Nên sinh con trước bao nhiêu tuổi năm 2024

Sinh con trong độ tuổi 20-30, tối đa 35 tuổi, để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, giảm tỷ lệ thai bất thường, vô sinh và tăng khả năng thụ thai.

Bác sĩ Đồng Thu Trang, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết hiện nhiều cặp vợ chồng sinh con muộn do muốn kéo dài cuộc sống hôn nhân, xây dựng nền tảng kinh tế hoặc chuẩn bị đầy đủ tâm lý, kiến thức trong việc nuôi dạy con... Tuy nhiên, độ tuổi sinh con phù hợp là yếu tố quan trọng, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Theo bác sĩ, đàn ông ở tuổi nào cũng có thể sản sinh ra tinh trùng tốt nhưng phụ nữ thì buồng trứng già hóa theo tuổi. Từ 20 đến 30 tuổi là giai đoạn buồng trứng chín muồi và hoạt động tốt nhất nên tỷ lệ cho ra nang trứng tốt sẽ cao hơn. Do đó, phụ nữ nên sinh con trong độ tuổi 20 - 30, tối đa 35 tuổi để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, giảm tỷ lệ thai bất thường, vô sinh và tăng khả năng đậu thai.

Ở tuổi này, sức khỏe phụ nữ tốt nên những tai biến gặp trong sản khoa và bệnh lý thai kỳ ít hơn như đái tháo đường thai kỳ hoặc tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật... Sức khỏe sản phụ tốt giảm tình trạng chảy máu sau sinh do tầng sinh môn không còn mềm mại, cuộc đẻ thuận lợi, giảm tỷ lệ mổ lấy thai do sức khỏe người mẹ đảm bảo.

Bác sĩ cho biết phụ nữ sinh con đầu sau 30 tuổi thường tăng tỷ lệ đẻ mổ. Sinh con lần hai sau 35 tuổi cũng sẽ có khó khăn nhất định như tăng tỷ lệ dị tật, chết lưu do chất lượng nang noãn thấp. Song, sức khỏe người phụ nữ và chức năng buồng trứng sau 35 tuổi đã suy giảm nhất định nên đều nguy hiểm, kể cả sinh lần đầu hay sinh nhiều lần.

Mang thai sau 35 tuổi còn có nhiều khó khăn và nguy cơ cho sức khỏe người mẹ, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung, tăng tỷ lệ mang đa thai, khó có thai tự nhiên... Năng lượng và khả năng chịu đựng của người phụ nữ thấp hơn khiến tìnhnh trạng stress, trầm cảm cũng tăng lên.

Bác sĩ khuyến cáo các cặp vợ chồng nên sinh con trong độ tuổi thích hợp. Trong trường hợp bất đắc dĩ, sản phụ nên đi khám và xét nghiệm tổng thể cả hai vợ chồng. Nếu sức khỏe có vấn đề cần chuẩn bị kỹ, bổ sung dinh dưỡng, tập luyện thể dục, thể thao điều độ. Không hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích.

Liên tục theo dõi thai kỳ, sàng lọc thai nhi cẩn thận để kiểm tra sức khỏe mẹ và bé, đảm bảo ca sinh thuận lợi.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng theo tuổi tác, số lượng và chất lượng “tinh binh” suy giảm, và ở góc độ sinh học, có một khung tuổi thích hợp nhất để làm cha.

Các chuyên gia cho rằng thời điểm thích hợp nhất để làm cha là từ cuối độ tuổi 20 đến đầu 30, và sau tuổi này có thể gặp đôi chút khó khăn nếu muốn có con, theo tờ Times Now News.

Nên sinh con trước bao nhiêu tuổi năm 2024

Các chuyên gia cho rằng thời điểm thích hợp nhất để làm cha là từ cuối độ tuổi 20 đến đầu 30

Shutterstock

Nam giới trên 40 tuổi có thể cảm thấy vô cùng khó khăn khi sinh con vì khả năng vô sinh tăng lên đến mức cao nhất ở tuổi này.

Các chuyên gia nói rằng theo tuổi tác, các “tinh binh” trải qua các đột biến di truyền do các vấn đề về môi trường và ADN có thể bị hỏng. Nó ảnh hưởng đến cơ hội sinh sản, ngoài việc tạo ra nguy cơ mắc các bệnh tiềm ẩn ở những đứa trẻ sau này.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới ở độ tuổi lớn hơn sinh con có thể dễ mắc một số vấn đề về thần kinh và phát triển, mà đáng lo nhất là tự kỷ.

Tại sao tuổi tác ảnh hưởng đến sinh sản của nam giới?

Đàn ông lớn tuổi dễ gặp các vấn đề sức khỏe hoặc tiếp xúc với độc tố môi trường.

Việc suy giảm hoóc môn nam giới testosterone có thể gây giảm ham muốn, rối loạn cương dương, khó xuất tinh.

Lão hóa tác hại đến chức năng tình dục, chất lượng “tinh binh” và khả năng sinh sản của nam giới.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một số thông số về tinh dịch, được coi là tiêu chuẩn cho “tinh binh” khỏe mạnh, bao gồm: số lượng tinh trùng, hình dạng tinh trùng, khả năng chuyển động của tinh trùng.

Điều quan trọng, các thông số này bắt đầu suy giảm sau tuổi 35, các bác sĩ cho biết, theo Times Now News.

Nên sinh con trước bao nhiêu tuổi năm 2024

Nam giới béo phì dù ở độ tuổi nào cũng khó có con do chất lượng “tinh binh” kém

Shutterstock

Làm gì để cải thiện chất lượng “tinh binh” và tránh vô sinh?

Theo Times Now News, một số mẹo giúp nam giới cải thiện khả năng “tinh binh” khỏe mạnh và thoát khỏi các vấn đề vô sinh, bao gồm:

Bỏ hút thuốc. Nam giới nghiện thuốc lá nặng tạo ra ít “tinh binh” hơn. Hút thuốc cũng làm hỏng ADN trong “tinh binh” và gây vô sinh. Tuy nhiên, có thể tránh được bằng cách bỏ thuốc lá.

Giảm béo. Nam giới béo phì dù ở độ tuổi nào cũng khó có con do chất lượng “tinh binh” kém. Giảm vài kg có thể cải thiện đáng kể chất lượng “tinh binh”.

Giảm rượu. Cần giảm lượng rượu, bởi say rượu và uống nhiều rượu làm giảm số lượng và chất lượng “tinh binh”.

Tránh quan hệ không an toàn. Điều này có thể dẫn đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục làm giảm chất lượng “tinh binh”, tắc ống dẫn tinh. Nếu mắc bệnh, hãy điều trị sớm.

Phụ nữ nên sinh con trước tuổi bao nhiêu?

Xét về khả năng thụ thai thì 20 – 24 là độ tuổi tốt nhất, nhưng ở khía cạnh chăm sóc con cái sau sinh thì phụ nữ 25 – 34 tuổi thuận lợi hơn do khả năng ổn định hơn về tâm lý, tài chính… Nhìn chung, ở độ tuổi 20 – 34, phụ nữ đều được bác sĩ tư vấn nên sinh con.

Nam giới nên có con trước bao nhiêu tuổi?

Vì vậy, độ tuổi sinh sản của nam giới tốt nhất thường là từ 22 – 25 tuổi. Đây là giai đoạn mà tinh trùng khỏe mạnh và dễ có khả năng thụ tinh nhất . Tuy nhiên, đa số đàn ông đều chưa muốn có con ở độ tuổi này do họ vẫn còn khá trẻ, cuộc sống và công việc chưa ổn định.

Tại sao phụ nữ lớn tuổi không nên sinh con?

Ngoài ra, khi phụ nữ lớn tuổi, chất lượng trứng và khả năng thụ tinh giảm đi, do đó tăng khả năng gặp khó khăn trong việc thụ tinh và mang thai tự nhiên. Hơn nữa, phụ nữ lớn tuổi tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung.

Khi nào thì nên sinh con thứ 2?

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: khoảng cách giữa các lần sinh nở nên là 24 tháng, như thế mẹ sẽ khỏe và con thông minh hơn; phòng ngừa những nguy cơ sức khỏe. Nhưng nếu bạn chờ đợi 𝐡𝐨̛𝐧 𝟓 𝐧𝐚̆𝐦 để sinh con tiếp theo, bạn có nguy cơ biến chứng như tiền sản giật, sinh non, sinh thiếu cân hoặc sẽ khó khăn hơn để có thai.