Nghị định 108 năm 2023 về đăng ký kinh doanh

Luật sư trả lời bạn đọc liên quan đến quy định nghỉ hưu trước tuổi và những chế độ khi về hưu.

Bạn đọc hỏi: Tôi sinh ngày 22.12.1973, hiện là viên chức trong ngành Giáo dục ở một huyện của tỉnh Quảng Trị. Tôi công tác trong ngành Giáo dục từ tháng 9.1994 đến nay, đủ 26 năm 10 tháng, đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) được 26 năm 10 tháng. Trong đó, tôi công tác ở vùng khó khăn có hệ số 0.7 được 20 năm còn lại công tác ở vùng thuận lợi.

Xin hỏi:

1) Tôi xin nghỉ hưu trước tuổi theo chế độ Nghị định 108 trước 5 năm có được không?

2) Mốc thời gian cụ thể ngày tháng năm để nghỉ hưu trước 5 năm là ngày tháng năm nào?

3) Khi nghỉ tôi được tính chế độ như thế nào?

Luật sư Cấn Thị Phương Dung - Công ty Luật TNHH YouMe - trả lời: Khoản 2 Điểu 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và các Khoản 6, Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP như sau:

Câu 1: Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi

1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại Khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động.

Và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

b) Được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động;

c) Được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 (một phần hai) tháng tiền lương.

Khoản 2,3 Điều 169 Bộ luật Lao động quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại Khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, năm nay, bạn 48 tuổi. Nếu bạn là lao động nam thì bạn chưa đủ tuổi để về hưu sớm (phải đủ 50 tuổi 3 tháng); Nếu bạn là lao động nữ thì bạn đủ tuổi về hưu sớm (đủ 45 tuổi 4 tháng).

Câu 2: Khoản 1 Điều 18 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc thời điểm hưởng lương hưu như sau: (Khoản này sẽ bị bãi bỏ từ ngày 1.9.2021, chưa có văn bản thay thế hoặc hướng dẫn về điều này).

1. Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu. Trường hợp tháng sinh là tháng 12 thì thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 1 của tháng 1 năm liền kề sau năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.

Như vậy, bạn sẽ được nghỉ hưu vào ngày 1 tháng 1 của năm liền kề năm mà bạn đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.

Câu 3: Khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức lương hưu hằng tháng như sau:

2. Từ ngày 1.1.2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, khi người lao động về hưu sẽ được hưởng lương hưu được tính như quy định nêu trên.

Tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế quy định về trường hợp tinh giản biên chế do sức khỏe không đảm bảo như sau: “Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật hoặc trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý”.

Về thời gian nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:

“Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.”

Theo đó, việc xác định độc giả có thuộc trường hợp tinh giản biên chế do sức khỏe không đảm bảo theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP hay không cần căn cứ vào tổng số ngày nghỉ làm việc do ốm đau có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau và thời gian độc giả đã đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, độc giả chưa cung cấp đủ các thông tin nêu trên, do đó, chưa đủ cơ sở để xác định để xác định độc giả có thuộc đối tượng tinh giản biên chế hay không. Do đó, đề nghị độc giả căn cứ quy định nêu trên liên hệ với đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của Cục Thuế để được giải đáp và hướng dẫn giải quyết theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.