Chứng thư giám định có ý nghĩa như nào năm 2024

Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.

Nội dung đang cập nhật

Dịch vụ giám định thương mại là gì?

Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. Nội dung giám định

Nội dung giám định?

Giám định bao gồm một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại chỉ được cung cấp dịch vụ giám định trong các lĩnh vực giám định khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 257 của Luật này.

Giá trị pháp lý của chứng thư giám định trong hoạt động giám định thương mại được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Văn Thành, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, giá trị pháp lý của chứng thư giám định trong hoạt động giám định thương mại được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Văn Thành (vanthanh*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 260 Luật Thương mại 2005 thì chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu. Chứng thư giám định phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, chữ ký, họ tên của giám định viên và phải được đóng dấu nghiệp vụ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với những nội dung được giám định. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả và kết luận trong Chứng thư giám định.

Theo quy định tại ' title="vbclick('A49', '235896');" target='_blank'> thì giá trị pháp lý của chứng thư giám định trong hoạt động giám định thương mại được quy định cụ thể như sau:

- Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với bên yêu cầu giám định

Chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.

- Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với các bên trong hợp đồng

+ Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định đó có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên nếu không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.

+ Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định chỉ có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 261 của Luật Thương mại 2005. Bên kia trong hợp đồng có quyền yêu cầu giám định lại.

+ Khi chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lý như sau:

++ Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì kết quả của chứng thư giám định lại có giá trị pháp lý với tất cả các bên;

++ Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì các bên thoả thuận lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác giám định lại lần thứ hai. Kết quả giám định lại lần thứ hai có giá trị pháp lý với tất cả các bên.

Trên đây là nội dung tư vấn về giá trị pháp lý của chứng thư giám định trong hoạt động giám định thương mại. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Thương mại 2005.

Giám định có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động tố tụng, xét xử tại Tòa và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Nhà nước đã ban hành các quy định pháp luật liên quan nhằm điều chỉnh, định hướng hoạt động này trong một khuôn khổ pháp lý cụ thể. Để có thể giúp Bạn đọc hiểu hơn về hoạt động này. Dưới đây Vinacontrol CE sẽ cung cấp các thông tin về khái niệm, các loại hình, căn cứ pháp lý và các trường hợp cá nhân tổ chức phải tiến hành giám định.

1. Giám định là gì?

Hiện nay nhìn chung tại các văn bản pháp luật vẫn chưa thống nhất quy định chi tiết về hoạt động giám định là gì. Lại nói, giám định là một thuật ngữ được áp dụng tại nhiều lĩnh vực đa dạng. Mà trong mỗi lĩnh vực, giám định lại là chuỗi hoạt động, quy trình với vai trò, ý nghĩa khác biệt. Cho nên khó có thể áp đặt khái niệm giám định chung cho tất cả. Tuy nhiên, ta có thể hiểu tổng quát khái niệm hoạt động giám định như sau:

“Giám định là hoạt động đánh giá, kiểm tra theo một trình tự nhất định được tiến hành dựa trên các yêu cầu và nhu cầu thực tế của các cá nhân, tổ chức theo quy định pháp luật. Hoạt động này phải được thực hiện bởi những bên có năng lực, chuyên môn về lĩnh vực cần giám định nhằm đưa ra các kết luận giám định khoa học đúng đắn, chính xác, phù hợp và đáp ứng các nhu cầu của cá nhân, tổ chức”.

Giám định là hoạt động đánh giá, kiểm tra theo một trình tự nhất định nhằm đưa ra các kết luận giám định khoa học đúng đắn, chính xác

Bộ Luật tố tụng hình sự quy định về người giám định như sau: “Người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật”. Trong Bộ Luật tố tụng dân sự cũng có quy định về người giám định như sau: “Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự”.

Một số thuật ngữ tiếng Anh có liên quan:

Giám định

Assess

Giám định viên

Assessor

Thẩm quyền

Competence

Quyền

Power

Nghĩa vụ

Duty

Yêu cầu

Request

Người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 | Hỗ trợ xây dựng quy trình chất lượng đạt chuẩn

2. Các loại hình giám định

Theo quy định của pháp luật hiện hành, có thể tạm chia hoạt động giám định thành hai loại hình. Cụ thể phân biệt 2 loại hình này trong bảng thông tin sau:

Loại hình giám định tư pháp

Loại hình giám định dịch vụ

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giám định tư pháp;
  • Luật Tố tụng hình sự;
  • Luật Tố tụng dân sự;
  • Luật Tố tụng hành chính.
  • Luật Thương mại;
  • Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Lĩnh vực áp dụng

Đây là lĩnh vực duy nhất cho đến nay có luật chuyên ngành điều chỉnh, phạm vi hoạt động chỉ phục vụ cho quá trình tố tụng, xét xử các vụ án dân sự, vụ án hình sự và vụ án hành chính tại Tòa

Được quy định ở nhiều luật với nội dung, phạm vi khác nhau tùy thuộc từng lĩnh vực. Cụ thể, Giám định phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong các quá trình vận chuyển, giao dịch, xuất nhập khẩu, kho bãi, phục vụ quản lý Nhà nước,…

Tổ chức giám định

Hệ thống tổ chức giám định tư pháp (GĐTP) được phân thành 2 nhóm:

  • Thứ nhất, các tổ chức GĐTP công lập, được thiết lập ở 3 lĩnh vực có số vụ việc lớn nhất và phổ biến nhất trong hoạt động tố tụng là giám định kỹ thuật hình sự; giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần thuộc quyền quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế.
  • Thứ hai, các tổ chức GĐTP theo vụ việc và người giám định theo vụ việc, thuộc các lĩnh vực do các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước như: xây dựng, tài chính, văn hóa, thông tin và truyền thông, kế hoạch và đầu tư, tài nguyên và môi trường, giao thông - vận tải, khoa học và công nghệ, nông nghiệp, ngân hàng…

Các tổ chức giám định có năng lực được chỉ định cấp phép bởi Nhà nước, cụ thể là các Bộ chuyên ngành trong các hoạt động:

  • Giám định công nghiệp
  • Giám định sản phẩm nông nghiệp thực phẩm và lâm sản
  • Giám định hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ
  • Giám định khoáng sản và các sản phẩm hóa chất
  • Giám định sản phẩm dầu thô, xăng dầu và khí ga
  • Giám định hàng hải
  • Giám định Lashing chằng buộc hàng hoá
  • Giám định phục vụ cơ quan Quản lý Nhà nước

Nội dung giám định

Người giám định hoặc hội đồng giám định ra kết luận chuyên môn về những vấn đề được yêu cầu giám định. Kết luận giám định làm sáng tỏ đối tượng giám định dựa trên các căn cứ bao gồm những tình tiết, dấu vết, đồ vật, tài liệu được cơ quan trưng cầu cung cấp và những phương pháp được áp dụng phù hợp.

Giám định lại là hoạt động giám định được tiến hành theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về vấn đề đã được giám định khi có kết quả giám định trước hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định. Căn cứ để giám định lại khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác.

Nội dung giám định là “một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”

Xem xét sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bằng cách quan trắc và đánh giá kết quả đo, thử nghiệm.

Ý nghĩa

  • Kết luận giám định có ý nghĩa đối với việc thu thập, xác lập chứng cớ, củng cố chứng cứ, kiểm tra chứng cứ.
  • Góp phần quan trọng trong giải quyết các vụ án theo lẽ công bằng một cách minh bạch, chính đáng, triệt để.
  • Đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Chứng thư giám định có ý nghĩa đối với việc:

  • Phát hiện và kiểm soát chất lượng sớm đối với hàng hóa khi hoàn thành;
  • Kiểm soát chất lượng hàng hóa trước khi giao;
  • Kiểm soát chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu giao nhận.
  • Phục vụ hoạt động quản lý của Nhà nước đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Mức độ tiếp cận

Các cơ quan nhà nước gặp khó khăn trong việc tiếp cận, sử dụng một công cụ pháp lý rất hiệu quả là hệ thống giám định, đặc biệt là các tổ chức GĐTP khi họ chỉ phục vụ cho hoạt động tố tụng

Doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng đa dạng các loại hình dịch vụ giám định trong hoạt động kinh doanh, thương mại, giao dịch

Giám định mớn nước cho quá trình vận chuyển, giao dịch, xuất nhập khẩu hàng hóa,....

3. Tiến hành giám định trong những trường hợp nào?

3.1 Giám định tư pháp

Theo quy định của Luật Giám định tư pháp và Bộ luật Tố tụng dân sự, hoạt động giám định sẽ được tiến hành theo hai trường hợp sau:

  • Thứ nhất, Trưng cầu giám định. Đây là hoạt động do Thẩm phán hoặc người tiến hành tố tụng thực hiện khi có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết nhằm làm chứng cứ và cơ sở để giải quyết vụ việc dân sự.
  • Thứ hai, Yêu cầu giám định. Đây là quyền của đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền này được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. (từ Điều 205 đến Điều 214 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc giám định lại như sau:

“(1) Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.

(2) Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(3) Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp…”.

Giám định lại có thể tiến hành lần thứ hai khi có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định. Việc giám định lần hai do người trưng cầu giám định quyết định và phải do Hội đồng giám định thực hiện.

Giám định tư pháp phục vụ cho hoạt động tố tụng tại Tòa

3.2 Giám định dịch vụ

Hoạt động giám định dịch vụ sẽ diễn ra dựa trên nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Cụ thể, Tiến hành giám định dịch vụ trong các khâu sau:

  • Giám định nguyên liệu trước sản xuất (IMI);
  • Giám định sản phẩm mẫu (FAI);
  • Giám định trong quá trình sản xuất (DPI);
  • Giám định sản phẩm hoàn thiện (FRI);
  • Giám định đóng gói, dán nhãn(PI);
  • Giám định trước khi giao hàng (PSI);
  • Giám sát xếp hàng (LS);
  • Giám định hàng hải (MS);
  • Giám định, giám sát gỡ hàng (DI);
  • Giám định theo yêu cầu phục vụ Quản lý Nhà nước (SMS);
  • Giám định tình trạng và tổn thất (CI/DaS);
  • Giám sát lắp đặt và chạy thử (IAI);
  • Giám định, quản lý kho hàng (SI).

Mẫu giấy chứng thư giám định

✍ Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu | Thủ tục nhanh gọn

4. Dịch vụ giám định hàng hóa

Thương hiệu Vinacontrol với hơn 65 năm, hiện là tổ chức giám định dịch vụ uy tín được hàng nghìn doanh nghiệp tin tưởng và hợp tác. Sở hữu đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm, luôn tận tâm và nhiệt tình cùng hệ thống chi nhánh văn phòng trên toàn quốc. Vinacontrol đã không ngừng khẳng định vị thế là đơn vị giám định hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ giám định hàng hóa bao gồm:

Chứng thư giám định có thời hạn bao lâu?

Như vậy, một chứng thư thẩm định có giá trị pháp lý không quá 6 tháng. Khi hết thời hạn trên cần tiến hành thẩm định giá lại từ đầu để xác định chính xác nhất giá trị của tài sản.

Giấy chứng nhận giám định là gì?

Theo khoản 1 Điều 260 Luật Thương mại 2005, chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu. Khoản 3 Điều 260 Luật Thương mại 2005 quy định chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với những nội dung được giám định.

Chứng thư giám định tiếng Anh là gì?

Chứng thư giám định (tên tiếng Anh là Certificate of Inspection) là văn bản xác định tình trạng của hàng hóa (đặc biệt là hàng hóa dễ hư hỏng), dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu tại thời điểm phân tích hoặc kiểm tra, hoặc trước khi vận chuyển.

Giám định là như thế nào?

“Giám định (tiếng Anh: Assess) là quá trình thực hiện kiểm tra, đánh giá về một sự vật, sự việc, đối tượng theo trình tự, yêu cầu cụ thể.” Vì thế, người làm giám định (Assessor) cần có chuyên môn và kinh nghiệm để đưa ra kết luận chuẩn xác, đáp ứng yêu cầu của công việc.

Chủ đề