Nghị định 100 chính phủ 2023

Nghị định 100 chính phủ 2023

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông

Khảo sát tại một số nhà hàng ăn uống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc sau một thời gian dài đóng cửa phòng, chống dịch Covid-19, nay hoạt động trở lại, đều thu hút lượng khách khá đông.

Vào giờ tan tầm, hàng quán nào cũng duy trì từ 15-20 khách hàng. Đa phần ai cũng có tâm lý chủ quan, sau mỗi cuộc nhậu, vẫn điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông mà không nghĩ đến những hậu quả khôn lường khi xảy ra tai nạn.

Nhớ lại thời điểm năm 2020 khi Nghị định 100 bắt đầu có hiệu lực, bà Hà Phương Liên, chủ quán bia trên địa bàn phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên cho biết: "Để hỗ trợ khách hàng, chúng tôi sẵn sàng trông xe miễn phí qua đêm để khách về bằng taxi hoặc gọi người đến đón".

Gần đây, câu chuyện nồng độ cồn trở thành chủ đề chính ở nhiều diễn đàn. Nhiều người cho rằng, sau những ngày siết chặt quy định phòng, chống dịch Covid-19, người dân có tâm lý chủ quan hơn với các quy định về ATGT.

Không ít tài xế dường như đã "quên" các chế tài xử phạt vi phạm về nồng độ cồn trong Nghị định 100, vô tư lái xe khi đã uống rượu, bia. Từ thực trạng trên, đã đến lúc, chúng ta cần phải nhắc nhau về tinh thần thực hiện Nghị định 100, không vì tâm lý chủ quan, lơ là dẫn đến vi phạm và TNGT sẽ tiếp tục gia tăng.

Tại một buổi sinh hoạt chi bộ định kỳ tháng 4/2022, ngoài việc thông tin về tình hình thời sự trong nước, trong tỉnh, đặc biệt là tình trạng gia tăng TNGT thời gian gần đây, Bí thư Chi bộ thôn Ngọc Sơn, xã Nhạo Sơn, huyện Sông Lô Lê Ngọc Thanh còn phát tận tay đảng viên Nghị định 100 của Chính phủ.

Theo Bí thư Lê Ngọc Thanh, mỗi buổi sinh hoạt là dịp thuận lợi để phổ biến, quán triệt đến đảng viên những văn bản, quy định pháp luật. Việc nhắc nhở, giúp đảng viên có thể tiếp cận, xem lại nội dung nghị định là điều cần thiết để mọi người nâng cao trách nhiệm; chủ động tuyên truyền, nhắc nhở con, cháu, người thân trong gia đình thực hiện nghiêm quy định “đã uống rượu, bia không lái xe.

Ngay từ đầu tháng 3/2022, thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đồng loạt ra quân tuần tra, xử lý vi phạm theo chuyên đề đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn.

Theo đó, Phòng CSGT Công an tỉnh và công an các huyện, thành phố đã huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm.

Tại các tuyến đường trọng điểm luôn có tổ tuần tra, kiểm soát 24/24h. Thậm chí, nhiều chốt kiểm soát thực hiện kiểm tra các phương tiện lưu thông, xử lý vi phạm về nồng độ cồn được lập ngay cạnh khu vực nhà hàng, quán ăn…

Chỉ tính riêng trong tháng 3, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện, xử lý 171 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn với số tiền phạt hơn 1 tỷ đồng, tạm giữ 171 phương tiện, tước giấy phép lái xe của 81 trường hợp. Trong số đó, không ít tài xế bị xử phạt lên tới 35 triệu đồng.

Thời điểm hiện tại, khi nhịp sống của người dân đã dần trở lại trạng thái bình thường, với phương châm "An toàn giao thông - Hạnh phúc của mọi nhà", việc mỗi người nhắc nhau về tinh thần thực hiện Nghị định 100 là rất cần thiết để mang lại hiệu quả tích cực trong công tác đảm bảo an toàn giao thông và trật tự xã hội.

MỘT SỐ QĐ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN Ô TÔ VI PHẠM NỒNG ĐỘ CỒN

13/06/2022

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung một số điều bằng Nghị định số 123/2021/NĐ-CP).

Nghị định 100 chính phủ 2023

Điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm. Nếu vi phạm cũng có mức phạt nghiêm khắc. Mức phạt nồng độ cồn hiện nay thế nào?

Nghị định 100 chính phủ 2023

Câu hỏi: Cho tôi hỏi mức phạt nồng độ cồn thế nào, có thay đổi không? Có phải nếu vi phạm lỗi nồng độ cồn thì sẽ bị tạm giữ phương tiện hay không?

Chào bạn, HieuLuat xin thông tin đến bạn như sau:

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt?

Nghị định 123/2021 có sửa đổi, bổ sung mức phạt của nhiều hành vi vi phạm an toàn giao thông tại Nghị định 100/2019. Tuy nhiên, mức phạt nồng độ cồn với người điều khiển các phương tiện vẫn giữ nguyên ở mức trước đó. Vậy để biết nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt đối với các loại phương tiện, mời bạn theo dõi bảng dưới đây:

Xe máy

Xe ô tô

Xe đạp

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6)

- Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)

- Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5)

- Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)

Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 nghìn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8)

- Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7)

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7)

Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6)

- Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)

- Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)

- Phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5)

- Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)

Phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 300 nghìn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8)

- Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7)

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7)

Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6)

- Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)

- Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5)

- Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)

Phạt tiền từ 400 - 600 nghìn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8)

- Phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7)

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7)

Cũng theo bảng trên, cũng đã giải đáp cho những câu hỏi thường gặp như nồng độ cồn phạt bao nhiêu? hay cụ thể hơn là nồng độ cồn 0.4 phạt bao nhiêu? Nồng độ cồn dưới 0.25 phạt bao nhiêu?

Nghị định 100 chính phủ 2023

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe? Giữ mấy ngày?

Cảnh sát giao thông được phép tạm giữa xe để ngăn chặn hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019 của Chính phủ, gồm:

a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

d) Điểm q khoản 1; điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4 Điều 8;

đ) Khoản 9 Điều 11;

e) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e khoản 5 Điều 16;

g) Khoản 2 Điều 17;

h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;

i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;

k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm m khoản 7; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 8; điểm c khoản 9 Điều 30;

l) Điểm b khoản 6 Điều 33.

Và thời hạn tạm giữ phương tiện tối đa sẽ là 7 ngày.

Như vậy, với tất cả các hành vi vi phạm về nồng độ cồn, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.

Ngoài ra, theo khoản 9 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện…phải được lập thành biên bản.

Trong biên bản ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, có chữ ký của cả người ra quyết định tạm giữ và người vi phạm.

Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 10 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:

Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm cóđịa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy nếu nếu, đáp ứng được các điều kiện nêu trên; người vi phạm có thể được tự giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là thông tin về vấn đề nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt? Nếu còn băn khoăn, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 

Nghị định 100 chính phủ 2023
 19006199 để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.

>> Mượn xe máy người khác lưu thông, cần lưu ý gì để không bị phạt?