Nguyên nhân bùng nổ cuộc kn yên thế

Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX – Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế : – Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì ...

Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX – Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế :
– Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
– Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế :
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

Lời giải của Luyện Tập 247

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học trong bài Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bài miền núi cuối thế kỉ XIX để trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Qua đó, nhận xét sự khác biệt giữa cuộc khởi nghĩa Yên Thế so và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương.

Giải chi tiết:

a. Nguyên nhân:

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.

- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

b. Nhận xét sự khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?

- Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất. Có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỉ XX.

- Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng "Cần vương" mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng.

- Nghĩa quân chiến đấu rất quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta. Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

- Khởi nghĩa Yên Thế không phải do văn thân sĩ phu yêu nước phát động, tập hợp, mà là một loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ do nhiều thủ lĩnh địa phương cầm đầu (xuất thân từ nông dân) ...

- Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận đã phiêu tán lên Yên Thế, lập làng, tổ chức sản xuất.

- Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng.

=> Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 132 – sgk lịch sử 8

Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế?


Dưới thời Nguyễn, tình hình kinh tế ngày càng sa sút, khiến cho một số nông dân phải rời quê hương lên vùng Yên Thế sinh sống.

Thế nhưng, khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng thì Yên Thế cũng trở thành mục tiêu bình định của chúng. Không cam chịu, nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.

Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX – Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế :
– Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
– Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

Câu trả lời chính xác nhất: Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình. Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

Để hiểu rõ hơn về Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế và diễn biến của cuộc khởi nghĩa này, mời các bạn cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung dưới đây!

1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình. Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế khởi nguồn tại vùng Yên Thế Thượng. Trước khi thực dân Pháp đặt chân đến vùng này, nơi đây đã là một vùng đất có một cư dân phức tạp, chủ yếu là nông dân lưu tán các loại. Họ chọn nơi đây làm nơi cư trú và đã công khai chống lại triều đình. Khi thực dân Pháp đến bình định vùng này, các toán vũ trang ở đây có thể cũng chống lại quân Pháp như đã từng chống lại triều đình nhà Nguyễn trước đó để bảo vệ miền đất tự do của họ.

Và vì Yên Thế là bình địa của Pháp khi chúng mở rộng chiếm đóng Bắc Kì nên họ đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình.

Tổng quan về Yên Thế: Thuộc vùng Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, thuộc vùng núi rừng rậm rạp, địa hình hiểm trở. Vì vậy rất thích hợp với lối đánh du kích, rất tiện lợi khi bị địch truy đuổi.

Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là Hoàng Hoa Thám. Ông quê ở làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Hoàng Hoa Thám sinh năm 1846 trong một gia đình nho học nghèo. Ông tham gia nghĩa quân của Đề Cáp trước khi trở thành thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Ông là một người thanh cao, sống giản dị và kín đáo. Là người dũng cảm, yêu nước, căm thù giặc, với trí thông minh và lòng kiên trung, Hoàng Hoa Thám đã đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Ông đã dựa vào lợi thế của vùng núi Yên Thế để sử dụng chiến tranh du kích chống thực dân Pháp trong gần 30 năm.

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế Được biết đến là cuộc đối đầu vũ trang giữa quân Pháp với những người nông dân ly tán. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu năm 1884 và kết thúc vào năm 1913.

Mục đích cuộc khởi nghĩa: Chống lại chính sách bình định cùng các chính sách bóc lột và áp bức của thực dân Pháp, đồng thời bảo vệ quyền lợi của nông dân.

Lực lượng: chủ yếu là nông dân

Địa bàn: Khu vực núi Yên Thế – tỉnh Giang

Thời gian hoạt động cuộc khởi nghĩa: Suốt 29 năm liên tục từ 1884 -1913

Hình thức: Đấu tranh vũ trang

>>> Xem thêm: Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì?

2. Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế

* Giai đoạn thứ nhất (1884-1892)

1884 - 1892: do Đề Nắm chỉ huy, nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất.

Tháng 4 – 1892:

Trước tình thế hiểm nguy, Đề Thám đã thay Đề Nắm đứng ra lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, nhưng nghĩa quân đã tận dụng tối đa thế mạnh của lối đánh cùng với địa hình hiểm trở, kết hợp việc cơ động để thoát khỏi vòng vây của thực dân Pháp

* Giai đoạn thứ 2 (1893-1897)

Do Đề Thám chỉ huy, vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.

Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta.

Đặc biệt trong thời kì giảng hòa lần thứ hai (12-1897), Đề Thám cho sản xuất ở Phồn Xương, xây dựng quân đội, sẵn sàng chiến đấu.

Nhiều nhà yêu nước đã tìm đến như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

* Giai đoạn thứ 3 (1897 – 1913)

Phát hiện thấy Đề Thám có dính líu đến vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội.

Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lên Yên Thế.

Lực lượng nghĩa quân hao mòn.

Ngày 10 - 2 - 1913 Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.

3. Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời

Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời (khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương).

- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa không phải là các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo: trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống. - Về địa bàn: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động...

- Về thời gian: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

-------------------------

Trên đây là những kiến thức của Top lời giải về Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Hi vọng rằng với những kiến thức này sẽ giúp các bạn học tốt môn Lịch sử. Chúc các bạn làm bài tốt và đạt kết quả cao.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 11 hay nhất