Mua đồ hiệu ở nước nào rẻ nhất năm 2024

Mua sắm có lẽ là một trong những hoạt động yêu thích của nhiều người khi đi du lịch. Nếu có dịp đến châu Âu, du khách nên ghé thăm các chuỗi outlet, nơi nhiều nhãn hàng bày bán sản phẩm mùa trước hoặc thiếu size với giá giảm tới một nửa.

Các hãng có thể mở outlet riêng hoặc tập trung ở một trung tâm mua sắm với đủ thương hiệu từ quần áo, nước hoa đến vali, đồ gia dụng... Dù thường được gọi là "làng" (village), những trung tâm này là nơi hội tụ của một loạt thương hiệu cao cấp như Dior hay Prada. Đây là cơ hội hiếm có để bạn mua được những món đồ xa xỉ với giá rẻ.

Những ngôi làng này thường được đặt xa trung tâm vì cần không gian rộng. Tuy nhiên, đi lại không phải là quá khó vì các thành phố đều có dịch vụ xe buýt khứ hồi trong ngày giữa nội thành và "làng".

Khách tham quan sẽ cần một ngày để thăm hết các cửa hàng và có thể thuê người tư vấn và phục vụ riêng. Ngoài ra, nếu đặt trước, bạn có thể thỏa sức mua sắm mà không lo xách nặng tay vì có nhân viên cầm hộ đồ đến tận lúc về. Nếu mệt, bạn có thể vào các quán cà phê và hàng ăn xung quanh để "nạp năng lượng".

1. Bicester Village, Anh

Bicester là một trung tâm mua sắm lớn ở ngoại ô London với hơn 140 thương hiệu. Giá trung bình ở đây dưới 50% giá tại các cửa hàng ở thủ đô Anh. Nếu may mắn, bạn còn có thể thấy các diễn viên nổi tiếng hoặc thành viên gia đình hoàng gia.

Một số thương hiệu có ở Bicester: Alexander McQueen, Céline, Dior, Fendi, Gucci, Hugo Boss, Prada, Roberto Cavalli, Salvatore Ferragamo.

2. Fidenza Village, Italy

Trung tâm khổng lồ này có hơn 100 cửa hàng và phát wifi miễn phí. Vào mùa sale, bạn có thể mua các mặt hàng của nhiều thương hiệu lớn chỉ với 5-10 euro (6-12 USD). Hãng xe Ferrari cũng có cửa hàng ở Fidenza, cung cấp một loạt các sản phẩm thời trang phong cách cổ điển, các phụ kiện thể thao cao cấp và cả đồ chơi cho trẻ em ở mọi lứa tuổi.

Một số thương hiệu có ở Fidenza: Armani, Calvin Klein, Dolce & Gabbana, Guess, Jimmy Choo, Lacoste, Michael Kors, Nike, Prada, Roberto Cavalli, Samsonite, Tommy Hilfiger, Versace.

3. La Roca Village, Tây Ban Nha

La Roca là khu outlet lớn nhất Barcelona với hơn 140 cửa hàng. Khách tham quan có thể tiết kiệm đến 80% khi mua đồ ở đây.

Một số thương hiệu có ở La Roca: Armani, Bulgrari, Burberry, Coach, Guess, Gucci, Jimmy Choo, Levi's, Longchamp, Lacoste, Michael Kors, Montbanc, Nike, Pandora, Prada, Roberto Cavalli, Ray-Ban, Samsonite, Swarovski, Tommy Hilfiger, Versace.

4. Outlet Wertheim Village, Đức

Wertheim có hơn 130 cửa hàng thuộc phân khúc cao cấp và một số lượng lớn các thương hiệu thể thao. Trung tâm giảm giá tới 60% quanh năm và có wifi miễn phí.

Một số thương hiệu có ở Wertheim: Armani, Calvin Klein, Coach, DKNY, Geox, Guess, Levi's, Lacoste, Longchamp, Michael Kors, Nike, Pandora, Puma, Roberto Cavalli, Samsonite, Swarovski, Tommy Hilfiger, UGG, Versace.

5. Outlet La Vallee Village, Pháp

La Vallee được coi là nơi "phải đến" ngay bên ngoài kinh đô thời trang Paris. Ngoài phương tiện công cộng như xe buýt hay taxi, bạn có thể thuê dịch vụ xe riêng đưa đón. Trung tâm có 115 nhãn hiệu cao cấp với mức giảm quanh năm ít nhất 33%.

Một số thương hiệu có ở La Vallee: Armani, Burberry, Calvin Klein, Coach, Céline, Dolce & Gabbana, Guess, Gucci, Jimmy Choo, Marc Jacobs, Michael Kors, Roberto Cavalli, Salvatore Ferragamo, Tommy Hilfiger, Versace.

Nếu mục đích du lịch chính của bạn là mua đồ hiệu với giá outlet và mở mang tầm mắt với các khu shopping mall khác hoàn toàn với những thiên đường mua sắm bạn đã từng biết như Thái hay Singapore thì share ngay bài viết này về đi nhé!

Các bài viết được quan tâm:

+ Cách tìm nguồn hàng chính hãng Đài Loan.

+ Hướng dẫn đóng gói vận chuyển hàng Đài Loan.

+ Tư vấn miễn phí vận chuyển hàng Đài Loan.

+ Hướng dẫn Order hàng Đài Loan.

+ Danh sách các Hiệp hội uy tín ở Đài Loan.

+ Danh sách chợ đầu mối giao dịch hàng nông sản của Đài Loan.

+ Danh sách Hiệp hội nghề gạo Đài Loan.

+ Biện pháp quản lý về giấy chứng nhận xuất xứ và giấy chứng nhận gia công của Đài Loan.

+ 'Phải lòng' trai Tây trên mạng, bà lão 74 tuổi bị lừa gần 3,5 tỷ đồng.

Xin visa

Mình lên mạng search cách xin visa Đài Loan và thấy khá đơn giản nên triển liền. Mình ở Sài Gòn nên nộp ở 336 Nguyễn Tri Phương, quận 10. Văn phòng chỉ nhận hồ sơ xin visa vào buổi sáng, bắt đầu từ 8h30. Buổi chiều là thời gian trả visa. Lưu ý là ở đây chỉ nhận tiền USD nên hãy chuẩn bị trước 50$ nhé. Nếu bạn đã có visa Hàn, Nhật, Úc, Mỹ, New Zealand, Châu Âu, UK chỉ cần khai form online là xong. Bạn nên nộp hồ sơ khoảng 6 - 8 tuần trước ngày đi chính thức nhé!

Săn vé máy bay:

Rút kinh nghiệm từ lần đi trước ngốn tận 10tr với VietNam Airlines, lần này mình quyết tâm săn vé máy bay giá rẻ bên Vietjet, được vé khứ hồi gần 4tr, may quá!

Mua thẻ Easy Card thần thánh, sim 3G

Mua thẻ Easy Card: Với giá 100TWD/thẻ (75K), đây là cái thẻ kì diệu, sử dụng thẻ này cho hầu hết các phương tiện giao thông công cộng (Ở đây chủ yếu bằng RMT - mass rapid transit, kiểu tàu điện ngầm í), cửa hàng tiện lợi hay trung tâm ăn uống foodcourt một cách dễ dàng thuận tiện mà còn được hưởng nhiều ưu đãi nữa! Thanh toán các thứ trên qua Easy Card, khỏi phải lấy tiền ra vào lắc nhắc, đỡ lắm!

Mua sim 3G: Nên mua sim ở sân bay cỡ hơn 300k. Nếu không muốn linh tinh phiền phức với sim thì bọn mình chịu khó dùng wifi công cộng phủ sóng khắp nơi (đôi khi còn mạnh hơn cả mạng nhà mình, hic). Tuy nhiên, nếu muốn UBIKE (xe đạp công cộng) đạp tung tăng khắp nơi thì cần mua Sim 4G vì thuê UBIKE bắt buộc phải đăng kí qua SMS.

Tuy mình không sử dụng nhưng nghe bảo là có cả cục phát wifi cho thuê nữa, 80k/ngày nha. Mình thấy có bên Weefee - trang web nổi tiếng cho thuê cục phát wifi cũng được review tốt lắm. Mọi người tham khảo link NÀY để tìm hiểu thêm về món đồ "nhỏ mà có võ" này nhé.

Đổi tiền

WD là đơn vị tiền tệ Đài Loan. 1 TWD (hay gọi tắt là NT) tương đương 750 - 800 đồng. Mình đổi tiền tại nhà luôn để cho đỡ cập rập. Nếu bạn nào có thẻ visa thanh toán toàn cầu thì quá sướng rồi.

Mục đích chuyến này của mình chỉ là để đi công phá khhu shopping thôi, nên mình chọn khách sạn nào tầm trung, ở xa trung tâm chút cũng được, miễn gần trạm MRT là được. Những khu nên ở là Daan, Dongmen, Ximen, Dingxi, Zhongshan, Zhongxiao Xinsheng nha. Phòng cũng tàm tạm thôi, vừa đủ nhét 1 cái giường để ngủ với 1 cái WC.

Ăn uống

Là một con nghiện đồ ăn vặt và trà sữa nên mình đã tìm hiểu về các món đồ nướng streetfood. Ngon nhất làmực nướng lăn bột (ăn ở Shifen Old Street là ngon nhất), bò nướng (ăn ở chợ đêm Ximending), gà nướng BBQ tẩm bột (đầu chợ đêm Shillin), bánh bao nướng…Còn trà sữa thì mua trà sữa chai ở Seven Eleven cũng OK lắm. Ấn tượng nhất là MilkShop và Coco.

Những khu mua sắm không thể bỏ qua|

Bài viết này sẽ review 1 cách chi tiết về cách săn cũng như những địa điểm tập trung kho đồ hiệu - outlet mà khẳng định chỉ những ai có thời gian mò mẫm và đi lại nhiều Đài Loan mới biết. Nếu mục đích du lịch chính của bạn là mua đồ hiệu với giá outlet và mở mang tầm mắt với các khu shopping mall khác hoàn toàn với những thiên đường mua sắm bạn đã từng biết như Thái hay Singapore thì bơi hết vào đây.

Ở Đài Loan người ta thường phân các cửa hàng bán mặt hàng cao cấp thành dạng store và outlet. Vậy 2 thứ này khác nhau thế nào?

- Store: là những cửa hàng chính thức của các thương hiệu nổi tiếng. Ở đây thường bày bán các mặt hàng mới nhất, hợp mùa nhất và tất nhiên cũng là với giá cao nhất vì "đắt sắt ra miếng" mà.

- Outlet: là những cửa hàng chuyên bán các mặt hàng đã qua mùa hoặc các mặt hàng bị một chút lỗi trong lúc sản xuất. Dù vậy thường những mặt hàng này vẫn giữ được 99% chất lượng đạt chuẩn các thương hiệu lớn nhưng lại chỉ được bán với 10% giá gốc. Quá hời phải k?

1. Khu Luxury Outlet

Những khu Outlet được hiểu nôm na là những thiết kế từ các brand hàng hiệu nhưng bị lỗi trong lúc sản xuất hay nằm ở những bộ sưu tập (BST) cũ từ mùa trước thì lập tức sẽ được chuyển đến những cửa hàng outlet này để bán. Các tín đồ mua sắm ở Đài Loan thường rất ưa chuộng những khu Outlet này bởi vì không chỉ sở hữu được những món đồ chuẩn hàng hiệu, chất lượng vẫn ngon lành, mới đến tận 99%, mà còn được giảm giá cực shock, có khi mua sản phầm với giá chỉ bằng 10% giá gốc thôi ấy.

Pacific SOGO - Đài Bắc

SOGO là khu phố mua sắm đầy tự hào của người Đài Bắc. Tọa lạc ở vị trí đắc địa trung tâm nằm trên con đường Đông Trung Hiếu đó. Đồ ở đây đúng style mình! Phần lớn là các local brand với các phong cách casual, vintage, minimalism, tùy dịp sale từ 20% - 60%. Mình thấy giá cả ở đây cũng khá tốt.

Lưu ý: Nếu muốn săn chủ yếu giày dép, quần áo hiệu (Ninewest, Salvatore, Alexander Wang, McCartney, Armani với giá siêu tốt… trong các đợt bộ sưu tập qua mùa hãy lên tầng trên cùng của tòa nhà, vì thu hồi vốn nên sale mạnh 80 - 90%

Cửa hàng chuyên đồ xách tay xịn nè, ở các ngõ ngách đằng sau SOGO! - FB: Tran Linh

Bách hóa Jing Hua Chen - Đài Bắc

Là khu bách hóa tổng hợp ở Taipei. Không có quá nhiều các thương hiệu ở đây Chủ yếu là các local brand và một số store thể thao Adidas, Nike, Lacoste, G2000,... Điểm thu hút là, ngoài giá giảm trên mỗi sản phẩm mua ở đây thì vào cuối tuần tòa nhà lại áp dụng chương trình giảm giá trừ trực tiếp $300NT cho hóa đơn có tổng giá trị $3000 NT hay 400NT cho tổng hóa có giá trị $4000NT. Quá hấp dẫn đúng không?

E-damal outlet Cao Hùng: Vì đã cày sâu cuốc bẩm chăm chỉ nên mình quyết định tự thưởng ở khu outlet khủng nhất Đài Loan này. Trời ơi, hàng hiệu bao vây mọi lối! Nào là Polo, Burberry, Tiffany & Co, Rolex, Valentino, Michael Kors,...

Coach phải chờ xếp hàng vì đồ quá hạt dẻ và đẹp - FB: Tran Linh

Một trong những cửa hàng sale khủng nè - FB: Tran Linh

Với các mặt hàng quần áo, túi xách, giày dép phụ kiện từ bộ sưu tập cũ qua mùa với giá thấp hơn khoảng 50 đến 60%. Vào 1 số dịp lễ hoặc cuối năm độ sale càng khủng từ 80 đến 90%. Vì vậy nên một điều dĩ nhiên là phải xếp hàng mệt nghỉ.

Lưu ý:

- Những con số sale được ghi ngoài cửa hàng càng nhỏ thì giá trị sale càng lớn (ghi số 1 là sale 90%, 2 là 80%, 3 là 70% nha).

- Sau khi xuống sân bay ở Terminal 1, ra cổng số 8 bắt taxi đến thẳng khu này sẽ tiện hơn.

Gloria outlet - Đào Viên

Khu outlet ngoài trời này quy tụ các thương hiệu đình đám như Hugo Boss, Gucci, Gap, Jimmy Choco, Salvatore, DKNY. Thường vào cuối năm, từ tháng 11 đến tháng 2 thì một số brand sale kịch liệt, 70-90%. Mình ưng khu này ở chỗ thoáng đãng mà vẫn sang trọng, chứ không “kín nóc” làm mình không ý thức được thời gian vì mải mua sắm.

Xuống Đài Bắc thì bạn chỉ cần đi thẳng đến MRT exit cổng 2 ở sân bay, tìm line đến TAOYUANG. Khu outlet này được thiết kế nối thẳng sang sân bay, đi lại cực kỳ tiện lời đó.

Lưu ý: Khu này nối liền với sân bay đến Đài Bắc nên có khu gửi đồ ở phòng Information, khoảng $50NT/h nhé.

Mitsui Outlet Park - Lâm Khấu

Đây là tòa nhà có quy mô lớn với 2 khu nhà nối được nối liền với nhau, như một khu phố í. Xung quanh là công viên nữa nên khá lớn. Kì vừa rồi mình đi không hết, hơi tiếc một xíu. Vừa dạo shopping vừa ước gì nhà mình nằm ở khu phố này thì đã biết mấy!

Hàng hiệu thì ở đây không lo thiếu, giá cũng tốt. Nếu muốn đổi không khí mua sắm từ mall sang khu phố ngoài trời thì OK lắm nhé! Gía cả ở đây khá tốt và cũng có những đợt giảm giá hấp dẫn từ tòa nhà. Shop HAMA boutique này có rất nhiều mẫu của các hãng Dior, Fendi, Gucci... Tuy ở các store chưa sale, nhưng ở đây đã có giá khá tốt thường off 20% - 30% rùi (Hoặc các BST cũ qua mùa thường sale off đến 70% - 90%)

2. Outlet đồ thể thao

Quần thể Neihu Neeco - Đài Bắc

Các tín đồ mê thể thao hãy note lại địa điểm này nhé, đồ thể thao ở đây có đến hàng trăm các brand khác nhau, hàng authentic đàng hoàng mà giá sale lại ngon lành. Store này mình đã ghé vô, là hàng hiệu xách tay với các mẫu túi xách, đồng hồ phụ kiện từ các BST cũ của 1 số thương hiệu lớn với giá sale off tốt, hầu hết đều giảm 80% - 90% với giá tag đầu. Tòa nhà này sale lớn quanh năm.

RT - MART - Đài Bắc

Tập trung một số các gian hàng thể thao lớn cực kì nhiều đồ. Đây cũng là chỗ tập kết của các bộ sưu tập thể thao qua mùa nên giá cũng rất ok.

Bên ngoài có 1 góc sống ảo khá xinh nữa. Nếu đói thì ở tầng âm có khu siêu thị to đùng cho bọn mình luôn.

Gloria outlet - Đào Viên

Có 1 số gian hàng đồ thể thao hot xình xịch như Levis, Adidas, Puma, Nike, ngoài giá giảm bên ngoài mỗi loại nếu mua trên 2 món lại đc giảm tiếp. Đặc biệt là Nike. Ngoài giá sale off, một số đôi bên ngoài hộp ghi số 7 là đc giảm tiếp 30%. Tính ra càng mua nhiều càng rẻ.

3. Khu Streetwear

Xinyi District - Đài Bắc

Khu này nằm quanh tháp 101, là tổ hợp các tòa nhà của các thương hiệu tầm trung được ưa chuộng từ giới trẻ. Các thương hiệu chiếm đa số là Bershka, Uniqlo, Gap, Dorothy Perkins, Zara, H&M, Forever 21, Asos… Khu ăn uống cũng ngập mặt mình luôn!

Lưu ý: Bọn mình đi chuyến Zhongxiao Funxing nếu dùng RMT nhen.

Riêng mình thì mình ấn tượng với toà nhà ATT4Fun với phong cách thời trang đường phố khá cool. Khu Xinyi District này nối thẳng sang tháp 101 nên rất tiện cho bọn mình di chuyển.

Ximeding – Tụ điểm mua sắm ăn chơi của giới trẻ Đài Bắc

Khu này rất sầm uất, dạng như Orchard ở Sing với vô số các cửa hàng quan áo phụ kiện, giày dép, đồ make up và ti tỉ món ăn đường phố ngon. Về đêm rất nhộn luôn!

Lưu ý: Tại trạm MRT, mình đi chuyến Ximen tại exit 6.

Muốn săn đồ bình dân, đẹp lại còn độc thì vào đây. Khuyến nghị đặc biệt mấy chế mê phong cách Hàn Quốc thì đừng bỏ qua nơi này nha! Chưa hết, đi bộ qua Ximending sẽ lại có một khu Shinjuku Plaza - Wanhua district chuyên bán các loại sneaker lạ và chất hoặc hàng hiệu xách tay.

Chợ đêm Wufenpu - Đài Bắc

Đây có lẽ là chợ bán buôn quần áo lớn và đa phong cách nhất nhì Đài Loan. Bởi vì có hàng loạt phong cách từ Rockchic, Vintage, Urban, Hippy,... mỗi ngõ ngách là mỗi một thiên đường mua sắm vừa hợp túi tiền, vừa đảm bảo fashionista!.

Chợ đêm Shilin - Chợ đêm lớn nhất Đài Bắc

Hầu như áo jacket, trend coat, hoodie, chân váy hay boots, sandal mình đều mày mò từ đây ra. Tận hưởng không khí chợ đêm nhộn nhịp với hàng loạt những món đồ độc tới gần 11h đêm vẫn chưa thấy đã. Vì MRT ở đây chỉ chạy đến 12h đêm thôi, đành ngậm ngùi về.

4. Luxury Store

101 Taipei Mall - Khu Gangnam trong lòng xứ Đài

“Khu nhà giàu” này là cái nôi của những thương hiệu cao cấp trên toàn thế giới: LV, Hermes, DIOR, Versace, Prada, YSL, Dolce& Gabbana.... những thương hiệu haute couture luôn dẫn đầu ảnh và ảnh hưởng đến định hướng phong cách cho làng thời trang thế giới.

Lưu ý: Để đến tòa tháp vĩ đại này, bọn mình đi MRT, tìm line xanh đến Taipei city station exit 2, rồi bắt bus Taipei 101 là đến hoặc đi uber nhẹ nhàng và dễ hơn!

Tuy mang tầm vóc của một khu mua sắm cho hội rid kid trở lên, nhưng thái độ phục vụ của các bạn nhân viên ở đây rất dễ thương và tận tình. Mình chỉ vào xem rồi đi ra (vì lúc í hơi cạn túi) nhưng các bạn ấy vẫn tươi cười và cảm ơn mình.

Nếu không có ý định mua gì thì vẫn phải ghé qua đây để chụp ảnh câu like nhé! View đẹp “xắt ra miếng” luôn.

SOGO mới - Đài Bắc

Không có gì quá khác biệt khi ở đây vẫn đầy rẫy hàng hiệu, và giá thì hơi “dừ” một xíu. Tuy nhiên thì để sở hữu một mẫu thiết kế mới nhất, sang chảnh nhất thì cũng đáng mà nhỉ?

Lưu ý:

- Nhớ mang theo passport của mình để được tax refund 5%, 10% (tùy nơi).

- Xin mail hoặc SĐT của nhân viên bán hàng để được thông báo về các đợt sale lớn trong năm nhé!

- Để có thể đi chơi loanh quanh khắp Taipei, bọn mình nên để đồ đã sắm vào locker ngay Taipei Main Station, giá $20NT/h, tủ to nhé!

- Nhất định phải mang giày thật dễ chịu, nếu không là đau chân khỏi đi shopping luôn!

Dù chuyến công phá Đài Loan vừa rồi gây thiệt hại kha khá cho hầu bao của mình, nhưng không có gì để hối tiếc vì đồ quá xá đẹp, mà lại còn được sale ngập mặt luôn! Nào, chuẩn bị kĩ càng cho chuyến shopping sạch Đài Loan sắp tới của các bạn đi nhé!

Chủ đề