Nghị định hướng dẫn luật nghĩa vụ quân sự 2023

Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 907/BDN ngày 1-8-2023, với nội dung: “Cử tri phản ánh, thời gian qua việc tuyển chọn công dân làm nghĩa vụ quân sự có một số yêu cầu cụ thể như: Trình độ, học vấn, sức khỏe, không có hình xăm...

Thực tế, một số thanh niên đã lợi dụng quy định này để thực hiện các thủ đoạn nhằm không đủ tiêu chuẩn nhập ngũ, trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Cử tri kiến nghị Bộ Quốc phòng và các ngành có liên quan nghiên cứu, có biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng trên” (câu số 12).

Ngày 14-10-2023, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời như sau:

Luật nghĩa vụ quân sự (NVQS) năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ chín thông qua ngày 19-6-2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2016; cùng với các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn Luật được ban hành, đã tạo hành lang pháp lý, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về NVQS.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, khó khăn trong tổ chức thực hiện như cử tri phản ánh; thực tiễn hiện nay tỉ lệ thanh niên mắc tật khúc xạ về mắt ngày càng tăng, nhất là những thanh niên có trình độ đại học, cao đẳng, thanh niên ở các thành thị; một số công dân đã lợi dụng quy định về hình xăm chữ xăm, trước thời điểm khám tuyển, hoặc sau khi sơ tuyển, biết đủ tiêu chuẩn gọi nhập ngũ cố tình xăm hình, xăm chữ lên cơ thể nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, gây dư luận bất bình trong nhân dân; do vậy, để bảo đảm công bằng và tính nghiêm minh của pháp luật cần nghiên cứu, sửa đổi quy định tiêu chuẩn nhập ngũ đối với công dân cho phù hợp thực tiễn.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 924/VPCP-NC ngày 12-2-2022 của Văn phòng Chính phủ về việc giao Bộ Quốc phòng lập đề nghị sửa đổi, bổ sung các Luật và Nghị định có liên quan đến Luật NVQS năm 2015 theo đúng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020. Bộ Quốc phòng đã tiến hành tổng kết thi hành Luật NVQS năm 2015, lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật NVQS năm 2015 để báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội xem xét thông qua và đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Quốc phòng giao Ban Chỉ đạo, Tổ nghiên cứu lập đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật NVQS năm 2015 nghiên cứu, tổng hợp nội dung liên quan và báo cáo đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật NVQS trong thời gian tới.

Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Quốc phòng đối với kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng để trả lời cử tri.

THANH HẢI

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.

Nghị định hướng dẫn luật nghĩa vụ quân sự 2023

Quân khu 1: Tổng kết Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và rút kinh nghiệm Công tác tuyển quân giai đoạn 2016-2023

Sáng 9-10, Quân khu 1 tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và rút kinh nghiệm công tác tuyển quân từ năm 2016 đến 2023. Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu trung tâm Sở chỉ huy Quân khu.

Nghị định hướng dẫn luật nghĩa vụ quân sự 2023

Công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự phải thực hiện những gì?

Theo Điều 10, Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30-6-2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

Thực hiện Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 13/01/2023 của Ủy ban nhân dân xã Quảng Vinh về Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn xã năm 2023. Để triển khai thực hiện tốt công tác đăng ký, phúc tra sơ tuyển Nghĩa vụ quân sự, chuẩn bị nguồn tuyển quân năm 2024. Uỷ ban nhân dân xã hướng dẫn tuyên truyền một số quy định của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06/06/2022 có hiệu lực từ ngày 22/7/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể như sau:

  1. Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu:

Khoản 7 Điều 2b. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 4 như sau:

“2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
  1. Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;
  1. Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định;
  1. Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;

đ) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này; đăng ký tạm vắng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.”

Điều 6: Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

Phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng

Phạt tiền từ 12.000.000 – 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

Bên cạnh đó, phạt tiền từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự; đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt tiền từ 25.000.000 – 35.000.000 đồng.

Điều 7: Vi phạm quy định về nhập ngũ

Phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

Hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 - 50.000.000 đồng; phạt tiền từ 50.000.000 - 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ 2 trường hợp quy định nêu trên.

II. Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015

Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Điều 31. Tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân:

1. Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

  1. Lý lịch rõ ràng;
  1. Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
  1. Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
  1. Có trình độ văn hóa phù hợp.

2. Tiêu chuẩn công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định tại Điều 7 của Luật Công an nhân dân.

Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ:

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

  1. Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
  1. Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
  1. Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
  1. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

  1. Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
  1. Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

  1. Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
  1. Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
  1. Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
  1. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.

Trên đây là hướng dẫn tuyên truyền Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06/06/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Những nội dung tại văn bản này mang tính định hướng, khái quát do đó không thể bao quát hết các trường hợp phát sinh. UBND xã đề nghị các cá nhân, tổ chức có liên quan tập trung đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, tuyên truyền lưu động và các hình thức thích hợp khác để Nhân dân tiện tiếp thu và thực hiện./.