Nên hút bao nhiêu điếu thuốc 1 ngày

Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Lancet Respiratory Medicine cho thấy: Hút dưới 5 điếu thuốc mỗi ngày vẫn có thể gây tổn thương phổi tương đương với việc hút 30 điếu. Vấn đề chỉ là thời gian cho đến khi các tổn thương đuổi kịp nhau.

Một người hút 5 điếu thuốc mỗi ngày mất 1 năm để phát triển mức tổn thương phổi tương tự như một người hút 30 điếu thuốc mỗi ngày trong 9 tháng. Những tổn thương này không thể phục hồi hoàn toàn sau vài năm, vài thập kỷ thậm chí là vĩnh viễn ngay cả khi họ đã cai thuốc.

Nghe có vẻ là một cái cớ cho những người hút thuốc lá tiếp tục thói quen của họ. Nhưng không, nghiên cứu này là một thông điệp mạnh mẽ cho điều mà nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực còn đang tranh cãi: Không hề có một ngưỡng hút thuốc lá nào được coi là an toàn.

Hễ hút thuốc là có hại. Những người chưa từng hút thuốc lá thì không bao giờ nên thử. Những người đang hút ít thuốc lá nên cai hẳn. Những người nghiện thuốc nặng vẫn nên giảm lượng thuốc hút xuống mỗi ngày, cho đến khi họ từ bỏ được hoàn toàn. Cơ hội có thể vẫn còn, bởi vậy cai thuốc càng sớm thì càng tốt.

Nghiên cứu đã kiểm tra thói quen hút thuốc và sức khỏe của hơn 25.000 người Mỹ trong độ tuổi từ 17 đến 93 tuổi. Dữ liệu được thu thập bắt đầu vào năm 1983 và kết thúc vào năm 2014.

Ban đầu, mỗi người tham gia nghiên cứu sẽ báo cáo về hành vi hút thuốc của họ, họ có hút thuốc hay không, nếu có thì bao nhiêu điếu một ngày hay có cai thuốc hay chưa. Kèm theo mỗi hồ sơ là những thông tin chung về sức khỏe, nhân khẩu học và lối sống.

Sau khảo sát, các tình nguyện viên được đưa đi xét nghiệm phế dung, bài kiểm tra chức năng phổi dựa trên lượng không khí mà họ có thể thở ra trong một giây, cũng như tổng lượng không khí phổi có thể đẩy ra ngoài sau khi hít một hơi sâu.

Trong quá trình theo dõi kéo dài tới hơn 20 năm, họ cũng sẽ được xét nghiệm khí phế dung ít nhất một lần nữa để đánh giá những thay đổi về phổi.

Chúng ta biết, chức năng phổi suy giảm một cách tự nhiên khi mọi người già đi, nhưng hút thuốc sẽ làm tăng tốc quá trình, khiến người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các tình trạng hô hấp khác.

Và như các nhà nghiên cứu chứng minh trong nghiên cứu mới của họ, hút thuốc lá dù ít hay nhiều đều gây ra những hậu quả đó.

Cụ thể, ở thời điểm nghiên cứu bắt đầu, khoảng 10.000 người tham gia báo cáo họ chưa bao giờ hút thuốc, trong khi 7.000 người từng hút thuốc nhưng đã bỏ, 5.800 không trả lời và 2.500 người thừa nhận rằng họ đang hút thuốc.

Theo thời gian, các nhà nghiên cứu phát hiện cả những người đang hút thuốc và đã cai thuốc đều có chức năng phổi kém hơn so với những người không hút thuốc. Điều đáng nói là không có sự khác biệt rõ ràng nào giữa những người hút ít và những người hút nhiều, gợi ý rằng hễ họ đã hút thuốc lá, hậu quả phải nhận tương đương nhau.

Phân tích kết quả, các nhà nghiên cứu phát hiện những người hút ít hơn 5 điếu thuốc mỗi ngày vẫn bị tổn thương phổi đáng kể, bằng 2/3 so với những người hút trên 30 điếu. Nếu những tổn thương của người hút thuốc lá nặng đến sau 9 tháng, thì điều tương tự sẽ xảy ra với những người hút thuốc lá nhẹ trong một năm.

Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ, bác sĩ Elizabeth Oelsner tại Trung tâm Y tế Irving thuộc Đại học Columbia, cho biết: Kết quả nghiên cứu này không có ý nghĩa khuyến khích những người hút thuốc lá nặng tiếp tục hút nhiều thuốc, thay vì cố gắng giảm lượng thuốc hút hàng ngày xuống.

Đó là bởi bản thân việc giảm số lượng thuốc hút mỗi ngày là một bước quan trọng để cai thuốc hoàn toàn.

Nghiên cứu này cũng khuyến khích mọi người cai thuốc lá càng sớm càng tốt. Bởi theo kết quả của nó, những tác hại mà thuốc lá gây ra vẫn đeo bám những người đã cai thuốc suốt nhiều năm thậm chí hàng thập kỷ, chức năng phổi của họ vẫn chưa thể hồi phục như người bình thường.

Tiến sĩ Oelsner nói rằng những thiệt hại sức khỏe liên quan đến thuốc lá có thể không bao giờ phục hồi hoàn toàn, bởi vậy, tốt nhất những người không hút thuốc đừng lên thử. Không hề có một ngưỡng nào 5 điếu, 3 điếu hay 1 điếu mà thuốc lá được cho là an toàn.

Để xác định mức độ hút thuốc, bạn chỉ cần trả lời hai câu hỏi: thời gian bắt đầu hút sau khi thức dậy và bao nhiêu điếu mỗi ngày.

Tổ chức Y tế Thế giới xếp nghiện nicotine thành mã bệnh F17 trong nhóm các bệnh lý rối loạn tâm thần và hành vi. Vị trí này còn có hành vi nghiện rượu, nghiện ma túy. Tuy nhiên ở Việt Nam, hầu hết người nghiện thuốc lá đều xem đây là thói quen chứ không phải bệnh.

Theo Phó giáo sư Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nicotine trong thuốc lá là chất gây nghiện. Chỉ 7 giây sau khi hút, nicotine đã có tác dụng hưng phấn lên vỏ não và được não bộ ghi nhớ. Khi ngừng hút, nicotine giảm dần, trạng thái hưng phấn qua đi, não bộ sẽ kích thích trở lại gây cảm giác thèm thuốc lá.

Các nghiên cứu cho thấy 87% những người thử hút thuốc lá đều trở thành nghiện. Vì thế, không nên thử hút thuốc. Khi đã nghiện thì việc cai thuốc hết sức khó khăn.

Để xác định mức độ nghiện thuốc lá, chỉ cần trả lời hai câu hỏi đơn giản và hãy cộng số điểm của hai câu trả lời lại:

1. Bạn bắt đầu hút thuốc lá sau khi thức dậy vào buổi sáng bao lâu?

- ≤ 5 phút: 3 điểm

- 6-30 phút: 2 điểm

- 31-60 phút: 1 điểm

- >60 phút: 0 điểm.

2. Bạn hút bao nhiêu điếu thuốc lá mỗi ngày?

- ≤ 10 điếu: 0 điểm

- 11-20 điếu: 1 điểm

- 21-30 điếu: 3 điểm

- >30 điếu: 3 điểm.

Nếu điểm trung bình cả 2 câu hỏi từ 0-2 là mức độ nghiện nhẹ, 3-4 điểm trung bình, 5-6 là nghiện nặng.

Cai thuốc lá, thuốc lào hoặc các chế phẩm từ thuốc lá không phải là quá trình ngắn và dễ dàng nhưng không phải không thể làm được. Trong 2-4 tuần đầu, người cai thuốc sẽ phải trải qua những cơn thèm thuốc mạnh mẽ và ảnh hưởng sức khỏe khi cơ thể thiếu hụt nicotine. Một số cảm giác khó chịu xảy đến như mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ hoặc tăng cân. Sau một vài tuần, những triệu chứng này sẽ giảm dần và biến mất.

Người cai nghiện phải đối mặt với những yếu tố kích thích do cảm xúc, tình huống hoặc các hoạt động sinh hoạt hàng ngày mang lại. Những yếu tố này làm cho họ cảm thấy thèm thuốc, khiến quá trình cai thuốc dễ thất bại, ví dụ như hút thuốc vào buổi sáng lúc uống cà phê, hút thuốc khi nghỉ giữa giờ làm hoặc sau bữa ăn. Nếu tiếp tục ở trong các tình huống này, các yếu tố kích thích sẽ gây cho bạn cảm giác thèm thuốc.

Một người chỉ được xác định cai thành công khi đoạn tuyệt hoàn toàn với thuốc lá trong 12 tháng.

Thuốc lá là căn nguyên của 25 bệnh khác nhau, trong đó có trên 10 bệnh ung thư. Ngoài những ung thư phổi, thực quản, dạ dày, họng, hầu, miệng, khói thuốc lá còn là tác nhân gây ung thư tụy, thận, niệu quản, bàng quang, cổ tử cung... 95% bệnh nhân ung thư phổi và 75% bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính có tiền sử hút thuốc lá.

1 điếu thuốc hút được bao lâu?

Trung bình, mỗi điếu thuốc bạn hút sẽ rút ngắn cuộc sống của bạn thêm 11 phút. Ở một số thanh thiếu niên, chỉ cần hút1 điếu thuốc mỗi tháng có thể dẫn đến dấu hiệu nghiện.

Hút thuốc lá bao lâu thì chết?

Khoảng 2/3 người hút thuốc lâu năm chết sớm vì căn bệnh trực tiếp gây ra bởi hút thuốc, trung bình mất từ 10 đến 14 năm tuổi thọ (7 phút/điếu thuốc). Bệnh mạch vành chiếm từ 30 đến 40% tổng số ca tử vong do thuốc lá.

Hút thuốc bao lâu thì cơ hại?

Sau 1 - 2 năm: hạn chế rủi ro mắc các bệnh lý về tim mạch; Sau 5 năm trở lên: so với những người đang hút thuốc thì nguy cơ bị các loại bệnh như huyết áp cao, tim mạch, đột quỵ, các bệnh ung thư như ung thư thanh quản, ung thư miệng, ung thư phổi và ung thư vòm họng giảm đi đáng kể.

Người chưa đủ 18 tuổi hút thuốc lá bị phạt bao nhiêu?

Điều 29 Nghị định 117/2020 ngày 28.09.2020 quy định các vi phạm về phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng nêu rõ hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi có hành vi sử dụng thuốc lá.

Chủ đề