Mục tiêu của việc tấn công dos là gì năm 2024

Khi bạn phát triển website thương mại điện tử trên internet, đến một thời điểm nào đó website của bạn có thương hiệu, có số lượng khách hàng tin tưởng truy cập vào hằng ngày lớn thì việc đối thủ cạnh tranh sử dụng các chiêu thức tấn công vào hệ thống website của chúng ta và làm cho chúng ngừng hoạt động, báo lỗi 500 hay lỗi 503 ,..Sau đây VDO sẽ chia sẻ với các bạn 1 số mục đích và mục tiêu của việc tấn công DoS hiện nay

[caption id='attachment_10686' align='aligncenter' width='624']

Mục đích và mục tiêu của việc tấn công DoS[/caption]

Định nghĩa về tấn công DoS

Tấn công DoS là kiểu tấn công vô cùng nguy hiểm, để hiểu được nó ta cần phải lắm rõ định nghĩa của tấn công DoS và các dạng tấn công DoS.

– Tấn công DoS là một kiểu tấn công mà một người làm cho một hệ thống không thể sử dụng, hoặc làm cho hệ thống đó chậm đi một cách đáng kể với người dùng bình thường, bằng cách làm quá tải tài nguyên của hệ thống.

– Nếu kẻ tấn công không có khả năng thâm nhập được vào hệ thống, thì chúng cố gắng tìm cách làm cho hệ thống đó sụp đổ và không có khả năng phục vụ người dùng bình thường đó là tấn công Denial of Service (DoS).

Các mục đích của tấn công DoS

– Cố gắng chiếm băng thông mạng và làm hệ thống mạng bị ngập (flood), khi đó hệ thống mạng sẽ không có khả năng đáp ứng những dịch vụ khác cho người dùng bình thường.

– Cố gắng làm ngắt kết nối giữa hai máy, và ngăn chặn quá trình truy cập vào dịch vụ.

– Cố gắng ngăn chặn những người dùng cụ thể vào một dịch vụ nào đó

– Cố gắng ngăn chặn các dịch vụ không cho người khác có khả năng truy cập vào.

– Khi tấn công DoS xảy ra người dùng có cảm giác khi truy cập vào dịch vụ đó như bị:

+ Disable Network – Tắt mạng

+ Disable Organization – Tổ chức không hoạt động

+ Financial Loss – Tài chính bị mất

Mục tiêu mà kẻ tấn công thường sử dụng tấn công DoS

Như chúng ta biết ở bên trên tấn công DoS xảy ra khi kẻ tấn công sử dụng hết tài nguyên của hệ thống và hệ thống không thể đáp ứng cho người dùng bình thường được vậy các tài nguyên chúng thường sử dụng để tấn công là gì:

– Tạo ra sự khan hiếm, những giới hạn và không đổi mới tài nguyên

– Băng thông của hệ thống mạng (Network Bandwidth), bộ nhớ, ổ đĩa, và CPU Time hay cấu trúc dữ liệu đều là mục tiêu của tấn công DoS.

– Tấn công vào hệ thống khác phục vụ cho mạng máy tính như: hệ thống điều hoà, hệ thống điện, hệt hống làm mát và nhiều tài nguyên khác của doanh nghiệp. Bạn thử tưởng tượng khi nguồn điện vào máy chủ web bị ngắt thì người dùng có thể truy cập vào máy chủ đó không.

Trong thời đại công nghệ hiện nay, mạng xã hội kỹ thuật số đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng hình thành những rủi ro, trong đó có thể kể đến tấn công DDoS. Sự gia tăng về quy mô và tính phức tạp của những cuộc tấn công này đang là mối quan ngại lớn, đòi hỏi doanh nghiệp và tổ chức phải có những biện pháp an ninh mạng mạnh mẽ để bảo vệ hạ tầng kỹ thuật số của mình. Hãy theo chân Viettel IDC tìm hiểu về định nghĩa này cũng như cách phát hiện và ứng phó với tấn công DDos nhé.

Tấn công DDoS là gì? Cách phát hiện và ứng phó với cuộc tấn công DDoS​

Định nghĩa về tấn công DDoS

Cuộc tấn công DDoS (Distributed Denial of Service) là một hình thức tấn công mạng nhằm vào các website và máy chủ bằng cách tạo ra sự gián đoạn trong dịch vụ mạng, với mục đích là làm cạn kiệt tài nguyên của ứng dụng. Những thủ phạm đằng sau cuộc tấn công này sử dụng các kỹ thuật gửi lưu lượng truy cập lỗi để gây tràn site, làm giảm hiệu suất hoạt động hoặc thậm chí làm cho nó trở nên mất kết nối hoàn toàn.

Đặc trưng cho những cuộc tấn công DDoS này là việc chúng đang ngày càng gia tăng, không phân biệt ngành nghề hay quy mô công ty. Các ngành hàng như Game online, thương mại điện tử và viễn thông thường là những mục tiêu phổ biến. Tấn công DDoS không chỉ là mối đe dọa trên mạng phổ biến mà còn có thể gây tổn thất lớn đối với doanh nghiệp, an toàn mạng, doanh thu và danh tiếng.

\>> Xem thêm: Sự khác biệt cơ bản giữa DDoS và DoS là gì?

DDoS là một hình thức tấn công mạng

Các loại hình tấn công của DDoS

Cuộc tấn công về DDoS đa dạng với ba thể loại chính, bao gồm các cuộc tấn công băng thông, cuộc tấn công giao thức và cuộc tấn công tầng của tài nguyên.

Tấn công băng thông

Sử dụng lưu lượng truy nhập có vẻ hợp pháp để tạo ra sự gián đoạn trong lớp mạng. Ví dụ như cuộc tấn công khuếch đại DNS, tận dụng máy chủ DNS mở để gây tràn mục tiêu.

Tấn công dưới dạng giao thức

Gây gián đoạn dịch vụ bằng cách khai thác điểm yếu trong ngăn xếp giao thức tầng 3 và 4. Ví dụ như cuộc tấn công đồng bộ hóa (SYN), sử dụng tất cả tài nguyên máy chủ có sẵn.

Cuộc tấn công vào tầng của tài nguyên, ứng dụng

Nhắm mục tiêu vào các gói ứng dụng web, gây gián đoạn truyền dữ liệu giữa các máy chủ. Có thể kể đến các vi phạm giao thức HTTP, chèn SQL, viết lệnh chéo site hoặc cuộc tấn công tầng 7.

Tổ chức tấn công DDoS có thể sử dụng một hoặc nhiều loại tấn công trước mạng, chuyển đổi hoặc kết hợp chúng để tạo ra mối đe dọa đa dạng và đa chiều đối với hệ thống. Mỗi loại tấn công còn có nhiều biến thể, với sự tinh vi ngày càng cao của tội phạm mạng, số lượng mối đe dọa dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai.

Trong những trường hợp nghi ngờ bị tấn công về DDoS, việc hành động nhanh chóng là vô cùng quan trọng. Ngoài việc gây ngừng hoạt động, các cuộc tấn công DDoS có thể mở cửa cho nhiều mối đe dọa tiềm ẩn khác như tin tặc, phần mềm độc hại hoặc các cuộc tấn công khác từ môi trường trực tuyến.

Cuộc tấn công về DDoS đa dạng với ba thể loại chính

Làm sao để nhận biết, ứng phó với tấn công DDoS?

Mặc dù không có phương pháp chính xác để phát hiện các cuộc tấn công DDoS, tuy nhiên một số dấu hiệu sau đây có thể gợi ý rằng mạng kết nối của cá nhân, doanh nghiệp đang bị tấn công:

- Lưu lượng truy cập website tăng đột biến, điểm đáng nói là sự xuất phát từ cùng một địa chỉ hoặc dải IP.

- Hiệu quả hoạt động của mạng trở nên chậm và có những biểu hiện Anomalies bất thường.

- Trang web, các shop trực tuyến hoặc dịch vụ khác bị tấn công và có tình trạng ngoại tuyến hoàn toàn.

Các giải pháp phần mềm anti ddos hiện đại, bao gồm cả hệ thống bảo mật và giám sát mạng có khả năng phát hiện các mối đe dọa tiềm ẩn và cảnh báo về những biến động trong hệ thống. Điều này hỗ trợ người quản trị hệ thống nhanh chóng và chính xác đối phó với cuộc tấn công.

Đồng thời, chuẩn bị kế hoạch hành động trước cuộc tấn công DDoS trở nên thiết yếu. Định rõ vai trò và quy trình trước giúp đội ngũ an ninh mạng phản ứng một cách nhanh chóng và quyết định trước những mối đe dọa đa dạng và đổi mới của cuộc tấn công DDoS.

Việc chuẩn bị quy trình, dịch vụ chống DDoS cho những mối đe dọa này là cực kỳ quan trọng

Tổng kết

Việc đầu tư thêm vào các sản phẩm, quy trình và dịch vụ chống tấn công DDoS có thể giúp bảo vệ doanh nghiệp. Có thể nói rằng, khi một mối đe dọa được xác định, người dùng cá nhân hoặc doanh nghiệp sẽ sở hữu đủ kiến thức và kỹ năng để đưa ra các biện pháp ứng phó hiệu quả. Để được tư vấn chi tiết hơn về các giải pháp chống DDoS, quý khách hàng có thể liên hệ Viettel IDC ngay hôm nay.

Chủ đề