vùng DTTS còn nhiều hạn chế cả về số lượng, chất lượng và kinh phí nên chưa đáp ứng được yêu cầu phân cấp thực hiện hiệu quả các chương trình xóa đói giảm nghèo. Thêm vào đó, cách thức tổ chức thực hiện các chính sách còn thiếu xuyên suốt.

        Quá trình thực thi gặp phải nhiều trở ngại do quy định và thủ tục thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ còn cứng nhắc, phức tạp không phù hợp với thực tế. Cơ chế thực hiện chính sách hỗ trợ chưa tạo động lực cho hộ nghèo thoát nghèo

        Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn dân tộc, miền núi còn hạn chế, lao động chưa qua đào tạo là: 86,21% , tỷ lệ này ở Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên là: 90%; 17/52 tỉnh có trên 90%; một số dân tộc có tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo rất cao như dân tộc Mông: 98,7%, Khmer: 97,7%, Thái: 94,6%, các dân tộc thiểu số khác: 95,95%. Lao động đã qua đào tạo chủ yếu là trình độ thấp: sơ cấp: 2,54%, trung cấp: 4,8%, cao đẳng: 1,43%, đại học trở lên: 4,81%. Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học của dân tộc thiểu số rất thấp: Thái: 1,6%; Khmer: 1,0%; Mông: 0,3%, các dân tộc thiểu số khác: 1,5%. Có gần 21% người DTTS không biết chữ, cao nhất là dân tộc La Hủ 65,6%, Lự 57,2%, Mảng 56,2%, Mông 53,4%, cờ Lao 50,2%, Hà Nhì 49,5%, Lô Lô 45,6%, RagLay 45.1%

        5- Đội ngũ cán bộ thiếu và yếu:

        Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số còn thiếu, nhiều dân tộc chưa có cán bộ chủ chốt ở cấp cơ sở; trình độ chuyên môn nhìn chung còn thấp: ở cấp tỉnh, tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số có trình độ cao đẳng, đại học 77,26%, cấp huyện là 45,63%, cấp xã, cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học rất thấp, chỉ chiếm 5,87%, còn lại 94,13% là sơ cấp và trung cấp và chưa qua đào tạo. Năng lực thực thi công vụ hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước và xử lý các tình huống, vấn đề phát sinh ở cơ sở.

        Vùng dân tộc, miền núi vẫn là vùng nghèo nhất, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, chênh lệch về thu nhập và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi so với vùng đồng bằng ngày càng gia tăng; đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn. Năm 2001 tỷ lệ nghèo chung của cả nước 17,18%, vùng dân tộc và miền núi 26,38%, riêng các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn là 33,5%; đến năm 2010 tỷ lệ nghèo chung cả nước là 9,45%, vùng dân tộc và miền núi là 19,4% trong khi ở khu vực các xã đặc biệt khó khăn lên đến 28,8%. Theo két quả cuộc điều tra 53 DTTS năm 2015 thì tỷ lệ hộ nghèo cả nước khoảng 7%, DTTS là 23,1%, cận nghèo thêm 13,6%. Dân tộc có tỷ lệ nghèo cao nhất là La Hủ 83,9%, Mảng 79,5%, Chứt 75,3% , Ơ Đu 66,3%, Co 65,7%, Khơ mú 59,4%, Xinh Mun 52,4%, La Ha 47,7%, Kháng 46,1%, Mông 45,7%.

        Theo số liệu điều tra mức sống, khoảng cách thu nhập giữa 20% hộ nghèo nhất và 20% hộ giàu nhất đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2001 chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% số hộ có thu nhập cao nhất và nhóm 20% số hộ có thu nhập thấp nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc là 5,22 lần, các tỉnh Tây Nguyên là 10,9 lần. Đến năm 2010 tỷ lệ này đã tăng lên 6,8 lần ở các tỉnh miền núi phía Bắc và 12,9 lần ở các tỉnh Tây Nguyên. Thời gian tới, khi nước ta hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế quốc tế, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn sẽ bị có nguy cơ tụt hậu xa hơn, khoảng cách thu nhập và mức sống sẽ ngày càng giãn cách với các đô thị và các vùng thuận lợi.

        6- Kết cấu hạ tầng yếu kém:

        Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi tuy được quân tâm đầu tư song vẫn còn nhiều yếu kém và hiện mới chỉ phục vụ nhu cầu dân sinh thiết yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế thị trường; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế của vùng. Hiện nay còn 27 xã chưa có đường giao thông đến trung tâm xã, 360 xã chưa có đường ô tô đi được bốn mùa, 14.093 thôn, bản chưa có đường giao thông cho xe cơ giới, 204 xã và 8.100 thôn, bản chưa có điện thắp sáng, 32% số hộ chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 16,4% trường lớp chưa được kiên cố, số thôn, bản chưa có nhà trẻ, mẫu giáo chiếm tới 75,6%, 758 xã và 16.284 thôn, bản chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng. 

        7- Văn hoá các dân tộc thiểu số có nguy cơ bị mai một. mất dần bản sắc; tình trạng pha tạp, biến thái trong các hoạt động văn hóa, lối sống ngày càng rõ nét; mức độ thụ hưởng văn hóa của người dân còn hạn chế, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Công tác thông tin tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu.

        8- Hệ thống chính trị ở cơ sở còn hạn chế, an ninh, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhất là các vùng biên giới còn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định. Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh nhiều hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; lợi dụng “dân tộc”, “tôn giáo”, “nhân quyền”, tình hình đời sống còn khó khăn, hạn chế thông tin kích động lôi kéo gây mất ổn định chính trị, xã hội. Hoạt động truyền đạo trái pháp luật vẫn diễn ra; mâu thuẫn, tranh chấp đất đai một số nơi chưa được giải quyết triệt để; tình hình di cư tự do diễn biến phức tạp gây mất ổn định về chính trị, xã hội.

        Tình hình trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng ở đây chỉ muốn bàn riêng về những hạn chế bất cập của hệ thống chính sách:

        Nguyên nhân

        - Các cơ quan tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách chưa có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, chưa bám sát tình hình thực tế ở cơ sở, thậm trí có những chỗ gắn với lợi ích cục bộ của một ngành, một nhóm nào đó   

        - Nhận thức của cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương về công tác dân tộc chưa đẩy đủ, chưa toàn diện; sự phối kết hợp trong việc tổ chức thực hiện công tác dân tộc của các ngành, các cấp chưa chặt chẽ.

        - Một số chính sách chưa được cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của địa phương.

        - Công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số tuy được quan tâm nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống tổ chức, cán bộ làm công tác dân tộc từ cấp tỉnh đến cơ sở chưa ổn định, thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là ở cấp xã chưa có cán bộ phụ trách theo dõi công tác dân tộc.

        - Số ít cán bộ và đồng bào còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động tích cực vươn lên thoát nghèo.

        - Nguồn lực đầu tư hỗ trợ còn hạn chế, chưa đạt được mục tiêu đề ra , chính sách đầu tư hỗ trợ chưa hợp lý vốn ít nhưng đầu tư còn dàn chải mang tín bình quân chủ nghĩa, đặc biệt có chỗ còn để lãng phí .

        - Công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cùng như việc việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước ở một số địa phương chưa được thường xuyên và chưa thực sự rộng khắp, nội dung, phương pháp tuyên truyền thiếu phù hợp không sát với tình hình thực tế ở cơ sở, việc nắm tâm tư tình cảm, nguyện vọng của đồng bào không kịp thời nhất là vùng sâu vùng xa.

        Một số đề xuất:

        Về quan điểm trong phát triển KT-XH vùng DTTS

        1. Tập trung đầu tư phát triển chứ không chỉ là hỗ trợ, tương trợ.

        2. Hình thành các trung tâm kinh tế văn hóa, làm động lực cho vùng, động lực từng tỉnh, huyện, từng cụm xã.

        3. Chính sách phải phù hợp điều kiện và văn hóa từng vùng, miền.

        4. Huy động từ nhiều nguồn lực đầu tư phát triển miền núi, nhưng nguồn lực nhà nước là chủ yếu.

         5- Công tác dân tộc phải thật sự là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

         Một số nhóm chính sách cơ bản :

        Nhóm 1: Tập trung phát triển các vùng trọng điểm sản xuất hàng hóa, xây dựng một số chuỗi ngành hàng chiến lược phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước, trọng tâm là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, nhằm kết nối thị trường cho các sản phẩm được đầu tư phát triển. Tạo điều kiện tốt nhất để đồng bào DTTS được tham gia vào các vùng, chuỗi sản phẩm này.

        Nhóm 2: Tùy theo đặc điểm của điều kiện tự nhiên và dân tộc của từng vùng, tập trung tạo điều kiện để người DTTS tham gia cung cấp dịch vụ công ích (trồng rừng, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh), hỗ trợ phát triển sản xuất kết nối với thị trường, ổn định cuộc sống.

        Nhóm 3: Nâng cao trình độ nhận thức, thể trạng con người, năng lực phát triển sinh kế, từng bước hình thành sản xuất sản phẩm gắn với thị trường.

      - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tần phục vụ sản xuất và đời sống ở những tập trung nhiều đồng bào DTTS, trong đó ưu tiên phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cấp thôn/bản hoặc cụm thôn/bản.

        - Xây dựng các trung tâm, các đô thị ở những vùng khó khăn để tạo ra động lực có sức lan tỏa về kinh tế, chính trị và xã hội trong vùng.

        - Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực DTTS, trên tất cả các lĩnh vực của vùng DTTS đồng thời xây dựng hệ thống cán bộ hỗ trợ cộng đồng.

        - Tăng cường thực hiện vận động xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng nông thôn mới kết hợp phát triển và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn tri thức bản địa.

        - Thực hiện các chương trình tái tạo môi trường, bảo vệ tài nguyên tự nhiên, khôi phục cảnh quan, gìn giữ không gian phát triển cho người DTTS.

        - Lồng ghép chương trình/chiến lược/quy hoạch phát triển KTXH vùng DTTS trong chương trình/chiến lược/quy hoạch phát triển KTXH chung của cả nước để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh lâu dài của các vùng DTTS.

        Để thực hiện tốt các nội dung nêu trên đề nghị Đảng, Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương quan tâm một số vấn đề sau:

        1. BCH Trung ương chỉ đạo triển khai văn kiện đại hội XII của Đảng bằng việc ra nghị quyết chuyên đề về dân tộc, miền núi

        2. Quốc hội cần phải xây dựng luật Dân tộc

        3. Cần có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, các bộ ngành nhất thiết phải có lãnh đạo là người dân tộc thiểu số; ở các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sống thành cộng đồng nhất thiết phải bố trí cán bộ chủ trì là người dân tộc thiểu số. Một trong những yếu tố quan trọng, đó là phải có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS, đặc biệt với các địa phương có đồng bào DTTS sống thành cộng đồng, nhất thiết phải bố trí cán bộ chủ trì là người DTTS. Những bài học từ thực tiễn đã cho thấy, nơi nào có đội ngũ cán bộ người DTTS mạnh, nơi đó an ninh chính trị rất vững vàng. Với vấn đề phát triển sản xuất cũng vậy, những cán bộ người DTTS tâm huyết sẽ là cầu nối tốt nhất để chính sách của Đảng và Nhà nước thực sự đi vào đời sống, góp phần cải thiện rõ rệt đời sống cho đồng bào DTTS vùng miền núi, biên giới.

        4. Đổi mới quản lý nhà nước về công tác dân tộc cần nghiến cứu đổi mới mô hình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân tộc hiện nay là Ủy ban Dân tộc thành Bộ Dân tộc và các tỉnh là Sở Dân tộc.

        5. Đổi mới căn bản quy trình xây dựng chính và thực hiện chính sách, theo hướng:

        - Người dân trực tiếp tham gia kiến nghị các nhu cầu và thiết kế chính sách

        - Khi dự thảo xong đưa xuống người dân tham gia, có sự tư vấn, phản biện của các nhà khoa học độc lập, các nhà hoạt động xã hội do người dân đề xuất danh sách

        - Người dân chủ động dưới sự hướng dẫn của các cấp CQ, và tổ chức xã hội để trực tiếp thực thi, giám sát các công trình dân sinh tại địa phương./.

Nông Văn Trân - Chuyên viên cao cấp, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên

Video liên quan

Chủ đề