Nguyên nhân đái tháo đường thai kỳ

Nguyên nhân đái tháo đường thai kỳ

Nguyên nhân đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ không những gây nên những tác động không tốt lên sức khỏe của em bé như sinh con to, chấn thương khi sinh, hạ đường huyết sau sinh…, mà còn có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe người mẹ trong quá trình mang thai. Những biến chứng trên người mẹ bao gồm nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật trong quá trình mang thai. Đây có thể xem như là những bệnh lý thai kỳ nghiêm trọng nhất gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và con.

1. Tăng huyết áp trong thai kỳ
Một thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp thai kỳ so với một thai phụ bình thường. Những yếu tố liên quan khác làm tăng huyết áp thai kỳ là béo phì, lớn tuổi và tiền sử gia đình. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy đái tháo đường thai kỳ là một yếu tố nguy cơ độc lập với tăng huyết áp thai kỳ. Điều này có nghĩa là dù một thai phụ đái tháo đường thai kỳ không bị béo phì, không cao tuổi vẫn có nguy cơ bị tăng huyết áp khi mang thai. Nguy cơ này cao gấp 1,4 – 2,5 lần so với người bình thường.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp trên phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ

Tình trạng đề kháng insulin đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của tăng huyết áp. Có nhiều dữ liệu cho thấy mối liên quan giữa tình trạng đề kháng insulin (vốn gặp trong đái tháo đường thai kỳ) và tỷ lệ tăng huyết áp trong thai kỳ. Tình trạng đường huyết cao tác động lên toàn cơ thể, kích thích các con đường hoạt hóa tiền viêm và sản sinh các chất trung gian tác động lên mạch máu. Ngoài ra, đái tháo đường còn đi kèm với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như rối loạn lipid máu có thể góp phần làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.

2. Nguy cơ tiền sản giật

Nguyên nhân đái tháo đường thai kỳ

Một phụ nữ đái tháo đường có nguy cơ cao bị tiền sản giật, đặc biệt khi đái tháo đường thai kỳ xuất hiện sớm, người mẹ bị béo phì hoặc tăng quá nhiều cân khi mang thai. Tỷ lệ tiền sản giật cũng tăng khi đái tháo đường thai kỳ không được kiểm soát tốt. Khi mức đường huyết càng cao, khả năng bị tiền sản giật càng nhiều. Tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật có khả năng tiến triển thành sản giật. Đây là một tai biến sản khoa rất nghiêm trọng có thể gây tử vong cho mẹ và phương pháp điều trị cần phải chấm dứt thai kỳ sớm. Do đó, em bé có thể sinh non và gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn sơ sinh. Ngoài ra, tăng huyết áp thai kỳ có thể làm tăng khả năng em bé chậm tăng trưởng trong tử cung, em bé suy dinh dưỡng.

Tuy tác động qua cơ chế gián tiếp nhưng đái tháo đường thai kỳ để lại những hậu quả nghiêm trọng lên sức khỏe mẹ và bé trong quá trình mang thai nếu bệnh không được kiểm soát tốt. Vì vậy, bạn cần tầm soát đái tháo đường thai kỳ để kịp thời điều trị, phòng tránh biến chứng.

Source
Maternal complications of GDM
Truy xuất từ https://www.diapedia.org/other-types-of-diabetes-mellitus/41040851413/maternal-complications-of-gdm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguyên nhân đái tháo đường thai kỳ

Nguyên nhân đái tháo đường thai kỳ

LƯUÝ

Bạn đang rời khỏi trang web của Abbott và truy cập vào một trang web khác. Nội dung của trang web mà bạn tiếp tục truy cập không chịu sự quản lý của Abbott. Vui lòng lưu ý Abbott không chịu trách nhiệm về nội dung, sản phẩm, dịch vụ, quyền riêng tư và chính sách bảo mật thông tin tại trang web này.

Vui lòng xác nhận bạn có muốn tiếp tục không?

 

Cụm từ “đái tháo đường thai kỳ” có thể các mẹ đều nghe đến nhưng để hiểu được mức độ nguy hiểm về tình trạng này như thế nào thì vẫn còn rất băn khoăn và lúng túng. Đái tháo đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng, nhưng nếu rối loạn này không được phát hiện sớm, kiểm soát tốt sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Các mẹ bầu dễ bị đái tháo đường thai kỳ
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên khi mang thai. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.
Những đối tượng thai phụ có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ như:
- Thai phụ có tiền sử sản khoa bất thường trong quá trình mang thai lần trước như thai chết lưu, sảy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân ...
- Gia đình trực hệ có người bị đái tháo đường ví dụ anh, chị, em, bố, mẹ, ông, bà bị đái tháo đường.
- Thai phụ có tiền sử sinh con to trên 4kg
- Thai phụ tuổi càng cao trên 35 tuổi trở lên thì nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ càng tăng.
- Buồng trứng đa nang,...
Giai đoạn phát hiện tầm soát đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện vào tuần 24 - 28 của thai kỳ do thời điểm này các hooc-mon rau thai có khả năng kháng insulin được tiết ra nhiều nhất. Do đó khuyến cáo các thai phụ có nguy cơ mắc Đái tháo đường thai kỳ nên đi khám sàng lọc bệnh trong khoảng tuần 24 - 28, nếu phát hiện bệnh trong thời gian này có nhiều lợi ích khi can thiệp.
Tiêu chuẩn nhận biết đái tháo đường thai kỳ
Để chẩn đoán thai phụ có mắc đái tháo đường thai kỳ dựa vào nghiệm pháp tăng đường huyết, thai phụ không ăn ít nhất 8 giờ đến cơ sở y tế được lấy máu xét nghiệm đường huyết (lúc đói), sau đó thai phụ được cho uống 75gr Glucose và lấy máu xét nghiệm đường huyết ở thời điểm 1 giờ và 2 giờ sau uống. Thai phụ được chẩn đoán bị đái thao đường thai kỳ khi có ít nhất 1 kết quả thỏa mãn sau:

  • Đường máu khi đói trên 5,3 mmol/l.
  • Đường máu ở thời điểm 1 giờ trên 10 mmol/l.
  • Đường máu ở thời điểm 2 giờ trên 8,6mmol/l.

Nguy cơ khi bị đái tháo đường thai kỳ đối với thai phụ và thai nhi
Đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra các bất thường cho thai nhi như: thai dị tật, sảy thai, thai chết lưu, đường máu của mẹ tăng cao dẫn đến trường hợp con to quá trình chuyển dạ khó khăn có thể gây sang chấn cho em bé, các tình trạng bệnh lý về phổi, đứa trẻ sinh ra dễ bị béo phì, đái tháo đường trong tương lai. Đối với thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ dẫn đến các tình trạng bệnh lý như bị tăng huyết áp thai kỳ, đa ối, sản giật, sảy thai, tình trạng bội nhiễm và nhiều bệnh lý không mong muốn.
Cách dự phòng và hạn chế hậu quả của đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường trong thai kỳ hầu hết có thể điều trị bằng chế độ ăn uống và luyện tập thể dục nhẹ nhàng không cần dùng thuốc có thể kiểm soát được, phải được theo dõi đường máu nhiều lần trong quá trình khám thai định kỳ. Một số trường hợp đường máu quá cao thì cần phải điều trị bằng thuốc insulin. Chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng. Lưu ý về nguyên tắc không sử dụng đường hấp thụ nhanh cũng như giảm bớt tinh bột trong chế độ ăn. Trong quá trình mang thai tăng cường vận động nếu như thai phụ không có bệnh lý cần hạn chế vận động,... Những trường hợp cần dùng thuốc insulin, thai phụ phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chỉ định dùng thuốc về loại thuốc, liều dùng .... Thai phụ sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể trong quá trình thăm khám để được điều trị đái tháo đường phù hợp với từng người một cách hợp lý nhất./.

Sưu tầm: Nguyễn Linh Trang