Nhà thầu liên danh trong đấu thầu là gì năm 2024

Căn cứ quy định khoản 26 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
25. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà đầu tư có thể là nhà đầu tư độc lập hoặc nhà đầu tư liên danh.
26. Nhà thầu là tổ chức, cá nhân hoặc kết hợp giữa các tổ chức hoặc giữa các cá nhân với nhau theo hình thức liên danh trên cơ sở thỏa thuận liên danh tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Trường hợp liên danh, thỏa thuận liên danh phải quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh đối với toàn bộ phạm vi của gói thầu.
27. Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với nhà thầu để tham gia thực hiện công việc xây lắp; tư vấn; phi tư vấn; dịch vụ liên quan của gói thầu cung cấp hàng hóa; công việc thuộc gói thầu hỗn hợp.
....

Như vậy, nhà thầu liên danh là sự kết hợp giữa các tổ chức hoặc giữa các cá nhân với nhau theo hình thức liên danh trên cơ sở thỏa thuận liên danh tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn.

Lưu ý: Trường hợp liên danh, thỏa thuận liên danh phải quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh đối với toàn bộ phạm vi của gói thầu.

Nhà thầu liên danh trong đấu thầu là gì năm 2024

Nhà thầu liên danh có phải thực hiện bảo đảm dự thầu hay không? (Hình từ Internet)

Nhà thầu liên danh có phải thực hiện bảo đảm dự thầu hay không?

Căn cứ quy định khoản 7 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định về bảo đảm dự thầu như sau:

Bảo đảm dự thầu
...
7. Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
....

Như vậy, trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh.

Do đó nhà thầu liên danh vẫn phải thực hiện bảo đảm dự thầu theo quy định.

Việc quản lý và sử dụng khoản thu từ bảo đảm dự thầu không được hoàn trả được thực hiện như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 10 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định về bảo đảm dự thầu như sau:

Bảo đảm dự thầu
...
10. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 9 Điều này, khoản 6 Điều 68 và khoản 4 Điều 75 của Luật này thì việc quản lý, sử dụng khoản thu từ bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả được thực hiện như sau:
a) Đối với các dự án, gói thầu có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khoản thu này được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Đối với các dự án, gói thầu không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án đầu tư kinh doanh, khoản thu này được sử dụng theo quy chế tài chính của chủ đầu tư, cơ quan có thẩm quyền;
c) Trường hợp bên mời thầu là đơn vị tư vấn đấu thầu do chủ đầu tư lựa chọn thì khoản thu này phải nộp lại cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư quản lý, sử dụng khoản thu này theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Như vậy, trường hợp nhà thầu vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu thì việc quản lý và sử dụng khoản thu từ bảo đảm dự thầu không được hoàn trả được thực hiện như sau:

- Đối với các dự án, gói thầu có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khoản thu này được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

- Đối với các dự án, gói thầu không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án đầu tư kinh doanh, khoản thu này được sử dụng theo quy chế tài chính của chủ đầu tư, cơ quan có thẩm quyền;

- Trường hợp bên mời thầu là đơn vị tư vấn đấu thầu do chủ đầu tư lựa chọn thì khoản thu này phải nộp lại cho chủ đầu tư.

Ai là nhà thầu chính trọng liên danh?

Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

Liên danh tối đa bao nhiêu nhà thầu?

Theo HSMT, nhà thầu liên danh tối đa không quá 3 thành viên. Trường hợp liên danh 3 thành viên thì thành viên đứng đầu liên danh phải đảm nhận khối lượng >= 40% giá trị gói thầu, mỗi thành viên còn lại thực hiện khối lượng >= 20% giá trị gói thầu.

Hợp tác liên danh là gì?

Hợp đồng liên danh là sự thỏa thuận của hai hoặc nhiều doanh nghiệp về vấn đề cùng hợp tác với nhau dưới tư cách một nhà thầu liên danh để tham gia dự thầu cũng như thực hiện một phần hoặc toàn bộ dự án theo hồ sơ mời thầu và sự thỏa thuận của các bên mà không làm phát sinh pháp nhân mới.

Liên danh là gì tiếng Việt?

“Liên danh (danh từ): Tập thể gồm hai hay nhiều. người cùng chung một danh sách để làm một việc gì (thường là trong bầu cử). Liên danh ứng cử viên.