Nghỉ bao nhiêu ngày được cho là ốm dài ngày năm 2024

Bên công ty em có người lao động đóng BHXH được trên 15 năm, Người lao động tai nạn giao thông nặng, đã điều trị bệnh dài ngày, từ tháng 11/2021 đến nay là 25/06/2022 vẫn tiếp tục nghỉ điều trị. Tiên lượng sẽ vẫn phải nghỉ việc điều trị lâu dài liên tục chưa có khả năng hồi phục. Vậy em muốn hỏi cụ thể cho trường hợp này sẽ được hưởng mức thanh toán thế nào? Nghỉ điều trị bệnh dài ngày liên tục qua các năm sẽ hưởng mức như thế nào? 1. Người lao động điều trị bệnh dài ngày hết 180 ngày của năm 2022 mức hưởng 75%, những ngày điều trị còn lại của năm 2022 sẽ hưởng mức 55%. Sang năm dương lịch mới 2023, điều trị bệnh dài ngày hết 180 ngày của năm 2023 mức hưởng 75%, những ngày điều trị còn lại 55%. Cứ như vậy qua các năm tiếp theo, nếu vẫn phải điều trị bệnh dài ngày tương tự theo năm dương lịch mức như vậy đúng không ạ? 2. Nếu người lao động trên nghỉ việc, có thẻ BHYT tự nguyện hộ gia đình thì chế độ thanh toán sẽ hưởng như thế nào ạ? Em xin được hướng dẫn chi tiết cụ thể cho trường hợp này! Em xin cảm ơn!

Quy định về hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày

Bà H có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 8 tháng, mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa của bà H được quy định như thế nào?

Nghỉ bao nhiêu ngày được cho là ốm dài ngày năm 2024

Vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội thì người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

- Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ quy định nêu trên, đối chiếu với trường hợp bà H thời gian hưởng chế độ ốm đau được tính như sau:

- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

- Trường hợp sau khi hưởng hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì bà H được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng 8 tháng.

Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa của bà H là 180 ngày và 8 tháng, thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Bạn đọc Ngọc Linh (Nghệ An) hỏi: Hiện nay, pháp luật có giới hạn thời gian nghỉ ốm trong một tháng không? Tôi sẽ được nghỉ ốm tối đa bao nhiêu ngày trong một tháng?

Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa - Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết:

Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hiện chỉ quy định về thời gian nghỉ chế độ ốm đau tối đa trong 01 năm của người lao động với số ngày từ 30 đến 70 ngày làm việc/năm. Riêng trường hợp mắc bệnh cần điều trị ốm đau dài ngày thì được có thể nghỉ dài hơn rất nhiều, thậm chí thời gian nghỉ ốm có thể bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Pháp luật hiện không giới hạn thời gian nghỉ ốm trong 01 tháng nhưng người lao động có thể xin nghỉ ốm cả tháng, miễn sao đảm bảo tổng thời gian nghỉ ốm trong năm không vượt quá số ngày sau đây:

- Người lao động ốm đau không thuộc bệnh điều trị dài ngày:

Nếu làm việc trong điều kiện bình thường thì được nghỉ tối đa: 30 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm dưới 15 năm, 40 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, 60 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm từ đủ 30 năm trở lên.

Nếu làm nghề/công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 thì được nghỉ tối đa: 40 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm dưới 15 năm, 50 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, 70 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm từ đủ 30 năm trở lên.

- Người lao động mắc bệnh cần điều trị dài ngày:

Được nghỉ tối đa 180 ngày (bao gồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần).

Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn cần phải điều trị thì được nghỉ tiếp với thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.