Nhà hộ sinh hàng bún thuộc phường nào năm 2024

Phố Hàng Bún dài 540m, rộng 8m. Từ đường Yên Phụ đến phố Phan Đình Phùng cắt ngang các phố Nguyễn Khắc Nhu, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Trường Tộ, Quán Thánh.

Phố Hàng Bún dài 540m, rộng 8m.

Từ đường Yên Phụ đến phố Phan Đình Phùng cắt ngang các phố Nguyễn Khắc Nhu, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Trường Tộ, Quán Thánh.

Đây phần lớn là đất hai thông Yên Ninh và Yên Thành, tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận cũ.

Phố có tên dân gian là Hàng Bún trên (đoạn đầu đến phố Quán Thánh), Hàng Bún dưới (đoạn cuối). Thời Pháp thuộc vẫn giữ tên gọi Hàng Bún (rue de Vermicelles). Năm 1945 lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Bún và giữ nguyên tên phố đến nay.

Nay thuộc hai phường Nguyễn Trung Trực và Quán Thánh, quận Ba Đình.

So vào bản đồ Hà Nội 1831 thì đã có phố này rồi, chỗ phố này gặp đường đê Yên Phụ có một cửa ô tên là Thạch Khối. Cửa ô đó quy mô nhỏ hơn cửa ô Quan Chưởng nhưng dáng dấp thì vẫn thế: cổng ra vào có cửa, đêm đóng ngày mở, trên cổng có chòi canh. Và như vậy thì đoạn đầu phố này là đất thông Thạch Khối cũ.

Phố Hàng Bún có thể coi là ranh giới phía Bắc của phần đất “phường phố” xưa, ở mé dưới là Hàng Đậu, Hàng Cót. Sau là đến Hàng Than, Hàng Bún.

Sở dĩ có tên là Hàng Bún vì thời xưa thôn Yên Ninh có nghề làm bún nổi tiếng, sợi nhỏ và trắng (chơ tới năm 1945 ở đây vẫn còn có nhà làm bún).

Di tích cũ ở đây là hai ngôi đền: đền Am ở số nhà 15 thờ bách linh (tức là những người chết vô thừa nhận) và đền Thủy Thiên Quang ở số nhà 34 thờ “Bà chúa coi kho” tương truyền là công chúa Bạch Ngọc em của Ngọc Hoàng. Nay đền này đã thành khách sạn. Tại ngã ba phố Hàng Bún – ngõ Yên Ninh có một tấm bia trên khắc những dòng chữ: “Khắc sâu căm thù thực dân xâm lược Pháp đã tàn sát đồng bào ta tại nơi đây ngày 17/12/1946…”. Nguyên là vào những ngày giữa tháng 12/1946, để châm ngòi cho cuộc chiến tranh xâm lược, thực dân Pháp đã bắn phá một số nơi trong thành phố. Tối ngày 16, một xe ô tô lính Pháp chạy tới phố này, lính trên xe đã bắn chết một tự vệ ta đang đứng gác và bắt cóc một chiến sĩ khác đưa lên xe. Sáng hôm sau, tức ngày 17/12, chúng cho một trung đội xe tăng, xe bọc sắt vây khu vực ngã ba này. Rồi chúng bắn xả vào nhân dân ở đây, châm lửa đốt nhà ở hai bên phố. Nhưng nhân dân và tự vệ khu phố đã chiến đấu anh dũng buộc chúng phải rút chạy vào thành.

Hai ngày sau, ngày 19/12, cả Hà Nội đứng lên đánh Pháp xâm lược, trả thù cho đồng bào Hàng Bún – Yên Ninh.

Đối với lịch sử cách mạng Thủ đô, phố Hàng Bún có ngôi nhà số 40 mà trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939) có lúc đã là nơi ở và làm việc bí mật của đồng chí Lương Khánh Thiện khi đó là Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội. Khi tôi hỏi chị dự định sinh ở đâu, nét mặt chị Thu như giãn ra: “Sinh ở đây thôi, quá tải cũng phải chịu, vì đứa đầu mà”. Biết chị siêu âm là “quý tử” nên bố mẹ chồng chị mừng lắm, họ bảo phải lựa chọn chỗ nào tốt nhất để cho chị sinh.

Cách vài hôm trước, chúng tôi đến thăm người bạn sinh con ở Bệnh viện này. Đúng số phòng, số giường nhưng chúng tôi không tài nào tìm được mẹ con họ. Hỏi mãi, cuối cùng mới biết, gia đình đã thuê cho chị phòng dịch vụ riêng vì ở phòng này phải nằm ghép mấy người một giường, nóng bức, chật chội không tài nào chịu nổi.

Ngay từ đầu năm 2007, Bệnh viện đã dự đoán, số sản phụ đến sinh con sẽ tăng đột biến và sẽ xảy ra tình trạng quá tải. Nhưng đến thời điểm này thì sự quá tải đã lên đến trầm trọng. Năm 2000 có khoảng 10.000 ca sinh tại BV này, đến năm 2006 đã lên tới 18.000 ca. Dự kiến năm 2007 sẽ là trên 20.000 ca sinh tại đây.

Điều này cho thấy, chỉ số năm trước so với năm sau luôn tăng từ 15-20%. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng trong tình cảnh tương tự. Quá tải khiến cơ sở vật chất, trang thiết bị không kịp đầu tư để đáp ứng với nhu cầu. Các bác sỹ, y tá, hộ lý phải căng mình ra làm việc gấp 3 đến 4 lần bình thường.

Vì sao các nhà hộ sinh “vắng như chùa bà đanh”?

9h sáng 12/7, tôi đến Nhà hộ sinh Ba Đình – nơi trước kia có tên là Nhà hộ sinh Hàng Bún nổi tiếng một thời về các bà đỡ “mát tay” ở Hà Nội. Đếm đi đếm lại chỉ vỏn vẹn có 5 bà bầu đến khám thai, còn lại là khám các bệnh phụ nữ khác.

Sản phụ Đỗ Thị Thanh Thuỷ, ở 23 Phạm Hồng Thái vừa qua cơn vượt cạn được “mẹ tròn con vuông” mỉm cười cảm ơn kíp trực. Đây là sản phụ đầu tiên và có lẽ cũng là duy nhất sinh con trong ngày hôm nay.

Bác sỹ Mộng Anh, Trưởng nhà hộ sinh Ba Đình cho biết, lâu lắm rồi, ngày hôm qua (11/7) họ mới có nhiều sản phụ đến sinh như thế (6 sản phụ). 6 tháng đầu năm 2007, Nhà hộ sinh có 1090 lượt người đến khám thai, nhưng chỉ có 185 ca sinh tại đây. Bác sỹ Mộng Anh không giấu nổi tiếng thở dài: “Trung bình mỗi ngày chỉ có 1 ca sinh, 1 tháng là 30 ca, không bằng 1 ngày của Bệnh viện sản”.

Chúng tôi đến khu chăm sóc sau sinh của nhà hộ sinh này, một phòng có 6 giường nhưng... 3 giường còn trống. Hôm nay được coi là ngày đông vui và nhộn nhịp vì ngày hôm trước có tới 6 ca sinh. Vào những hôm khác thì phòng này chỉ có một sản phụ và 1 trẻ sơ sinh mà thôi.

Chị Hoàng Nguyệt, ở đường Hoàng Hoa Thám vừa sinh bé gái nặng 3,3kg đã dùng hai chữ “tuyệt vời” để miêu tả về việc sinh nở của mình ở đây. Theo chị thì khâu chăm sóc trước và sau sinh ở đây rất tốt, các bác sỹ hướng dẫn chị rất nhiệt tình, chu đáo. Chị Nguyệt khoe: “Đứa sau, tôi vẫn sinh ở đây”.

Theo bác sỹ Mộng Anh đó là do tâm lý e ngại của sản phụ, họ thường lo lắng nhỡ đâu mình phải mổ, lại phải chuyển viện. Chính vì thế rất ít người tìm đến nhà hộ sinh. Nhà hộ sinh chỉ đỡ những ca được coi là sinh thường như xét nghiệm máu của mẹ bình thường, ngôi thuận, không bị rau tiền đạo... Trong trường hợp có bất thường, sản phụ sẽ được chuyển viện lên tuyến trên.

Nhưng điều đặc biệt là tại nhà hộ sinh này, nhiều năm nay chưa có ca nào chuyển viện mà không kịp thời. Có sản phụ từ lúc mang thai đều khám và sinh tại đây luôn, nhưng cũng có sản phụ khám toàn bộ ở Bệnh viện Phụ sản TƯ nhưng lại về đây sinh. Một BS sản khoa ở Bệnh viện phụ sản đã đưa ra lời khuyên: “Nếu bà mẹ sinh thường thì nên đến các nhà hộ sinh”.

Nhìn vào sự quá tải trầm trọng ở các Bệnh viện phụ sản mới thấy sự lãng phí lớn khi các nhà hộ sinh bị bỏ trống. Vẫn biết đó là quyền lựa chọn của mỗi người, nhưng thiết nghĩ, cần có chiến lược tuyên truyền để giảm bớt gánh nặng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, hạn chế khoảng cách thừa-thiếu như hiện nay.

Với các bà mẹ, nếu thai nhi phát triển bình thường, thì Nhà hộ sinh cũng là nơi có điều kiện đỡ và chăm sóc cho bạn và đứa con thân yêu của mình một cách tuyệt vời nhất.

Chủ đề