Những biểu hiện thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là gì

Câu 1 (trang 24 VBT GDCD 9)

Một số nước trong khu vực và trên thế giới có mối quan hệ hữu nghị với nước ta: Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Mỹ, Nga, Sing-ga-po, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,...

Câu 2 (trang 24 VBT GDCD 9)

- Lịch sự, tôn trọng người nước ngoài

- Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa lễ hội, ẩm thực với các nước khác như Việt Hàn, Việt Nhật, Việt Pháp,...

- Giúp đỡ người nước ngoài sang Việt Nam du lịch

- Viết thư phản đối chiến tranh, kêu gọi hòa bình

- Việt Nam có mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài với Lào, Cam-pu-chia, Cu-ba, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ...

- Thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN);

- Tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC);

- Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO);

- Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước phát triển: Nhật, Mĩ, Pháp...

Câu 3 (trang 25 VBT GDCD 9)

Là công dân Việt Nam, chúng ta có trách nhiệm:

+ Thể hiện tinh thần đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài.

+ Có thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện, khi người nước ngoài đến Việt Nam.

Câu 4 (trang 25 VBT GDCD 9)

Để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân và học sinh các nước, học sinh cần phải:

- Có thái độ lịch sự, hòa nhã với người nước ngoài

- Vui vẻ, ân cần chu đáo, lịch sự, tế nhị thể hiện sự hiếu khách của mình với bạn bè quốc tế

- Giới thiệu cho bạn về con người và đất nước Việt Nam

- Giới thiệu những phong cảnh đẹp, di tích lịch sử của quê hương, những món ăn Việt Nam...

- Tìm hiểu những phong tục tập quán, những nét văn hoá của nước bạn...

Câu 5 (trang 25 VBT GDCD 9)

Em đã tham gia những hoạt động hữu nghị do nhà trường tổ chức:

- Tham gia chương trình viết thư do UPU tổ chức để gửi cho bạn bè quốc tế

- Tham gia giao lưu văn nghệ với người Lào

- Tham gia các buổi tham quan giao lưu với người nước ngoài trong các buổi ngoại khóa tiếng Anh

Tham gia các hoạt động đó vô cùng thú vị và có ý nghĩa

Câu 6 (trang 25 VBT GDCD 9)

Những nét tiêu biểu về văn hóa của một số nước trên thế giới:

- Ở Ấn Độ, tay trái biểu tượng cho quỷ dữ cho nên khi đưa hay nhận gì thì phải dùng tay phải

- Ở Hàn Quốc khi ăn uống thì phải ăn miếng thật to để thể hiện sự tôn trọng với người làm ra món ăn

- Ở nước Nga, nếu bạn cho thêm muối vào một món ăn chứng tỏ bạn không thích món ăn đó

Câu 7 (trang 26 VBT GDCD 9)

Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là:

A. Quan hệ bình đẳng giữa nước này với nước khác

B. Quan hệ giữa các nước láng giềng

C. Quan hệ thường xuyên, ổn định giữa nước này với nước khác

D. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác

Chọn đáp án D

Câu 8 (trang 26 VBT GDCD 9)

Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới?

A. Thiếu tôn trọng, trêu chọc khách nước ngoài

B. Không giúp đỡ người nước ngoài khi họ gặp khó khăn

C. Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước bị thiên tai

D. Không tham gia các hoạt động thể hiện tình đoàn kết với học sinh các nước

Chọn đáp án C

Câu 9 (trang 26 VBT GDCD 9)

Hành vi, thái độ nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới?

A. Chăm học ngoại ngữ để có thể giao lưu với người nước ngoài

B. Kì thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài

C. Niềm nở khi tiếp xúc với khách người nước ngoài

D. Viết thư giao lưu, kết bạn với học sinh và thiếu nhi các nước khác

Chọn đáp án B

Câu 10 (trang 27 VBT GDCD 9)

Ý kiến

Tán thành

Không tán thành

A. Không thể có quan hệ bình đẳng, hữu nghị giữa nước giàu và nghèo

X

B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc giúp các dân tộc hiểu và tôn trọng nhau , tránh được nguy cơ chiến tranh

X

C. Chỉ những nước có cùng chế độ chính trị mới có quan hệ hữu nghị với nhau

X

D. Chỉ những nước có hoàn cảnh giống nhau mới có thể thiết lập được quan hệ hữu nghị

X

E. Quan hệ giữa các nước trên thế giới chỉ là quan hệ xã giao, không có cơ sở bền chặt

X

F. Học sinh còn nhỏ không thể xây dựng được tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới

X

Câu 11 (trang 27 VBT GDCD 9)

a. Việc làm của Thành thể hiện thái độ thân tình, hữu nghị với bạn bè nước ngoài

b. Những việc em có thể làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài đó là: Hòa nhã, vui vẻ khi nói chuyện với người nước ngoài, tận tình giúp đỡ người nước ngoài khi họ gặp khó khăn cần giúp đỡ, tôn trọng văn hóa của bạn bè quốc tế,...

Câu 12 (trang 27 VBT GDCD 9)

Em không tán thành với Xuân. Tại vì thái độ của Xuân thể hiện sự thiếu thiện chí trong các hoạt động giao lưu văn hóa với người nước ngoài, không hiểu hết được ý nghĩa của việc đoàn kết, hữu nghị với bạn bè nước ngoài.

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 (trang 28 VBT GDCD 9)

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.

Sau Hội nghị Bali năm 1976, ASEAN xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các nỗ lực đều đi đến bế tắc vào giữa thập niên 1980. Phải đợi đến năm 1991, khi Thái Lan đề xuất thành lập khu vực thương mại tự do, thì Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN mới hình thành. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác. Tính đến năm 1999, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên

Câu 2 (trang 28 VBT GDCD 9)

- Rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất kĩ thuật với các nước trên thế giới

- Tạo điều kiện cho Việt Nam vào cộng đồng khu vực và thị trường Đông Nam Ắ.

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Mở cơ hội để Việt Nam tiếp thu các trình độ khoa học kĩ thuật vào sản xuất

Câu 3 (trang 28 VBT GDCD 9)

Đề xuất với nhà trường một số hoạt động thể hiện tình đoàn kết tình đoàn kết, hữu nghị giữa các bạn học sinh và thiếu nhi nước ngoài:

- Tổ chức những cuộc thi giao lưu quốc tế

- Tổ chức các buổi nói chuyện, tiếp xúc với người nước ngoài

- Phát động cuộc thi viết thư cho bạn bè trên thế giới

1. ĐẶT VẤN ĐỀ ^3* THE 5 ASIA EUROPE MEETING UAPIOf.'S ý OCTOBER; ?Ọ04 Toàn cảnh Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Á-Âu lẩn thứ năm (ASEM 5) ngày 8 - 10 - 2004 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. (Ảnh: Đức Tâm - Thông Tấn xã Việt Nam) Câu hỏi: Qua quan sát ảnh và đọc các thông tin, sự kiện trong phần đặt vân đề, em có suy nghĩ gì về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước khác? Hướng dẫn trả lời: Tính đến tháng 10 - 2002, Việt Nam có 47 tổ chức hữu nghị song phương và đa phương với các nước khác nhau. Đến tháng 3 - 2003, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 167 quốc gia, trao đổi đại diện ngoại giao với 61 quôc gia trên thế giới. Việt Nam đăng cai Hội nghị câp cao Á - Âu lần thứ năm (ASEM 5) vào ngày 8 - 10 - 2004 tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Qua những thông tin và quan sát ảnh, chúng ta thấy quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng được mở rộng, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. NỘI DUNG BÀI HỌC Câu hỏi: Thế nào là tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới? Cho ví dụ? Hướng dẫn trả lời: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. Ví dụ: Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc; quan hệ Việt Nam - Lào, quan hệ Việt Nam - Cam-pu-chia, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản... Câu hỏi: Qua các thông tin, sự kiện trên, em nghĩ như thế nào về chính sách đôi ngoại của Đảng và Nhà nước ta, về quan hệ của nhân dân ta với nhân dân các nước trên thế giới? Hường dẫn trả lời: Đảng và nhân dân ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Chính quan hệ hữu nghị đó đã làm cho thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, về đường lôi, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Từ đó chúng ta tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới. Câu hỏi: Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào đốì với mỗi nước và của toàn nhân loại? Hướng dẫn trả lời: Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển. Hữu nghị hợp tác giúp nhau cùng phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật... Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Câu hỏi: Tính đến năm 2008, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước? Hướng dẫn trả lời: Tính đến đầu năm 2008, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 169 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Câu hỏi: Sự hữu nghị và sự hợp tác của Việt Nam với các nước ngày càng mở rộng được thể hiện như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Việt Nam có môi quan hệ tốt đẹp, lâu dài với Lào, Cam-pu-chia, Cu-ba, Nga, Trung Quốc, Ân Độ... Thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN); Tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước phát triển: Nhật, Mĩ, Pháp... Câu hỏi: Các lĩnh vực cụ thể trong quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam với các nước là gì? Hướng dẫn trả lời: Quan hệ đối tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin... Văn hoá, giáo dục, y tế, dân số... Du lịch; Bảo vệ môi trường; Xoá đói, giảm nghèo; Hợp tác chông các bệnh SARS - HIV/AIDS; Giúp đỡ ủng hộ các nước bị thiên tai, chiến tranh... Chông khủng bô', an ninh toàn cầu... Câu hỏi: Mục tiêu của tổ chức ASEAN là gì? Hường dẫn trả lời: Mục tiêu của tổ chức ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua sự nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. Câuhỏi: Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày, tháng, năm nào? Hướng dẫn trả lời: Việt Nam. gia nhập ASEAN vào ngày 28 - 7 - 1995. Câu hỏi: Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào thời gian nào? Hường dẫn trả lời: Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11 - 01 - 2007. Câu hỏi: Chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị? Hướng dẫn trả lời: Là công dân Việt Nam, chúng ta có trách nhiệm: + Thể hiện tinh thần đoàn kết, hũu nghị với bạn bè và người nước ngoài. + Có thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện, khi người nước ngoài đến Việt Nam. Câu hỏi: Em hãy cho biết chủ trương của Đảng ta trong quan hệ hữu nghị với các dân tộc trên thế giới. Hường dẫn trả lời: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quô'c tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển...”. Quan hệ trên nhiều mặt, với tất cả các nước. Câu hỏi: Nguyên tắc của Đảng và Nhà nước ta trong quan hệ với các nước là gí? Hướng dẫn trả lời: Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực; Bình đẳng cùng có lợi; Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình... Câu hỏi: Những việc làm cụ thể của Việt Nam trong thời gian qua thể hiện tình hữu nghị với các nước là gì? Hướng dẫn trả lời: ủng hộ nhân dân Lào, Cam-pu-chia trong hai cuộc kháng chiến... Cử các chuyên gia y tế sang giúp đỡ nhân dân một sô" nước châu Phi như An-giê-ri... ủng hộ lương thực cho nhân dân Cu-ba; ủng hộ nhân dân các nước khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai, động đất: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin... Câu hỏi: Em có biết cứ 2 năm một lần thành phô" Huê" tổ chức giao lưu văn hoá thể hiện tinh thần hữu nghị giữa các dân tộc trên thê" giới qua lễ hội gì không? Hường dẫn trả lời: Cứ 2 năm một lần, thành phô" Huế tổ chức giao lưu văn hoá thể hiện tinh thần hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới qua lễ hội Festival Huế. Câu hỏỉ: Những việc làm nào của em góp phần phát triển tinh thần hữu nghị? Hường dẫn trả lời: Tích cực tham gia lao động, hoạt động nhân đạo; Tham gia bảo vệ môi trường; Chia sẻ nội đau đô"i với các bạn ở các nước bị thiên tai, lũ lụt, động đất, sóng thần... những nước đang xảy ra xung đột chiến tranh; Giúp đỡ các bạn ở các nước còn nghèo đói; Cư xử văn minh, lịch sự với người nước ngoài; Học tập ngoại ngữ để nâng cao hiểu biết văn hoá các dân tộc và thuận lợi trong việc giao lưu... Câu hỏi: Em sẽ làm gì khi bạn em có thái độ thiếu lịch sự đối với người nước ngoài? Hướng dẫn trả lời: Khi bạn em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài, em sẽ góp ý với bạn: + Chúng ta cần phải có thái độ vui vẻ, lịch sự đô"i với người nước ngoài khi họ đến thăm Việt Nam đó là biểu hiện của sự mến khách. + Giúp đỡ họ tận tình nếu họ có yêu cầu, có như vậy mới phát huy được tình hữu nghị với các nước. Câu hỏi: Khi trường tổ chức giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài, em sẽ làm gì để góp phần tăng cường tinh thần hữu nghị? Hướng dẫn trả lời: Vui vẻ, ân cần chu đáo, lịch sự, tế nhị thể hiện sự hiếu khách của mình; Giới thiệu cho bạn về con người và đất nước Việt Nam; Giới thiệu những phong cảnh đẹp, di tích lịch sử của quê hương, những món ăn Việt Nam... Làm quen với bạn và tìm hiểu những phong tục tập quán, những nét văn hoá của nước bạn... BÀI TẬP Bài tập 1: Hãy nêu một sô" việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sông hằng ngày? Hướng dẫn trả lời: Một số việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hằng ngày: + Chia sẻ những tổn thất do thiên tai, lũ lụt, động đất gây nên; + Lịch sự, tôn trọng với khách nước ngoài; + Giúp đỡ người nước ngoài sang du lịch, tham quan ở quê hương mình khi họ có yêu cầu; + Viết thư kêu gọi hoà bình, phản đôi chiến tranh. Bài tập 2: Em hãy cùng các bạn trong lớp, trong nhóm lập kế hoạch hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các trường khác, các địa phương khác, nước khác và hành động theo kế hoạch đã lập ra. Hường dẫn trả lời: Tên hoạt động -> ví dụ: úng hộ các bạn ở vùng lũ lụt. Nội dung, biện pháp hoạt động: quyên góp áo quần, sách vở, tiền... + Hoạt động trong nhà trường; + Thời gian quyên góp: 5 ngày. Người phụ trách, người tham gia: Lớp trưởng các lớp chịu trách nhiệm thu gom, tất cả học sinh các lớp tham gia. Thời gian, địa điểm ủng hộ (chọn một trường cụ thể với sự giới thiệu của Hội Chữ thập đỏ). Bài tập 3: Hãy sưu tầm những câu thơ của Bác Hồ nói về tình hữu nghị giữa các dân tộc. Hướng dẫn trả lời: “Quan Sơn muôn dặm một nhà Bốn phương vô sản đều là anh em". “Việt - Lào hai nước chúng ta Tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long".

Video liên quan

Chủ đề