Rối loạn tiền đình tiếng nhật là gì năm 2024

頭痛(zutsuu): cơn đau đầu. 片頭痛の患者 (katazutsu no kanja) : bệnh nhân bị đau nửa đầu. Đầu tôi bị đau : 頭が痛いです (atama ga itai desu)

鼻血(hanazi): máu mũi, máu cam. 鼻血が出た時どうすればいいか : khi bị chảy máu mũi thì nên làm như thế nào?

咳(seki): ho. 空咳 : ho khan. タンが出ない咳 : ho không có đờm. 咳が出た : tôi bị ho. 喘息 (zensoku) : bệnh suyễn, ho phế quản

熱(netsu): sốt. Tôi bị sốt 熱が出た (netsu ga deta).

くしゃみ (kushami) : hắt hơi

風邪(kaze): cảm lạnh

インフルエンザ infuruenza : cúm gia cầm

喘息(zensoku): hen suyễn

腹痛(fukutsuu): đau bụng

吐き気(hakike): buồn nôn. Tôi bị buồn nôn 吐き気がする

水痘(suitou): bệnh thuỷ đậu

発疹(hosshin): phát ban

心臓発作(shinzou hossa): đau tim

糖尿病(tounyou byou): bệnh tiểu đường

アレルギー : dị ứng

花粉症(kafunshou): dị ứng phấn hoa

下痢(geri): tiêu chảy

おたふく 風邪(otafuku kaze): quai bị

ウィルス : virus

失神(shisshin)suru : ngất

胃痛(itsuu): đau dạ dày

吐く(haku) : nôn

癲癇(tenkan): bệnh động kinh

片頭痛(henzutsuu): đau nửa đầu

麻疹(hashika): bệnh sởi

病気(byouki): bệnh

吸入器(kyuunyuuki): Máy thở

脳卒中(nousocchuu): tắc mạch máu não

血圧(ketsuatsu): huyết áp

アトピー性皮膚炎(atopii sei hifuen): chứng viêm da dị ứng

感染(kansen): truyền nhiễm

悪寒(okan): sốt rét

Từ vựng tiếng nhật về bệnh dạ dày

胃炎 (ien) : viêm dạ dày, viêm loét dạ dày

胃痛 itsu : đau dạ dày.

胃酸 (isan) : axit dạ dày

胃の粘膜 (i no nenmaku) : niêm mạc dạ dày

消化管 (shouka kan) : ống tiêu hóa

胃がん (igan) : ung thư dạ dày

急性胃炎 (kyuusei ien) : viêm dạ dày cấp tính

十二指腸 (juuni shi chou) : tá tràng

虫垂炎(ちゅうすいえん) : viêm ruột thừa, đau ruột thừa

胃食道逆流症(いしょくどうぎゃくりゅうしょう) : chứng trào ngược dạ dày thực quản

消化管出血 (shouka kan shukketsu) : xuất huyết cơ quan tiêu hóa). Tôi bị xuất huyết dạ dày : 胃から出血する

消化性潰瘍(しょうかせいかいよう) : viêm loét dạ dày tá tràng

消化不良 (shouka furyou) : ăn không tiêu, tiêu hóa không tốt.

胃 内視鏡検査 (i naishikyou kensa) : khám nội soi dạ dày

内視鏡手術 (naishikyou shujutsu) : phẫu thuật nội soi

Một số từ vựng về bệnh tật tiếng Nhật khác :

鼻水がでる hanamizu ga deru : chảy nước mũi

鼻づまり hana dumari : nghẹt mũi

Tôi bị ốm tiếng Nhật : 風邪を引いた (kaze wo hiita)

Đau bụng kinh tiếng Nhật là 生理痛 (seiri tsuu) hoặc 生理中のでお腹がいたい (seirichuu no de onakaga itai)

tụt huyết áp tiếng nhật là gì? 低血糖症(ていけっとうしょう) : hạ đường huyết. Huyết áp thấp : 低血圧(ていけつあつ). 低血圧で目眩をした (teiketsu atsu de memai wo shita) : tôi bị hoa mắt do huyết áp thấp. 血圧が下がったので目眩をした : tôi bị tụt huyết áp nên bị hoa mắt

ウィルス感染による発熱 (wirusu kansen ni yoru hatsunetsu) : sốt virus, sốt do nhiễm vi rút

帯状疱疹(たいじょうほうしん) : bệnh zona

脳卒中(のうそっちゅう): bệnh tai biến mạch máu não

扁桃炎(へんとうえん): viêm amidan

Trả lời một số câu hỏi của độc giả?

Kinh nguyệt tiếng Nhật là gì?

Kinh nguyệt tiếng Nhật là 月経(げっけい). Chu kỳ kinh nguyệt là 月経周期 (gekkei shuuki). Kinh nguyệt không đều : 月経不順 (gekkei fujun) hoặc 生理不順 (seiri fujun).

Truyền nước biển tiếng Nhật là gì?

Truyền nước trong tiếng nhật là 点滴 (tenteki)

Đau bụng kinh tiếng nhật là gì?

Đau bụng kinh trong tiếng Nhật là 生理痛 (seiri tsuu)

Trào ngược dạ dày tiếng nhật là gì?

Trào ngược dạ dày trong tiếng Nhật là 胃食道逆流症 (ishokudou gyakuryu shou) : chứng trào ngược dạ dày thực quản

Nội soi dạ dày tiếng Nhật là gì?

Nội soi dạ dày tiếng Nhật là 胃カメラ検査 (i kamera kensha).

đến tháng tiếng nhật là gì?

Đến tháng tiếng Nhật là 生理がきた (seiri ga kita).

Bệnh bướu cổ tiếng Nhật là gì?

Bệnh bướu cổ tiếng Nhật là 甲状腺腫(こうじょうせんしゅ)

Tai biến mạch máu não tiếng nhật là gì?

Tai biến mạch máu não, hay tắc mạch máu não tiếng Nhật là 脳卒中 (nou socchuu).

Máu tiếng Nhật là gì?

Máu tiếng Nhật là 血 (chi). Máu chảy : 血が出た (chi ga deta)

Rối loạn tiền đình tiếng Nhật là gì?

Rối loạn tiền đình tiếng Nhật là 平衡障害(へいこうしょうがい)

Đau ruột thừa tiếng Nhật là gì?

Đau ruột thừa hay viêm ruột thừa tiếng Nhật là 虫垂炎 (ちゅうすいえん)

Chuột rút tiếng Nhật là gì?

Chuột rút tiếng Nhật là けいれん hoặc ひきつり

Trên đây là nội dung của bài viết : Từ vựng tiếng Nhật về bệnh tật. Mời các bạn cùng học các từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề khác trong chuyên mục : Từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề

Hệ thống tiền đình nằm ở phía sau ốc tai, đóng vai trò quan trọng trong duy trì tư thế thăng bằng, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.

Dây thần kinh số 8 là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay… hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương dây thần kinh số 8 do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch làm cho cơ thể mất khả năng kiểm soát thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn…

Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn mạch máu nuôi não hoặc thiếu máu cũng khiến cho hệ thống tiền đình tiếp nhận thông tin chậm hoặc sai lệch từ não bộ, gây hội chứng rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình do nguyên nhân gì?

Bệnh do nhiều nguyên nhân:

  • Viêm tai giữa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn ở tai...
  • Chấn thương đầu
  • Rối loạn tuần hoàn máu như tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống ảnh hưởng đến tai trong hoặc não
  • Bệnh rối loạn tiền đình cũng có thể do các yếu tố di truyền và môi trường sống (ô nhiễm tiếng ồn, stress...)

Theo nghiên cứu cho biết, vấn đề giữ thăng bằng và chóng mặt có thể do việc sử dụng thuốc điều trị đau mạn tính chứ không phải ung thư hoặc các rối loạn thần kinh khác gây ra.

Những dấu hiệu rối loạn tiền đình là gì?

Khi hệ thống tiền đình bị tổn thương do bệnh, lão hóa hoặc chấn thương, rối loạn chức năng tiền đình có thể xảy ra và thường liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm:

  • Chóng mặt, quay cuồng, choáng váng
  • Không thể bước đi, dễ ngã do mất cân bằng và mất định hướng không gian
  • Rối loạn thị giác như nhìn mờ, hoa mắt, nhạy cảm với ánh sáng...
  • Rối loạn thính giác như ù tai
  • Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi như lo lắng quá mức, khó tập trung, giảm khả năng chú ý...

Tuỳ cá nhân mỗi người mà loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ khác nhau. Một số trường hợp càng lớn tuổi thì triệu chứng về thăng bằng càng nặng.

Một số người bị rối loạn tiền đình có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh đến cuộc sống hằng ngày cũng như trong học tập, lao động do có dấu hiệu giảm khả năng tập trung, giảm chú ý, lo lắng quá mức. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện những hoạt động đơn giản thường xuyên hằng ngày như ăn uống, sinh hoạt hoặc thậm chí là ra khỏi giường vào buổi sáng.

Những đối tượng nào có nguy cơ bị rối loạn tiền đình?

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi càng tăng nguy cơ bị các bệnh lý gây chóng mặt, choáng váng, đặc biệt là cảm giác mất thăng bằng (dễ ngã, đi không vững...).

Theo kết quả của một nghiên cứu dịch tễ lớn, ước tính có khoảng 35% người lớn từ 40 tuổi trở lên (69 triệu người) mắc phải tình trạng rối loạn tiền đình.

  • Tiền sử bị chóng mặt. Nếu bạn đã từng bị chóng mặt trước đây thì bạn có nguy cơ cao bị chóng mặt trong tương lai, tái đi tái lại nhiều lần.
  • Môi trường sống và làm việc: quá ồn, thời tiết khó chịu khi chuyển mùa...

Một thực tế cho thấy rối loạn tiền đình rất dễ xảy ra ở những người làm việc trong môi trường văn phòng như dân công sở, học sinh sinh viên...Nguyên nhân do đây là những đối tượng thường ngồi nhiều, ít vận động làm tắc nghẽn hoặc co thắt động mạch cột sống thân nền dẫn đến rối loạn tuần hoàn gây thiếu máu nuôi vùng não bộ và bị rối loạn tiền đình.

  • Những người thường xuyên bị căng thẳng về đầu óc, stress cho dù ở mọi lứa tuổi, giới tính cũng là những đối tượng có khả năng mắc bệnh cao.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh rối loạn tiền đình?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Hạn chế đọc sách, sử dụng điện thoại hay làm việc trên máy tính khi đang di chuyển bằng xe ôtô, xe buýt hoặc tàu lửa
  • Mang theo kính mát và đội mũ nếu tình trạng rối loạn tiền đình của bạn xuất phát từ nguyên nhân nhạy cảm với ánh sáng
  • Tránh đi máy bay nếu đang bị viêm xoang, viêm tai hoặc tai bị tắc nghẽn
  • Tránh nghe nhạc với âm thanh lớn, tránh nơi có nhiều tiếng ồn
  • Tăng cường vận động thể dục thể thao nhằm tăng cường lưu thông tuần hoàn não
  • Tìm cách hạn chế stress, căng thẳng trong sinh hoạt và lao động

Những phương tiện y học nào dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình?

Dựa vào hỏi bệnh sử và thực hiện khám lâm sàng, các bác sĩ có thể khai thác những thông tin đó để tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán để đánh giá chức năng hệ tiền đình đồng thời loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng. Một số xét nghiệm bác sĩ có thể chỉ định là:

  • Điện ký rung giật nhãn cầu (ENG). Phương pháp này là một quy trình bao gồm các xét nghiệm điện và sử dụng các điện cực nhỏ đặt lên vùng da xung quanh mắt, với mục đích nhằm đo chuyển động của mắt để đánh giá các dấu hiệu của rối loạn chức năng tiền đình hay các vấn đề về thần kinh
  • Xét nghiệm xoay vòng. Xét nghiệm xoay vòng là một phương pháp khác để đánh giá sự phối hợp hoạt động của mắt và tai trong. Xét nghiệm này sử dụng kính video hoặc các điện cực để theo dõi chuyển động của mắt khi đầu di chuyển
  • Đo âm ốc tai (OAE). Xét nghiệm âm ốc tai cung cấp thông tin về các tế bào lông chuyển trong ốc tai làm việc như thế nào bằng cách đo sự đáp ứng của các tế bào này với một loạt các kích thích âm thanh được tạo ra bởi một loa nhỏ đặt vào trong ống tai
  • MRI. Chụp cộng hưởng từ tạo ra hình ảnh cắt ngang các mô cơ thể nhằm phát hiện các khối u, tai biến và sự bất thường về mô mềm khác mà có thể gây các triệu chứng mất thăng bằng như chóng mặt hoặc ngất.

Những phương pháp nào dùng để điều trị rối loạn tiền đình?

Dựa trên bệnh sử, kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị rối loạn tiền đình phù hợp với bệnh nhân, từ thay đổi lối sống cho đến điều trị bằng thuốc và cuối cùng là phẫu thuật:

  • Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình: là phương pháp áp dụng các bài tập phối hợp đầu, cơ thể và mắt. Các bài tập này là được thiết kế và xây dựng để rèn luyện bộ não nhằm giúp nhận biết, xử lý và phối hợp hoạt động các tín hiệu từ hệ tiền đình
  • Tập thể dục: Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập chuyên biệt phù hợp với từng bệnh nhân nhằm phục hồi chức năng tiền đình. Ngoài ra tập thể dục còn giúp giảm bớt căng thẳng cũng như tăng cường vận động giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn não. Chính vì vậy chế độ tập luyện là một phần quan trọng của quá trình điều trị.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát triệu chứng ở một số trường hợp bị bệnh Ménière, phù tích nội dịch thứ phát và chóng mặt liên quan đến bệnh đau nửa đầu (migraine)
  • Thuốc: việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh phụ thuộc vào rối loạn chức năng tiền đình là đang ở giai đoạn ban đầu, cấp tính (kéo dài lên đến 5 ngày) hay mạn tính (kéo dài liên tục)
  • Phẫu thuật: được chỉ định khi các phương pháp nêu trên không đem lại hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng chóng mặt và các triệu chứng khác do rối loạn chức năng tiền đình

Những thông tin được cung cấp trên đây không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên gia y khoa. Nếu bạn bị rối loạn tiền đình hãy đến khám và tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất.

Làm sao để biết mình bị tiền đình?

Chóng mặt..

Mất cân bằng và mất phương hướng không gian..

Rối loạn thị lực..

Buồn nôn hoặc nôn mửa..

Cảm giác "nôn nao" hay "say sóng" trong đầu..

Nhức đầu..

Nói lắp..

Thay đổi thính giác..

Vestibular Disorder là bệnh gì?

Rối loạn tiền đình hay rối loạn thăng bằng tiền đình (Vestibular Balance Disorder), là căn bệnh đa nguyên nhân, rối loạn tích hợp thăng bằng tại bộ máy tiền đình và tại thần kinh trung ương, gây mất thăng bằng cơ thể, gây loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai và buồn nôn...

Hội chứng rối loạn tiền đình tiếng Anh là gì?

Rối loạn tiền đình là gì? Rối loạn tiền đình (Tiếng Anh là Vestibular Disorders) là những rối loạn có liên quan đến thăng bằng, xuất phát từ dây thần kinh số 8.

Phẫu thuật nội soi tiếng Nhật là gì?

内視鏡手術 (naishikyou shujutsu): phẫu thuật nội soi.

Chủ đề