Ngày ghi nhận doanh thu là ngày xuất hóa đơn năm 2024

Thời điểm ghi nhận doanh thu là một trong những cột mốc quan trọng để người làm kinh doanh xác định được kết quả kinh doanh chính xác. Với nguyên tắc ghi nhận doanh thu khác nhau sẽ dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh khác nhau. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thời điểm ghi nhận doanh thu trong doanh nghiệp.

1. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Việc ghi nhận doanh thu phải tuân thủ đúng những nguyên tắc kế toán mà nhà nước đã quy định, tùy thuộc từng lĩnh vực mà có những nguyên tắc khác nhau, cụ thể như sau:

Doanh thu bán hàng

Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp bao gồm:

  • Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro cũng như lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua;
  • Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hay quyền kiểm soát hàng hóa;
  • Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
  • Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
  • Doanh nghiệp cần xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Doanh thu cung cấp dịch vụ

Với việc cung cấp dịch vụ thì doanh thu được ghi nhận khi đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
  • Doanh nghiệp đã hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
  • Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm lập báo cáo;
  • Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch cũng như chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

Doanh thu từ hợp đồng kinh tế

Đây là trường hợp ghi nhận doanh thu phức tạp hơn vì hợp đồng kinh tế có thể sẽ bao gồm nhiều giao dịch, do đó việc đầu tiên doanh nghiệp cần phải biết các giao dịch để ghi nhận doanh thu. Một số ví dụ phổ biến như sau:

Trường hợp 1: Nếu hợp đồng kinh tế quy định việc bán hàng cũng như cung cấp dịch vụ sau bán hàng (ngoài điều khoản bảo hành thông thường), doanh nghiệp phải ghi nhận riêng doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ;

Trường hợp 2: Nếu hợp đồng quy định bên bán hàng chịu trách nhiệm lắp đặt sản phẩm, hàng hóa cho người mua thì khi đó, doanh thu chỉ được ghi nhận sau khi việc lắp đặt được thực hiện xong;

Trường hợp 3: Nếu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải cung cấp cho người mua hàng hóa, dịch vụ miễn phí hay chiết khấu, giảm giá, kế toán chỉ ghi nhận doanh thu đối với hàng hóa, dịch vụ phải cung cấp miễn phí đó cho đến khi đã thực hiện nghĩa vụ với người mua.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà kế toán sẽ phải linh động để ghi nhận doanh thu cho đúng với các quy định của nhà nước.

Doanh thu từ việc bán bất động sản

Với lĩnh vực Bất động sản, việc ghi nhận doanh thu cần đảm bảo các điều kiện sau:

  • Bất động sản đã được hoàn thành toàn bộ cũng như bàn giao cho người mua, doanh nghiệp đã chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu bất động sản cho người mua;
  • Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý bất động sản như người sở hữu bất động sản hay quyền kiểm soát bất động sản;
  • Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
  • Doanh nghiệp đã thu được hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán bất động sản;
  • Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán bất động sản

Khi đủ các điều kiện nay, thì các doanh nghiệp lĩnh vực Bất động sản mới ghi nhận doanh thu của mình.

Ngoài những trường hợp trên thì trong một số trường hợp khác việc ghi nhận doanh thu cũng cần tuân thủ các nguyên tắc chặt chẽ như sau:

  • Đối với hàng hóa nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng, doanh thu của doanh nghiệp chính là phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng.
  • Đối với hoạt động dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, doanh thu của doanh nghiệp là phí ủy thác đơn vị được hưởng.
  • Đối với đơn vị nhận gia công vật tư, hàng hóa, doanh thu của doanh nghiệp là số tiền gia công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công.
  • Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp, doanh thu của doanh nghiệp được xác định theo giá bán trả tiền ngay.

Như vậy, có sự khác nhau về điều kiện ghi nhận doanh thu giữa các lĩnh vực, kế toán cần lưu ý kỹ để thực hiện đúng theo quy định của nhà nước.

Có thể bạn quan tâm: Kiến thức: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

2. Thời điểm ghi nhận doanh thu

Thời điểm ghi nhận doanh thu có khác nhau ở một số trường hợp khác nhau, cụ thể những trường hợp phổ biến như sau:

Trường hợp 1 – Ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ

Thời điểm ghi nhận doanh thu chịu thuếlà thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm viết hóa đơn dịch vụ. (Nếu thời điểm viết hóa đơn xảy ra trước thì lấy thời điểm viết hóa đơn, trừ dịch vụ vận tải hàng không).

Trường hợp 2 – Doanh thu hoạt động thương mại

Thời điểm ghi nhận doanh thu chịu thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.

Trường hợp 3 – Doanh thu bán bất động sản

Khi bàn giao BĐS thì ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN, quyết toán lại thuế và ghi nhận chi phí liên quan hoạt động bán BĐS được trừ theo mức khống chế theo quy định vào năm đầu tiên bàn giao BĐS.

Trường hợp 4 – Doanh thu trong hoạt động xây lắp

Như vậy, thời điểm xác định thuế GTGT của hoạt động xây lắp là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền chính là thời điểm ghi nhận doanh thu chịu thuế

3. Thời điểm xuất hóa đơn, thời điểm ghi nhận thuế GTGT

Thời điểm xuất hóa đơn và thời điểm ghi nhận thuế GTGT cũng được chia ra các trường hợp cụ thể như sau:

Đối với hàng hoá

Đó là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với cung ứng dịch vụ:

  • Thời điểm để xác định thuế GTGT là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ. (Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.)
  • Đối với dịch vụ viễn thông thì thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.

Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch

Thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt là đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Chủ đề