Mowgli cậu bé rừng xanh review

Lâu rồi mới có một cuối tuần rảnh rỗi, đi xem phim với sắp nhỏ ở nhà. Đi suất 21h30, đã vậy còn đặt lộn vé phim phụ đề chứ không phải lồng tiếng. Thật may là mấy anh nhóc nhà mình mới lớp 2 nhưng cũng đọc thạo do “luyện” Cartoon Network mỗi ngày. Với phim hấp dẫn quá nên cứ gọi là cuốn theo mạch phim liên tục dẫu nhiều khi chữ được chữ mất. Mình ngồi kế cũng phải giải thích với nhắc mấy ảnh đừng phấn khích quá mà ảnh hưởng người khác.

The Jungle Book là bộ phim đã được đưa vào list phải xem của mình từ mấy tháng trước khi phim vừa rục rịch chuẩn bị ra rạp. Riêng cái tên Jungle Book thôi đã là một cái gì đó thân thương gắn liền với tuổi thơ của hàng triệu triệu em nhỏ trên toàn thế giới. Từ bộ truyện gốc của tác giả người Anh Rudyard Kipling từ năm 1894, cậu bé rừng xanh Mowgli đã bước ra từ trang sách hóa thân thành một nhân vật sống động trong bộ phim hoạt hình kinh điển ra mắt năm 1967 của hãng Walt Disney. Mình không coi hoạt hình nhiều bằng mấy đứa cháu nhưng kiểu phim về thiên nhiên với những thông điệp nhân văn thì cũng rất ưa thích.

Mowgli cậu bé rừng xanh review
Ở những giây phút đầu tiên, khán giả mọi lứa tuổi sẽ ngay lập tức bị choáng ngợp hệt như xem những thước phim thế giới động vật trên TV, nay được phóng lớn đầy sống động trên màn bạc. Những khu rừng nguyên sơ với những gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi,nhưng khối núi, tảng đá và thác nước hùng vĩ. Vô số loài động vật rừng xanh từ voi, hổ, báo đen, gấu xám, sói, khỉ, trăn đến những con vật nhỏ nhất như tê tê, chuột, nhím, ong… tất cả đều sống động và y thú bằng xương bằng thịt!

Mowgli cậu bé rừng xanh review
Song, bất ngờ hơn cả, mấy ai ngờ đó những thước phim thật như cuộc sống đó, 100% là… dựng bởi kỹ xảo từ những hình ảnh chụp thật từ các khu rừng Ấn Độ phối hợp cùng kỹ thuật VFX cực đỉnh. Nội dung phim cũng không quá khó hiểu hay twist gì cả mà chỉ đơn giản kể về cậu bé Mowgli do diễn viên nhí Neel Sethi đóng, bơ vơ trong rừng sâu khi còn bé tí, được báo đen và bầy sói nuôi dưỡng. Khi lớn lên, cậu bé gây ra mối mâu thuẫn lớn giữa các loài thú là nên được cho ở lại hay bắt buộc phải ra đi,chỉ vì Mowgli là con người. Con hổ Shere Khan tàn ác từng giết chết cha cậu, giờ đây nó muốn ăn thịt luôn cậu bé. Để xoa dịu mọi thứ, Mowgli quyết định sẽ chấp nhận ra khỏi khu rừng và tìm về với loài người.
Mowgli cậu bé rừng xanh review
Đúng như đã được PR rầm rộ từ trước, The Jungle Book 2016 do đạo diễn Jon Favreau thực hiện có ngân sách 175 triệu USD với tham vọng mang đến một phần hình ảnh hoành tráng và mãn nhãn. Quả vậy, khán giả như được bước vào khu rừng già Seeonee, Ấn Độ đầy hoang dã và cả bạo liệt, ẩn chứa nhiều nguy hiểm với những pha hành động không khác gì… Iron Man (series phim làm nên tên tuổi của bác Jon Favreau lun).

Mowgli cậu bé rừng xanh review
Những thước phim sống động như thật

Mowgli bắt đầu một hành trình rời xa vòng tay của sói đầu đàn Akela và sói mẹ Raksha và các anh em sói thân thiết như một gia đình để đi về làng cùng báo đen Bagheera, con thú đã cứu sống Mowgli từ thuở bé và bảo bọc em như một người cha.

Mowgli cậu bé rừng xanh review

Nhưng trên đường đi, hành trìnhcủa Mowgli liên tục gặp nhiều tình huống nguy hiểm đến nghẹt thờ và cả những điều bất ngờ đầy điên rồ và thú vị như chạm trán mụ trăn khổng lồ Kaa đầy quỷ quyệt và đáng sợ, được chú gấu Baloo bỗ bã, tinh quái, thích rong chơi nhưng cũng rất hào sảng, hài hước và nhân hậu cưu mang.

Mowgli cậu bé rừng xanh review

Hay thích nhất là đoạn Mowgli bị bắt cóc bởi bè lũ của Vua khỉ Luise ảo tưởng sức mạnh cộng thêm sự điên rồ quái đản của một gã vua độc tài nhiều năm nay nhờ thân hình ngoại cỡ. Lão quanh năm ngự trên ngôi đền thờ sặc mùi cổ quái, luôn ôm mộng làm bá chủ cả thiên hạ và mong muốn Mowgli giúp lão tìm thấy “Bông hoa đỏ”.

Mowgli cậu bé rừng xanh review
Nội cái tay lão Luise thui cũng bự hết hồn ùi nà!:”>>>

Có thể nói, xuyên suốt hành trình của chú bé Mowgli được kết nối bằng một điểm sáng đó là: “Bông hoa đỏ” tức là ngọn lửa của loài người. Đó là thứ tạo nên sức mạnh của con người, giúp họ trở thành một loài sinh vật cao cấp nhất trong chuỗi thức ăn và là nỗi ám ảnh của các giống loài khác. Lửa là khởi nguồn của sự văn minh nhưng cũng là phương tiện đưa mọi thứ trở về với cát bụi. Với Mowgli, chính ngọn lửa đã giúp người cha cứu sống em khỏi nanh vuốt của lão hổ độc ác Shere Khan nhưng cũng có thể lấy đi sự sống của rất nhiều sinh vật khác như đoạn cháy rừng khốc liệt ở đoạn cuối.

Mowgli cậu bé rừng xanh review
Bông hoa đỏ rực kia cũng chính là chi tiết đắt giá như một ẩn dụ về sự tiến bộ của loài người. Đặt trong bối cảnh ô nhiễm môi trường như ngày nay đó chính là thứ văn minh hủy hoại thiên nhiên nơi nuôi dưỡng và trú ngụ của muôn loài. Đây chính là tầng nghĩa dành cho bọn trẻ, sau khi xem phim chúng sẽ cảm thấy kính trọng rừng già và quý yêu hơn vạn vật xung quanh mình.

Nhưng còn một tầng nghĩa khác, theo mình là thấm thía hơn rất nhiều mà chỉ có người lớn nhiều trải nghiệm mới có thể ngẫm ra, đó chính là thông điệp về một cuộc sống không giới hạn. Có thể nói, cuộc đời của Mowgli đã hoàn toàn thay đổi khi cậu quyết định ra đi. Không đơn giản chỉ là vì áp lực từ hổ Shere Khan mà nếu không dám bước ra khỏi “bầy đàn” để biết minh thực sự là ai, thuộc về nơi nào, không ra đi để tìm thấy chính bản ngã thật thì có lẽ Mowgli mãi mãi nghĩ mình là những con thú kia, sống và hành xử như chúng. Hành trình ra khỏi khu rừng già, để rồi nhìn thấy thế giới, gặp nhiều loại thú, nhiều loại tính cách, đương đầu với những nỗi sợ hãi cực điểm và vượt qua cả sự ám thị cũ về chính mình đã mang đến cho Mowgli sự trưởng thành thực sự.

Mowgli cậu bé rừng xanh review
Ở đây, mình phải dành lời khen cho cậu bé gốc Ấn Neel Sethi đã vượt qua…10.000 ứng viên casting để giành được vai diễn hấp dẫn này. Ở tuổi 13, em giữ được một gương mặt thiên thần vô ưu của đứa trẻ sống yên bình trong rừng sâu. Trong các phân cảnh tình cảm, gương mặt Mowgli ngây thơ và tự do đến vô cùng.Song bước vào những pha hành động, em lại có diễn xuất rất cứng cáp, bản lĩnh và toát lên khí chất của một Cậu bé Rừng xanh thực thụ.

Mình rất thích cái cách thay đổi tâm lý tinh tế của Mowgli, từ sự sợ hãi,lo lắng khi xa “bầy đàn”, nhưng nhanh chóng thích thú và ngạc nhiên khi nhìn thấy thế giới rộng lớn, dũng cảm bám vào bầy trâu để thoát chết, áp dụng các chiêu trò tinh quái khi giúp bác gấu lười lấy mật ong…

Mowgli cậu bé rừng xanh review
Nếu khi sống cùng bầy sói việc cậu uống nước bằng vỏ dừa cũng “gây chú ý” và không hài lòng thì khi gặp bác gấu Baloo cậu thỏa sức sáng tạo và bộc lộ hết khả năng sáng tạo để lấy mật, cứu bạn voi, trốn chạy khỏi Vua khỉ và đặc biệt là ở đoạn cuối khi chiến đấu như một con người có trí khôn chứ không phải chỉ là bản năng. Điều này chỉ có được khi Mowgli biết về thân thế của mình, hiểu vì sao mình lại ở đây và tôn trọng chính bản thân mình. Nơi ta nghĩ là nơi ta thuộc về, nhưng rồi cũng chẳng phải như vậy. Rừng sâu tưởng chừng rộng lớn là thế nhưng cũng sẽ có giới hạn. Con ác thú tưởng sức mạnh vô song là thế nhưng cũng phải chết tức tưởi dưới trí khôn của một con người bé nhỏ. Cuộc đời là một chuỗi những điều vô hạn và thế giới được mở ra không ngừng. Cực thích hình ảnh cậu bé Mowgli ở cuối phim cưỡi trên lưng voi con ra đi mà gương mặt đầy vẻ an nhiên, thanh thản khi được sống một cuộc sống như chính mình mong muốn, thấu suốt và tôn kính bài học của rừng xanh.

Không hẹn mà gặp, hôm qua HBO cũng chiếu một bộ phim có thông điệp gần như tương tự có tên The Hundred-Foot Journey, phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ấ Độ Richard Morais năm 2010. Đặc biệt phim do hai nhân vật đình đám Steven Spielberg và Oprah Winfrey sản xuất thì đủ bảo chứng cho chất lượng phim như thế nào rồi nhỉ?:”>

Mowgli cậu bé rừng xanh review
Ngay từ những đoạn đầu tiên bộ phim đã thu hút mình hệt cách những bộ phim Ấn Độ như Ba chàng ngốc, hay Ba sai lầm của đời tôi…đã làm được. Qua lời kể trầm ấm về hành trình của Hassan, nhân vật chính, bộ phim mở ra thế giới của gia đình nhà Kadam vốn có nghề nấu ăn truyền thống. Họ từng có một thời hạnh phúc với một nhà hàng nhỏ ở Mumbai, Ấn Độ. Đó là một thế giới tràn ngập niềm vui và sự ấm áp,nồng nàn của gia vị, của những cảm xúc mãnh liệt từ một người đầu bếp yêu nghề, một người thầy tận tâm và cũng là một người mẹ tuyệt vời. Song, cuộc đời không như là mơ, sau một cuộc loạn lạc chính trị, những kẻ côn đồ đã xông vào đốt phá quán và mẹ Hassan đã lao vào biển lửa cứu hộp gia vị quý giá của gia đình và mất… Như mất đi linh hồn, cả gia đình Kadam gánh gồng sang Châu Âu và lưu lạc đến Pháp. Nơi đây họ đã quyết định gầy dựng lại một nhà hàng Ấn Độ từ một ngôi nhà cũ kỹ bỏ hoang. Nhưng ngặt nỗi, ngay đối diện bên kia đường là nhà hàng Pháp sang trọng Le Saule Pleureur đã có 1 sao Michelin danh giá thuộc sở hữu của Madame Mallory.

Câu chuyện dễ thương, nhẹ nhàng hài hước nhưng cũng không kém gay cấn với một dàn diễn viên xinh đẹp, diễn chất lừ như: Helen Mirren, Om Puri, Manish Dayal và Charlotte Le Bon. Đặc biệt là anh chàng Manish Dayal trong vai chàng đầu bếp tài năng Hassan, hi vọng anh ấy sẽ trở thành “soái ca” mới của Ấn Độ nối gót huyền thoại Aamir Khan.

Mowgli cậu bé rừng xanh review
“Soái ca” mới của làng phim Boolywood đây sao??!! Tim ngưng đập vài nhịp… :”>

Người xem như cuốn vào thế giới của những hương vị ngon lành, của những món nước sốt cổ điển tinh túy, của các món Ấn nồng nàn, món Pháp tao nhã đan xen chút gia vị ngọt ngào là chuyện tình chớm nở của Hassan và cô đầu bếp xinh đẹp Marguerite. Cô là người đã nhiệt tình giúp đỡ gia đình anh từ những giờ phút đầu tiên trên đất Pháp, giúp anh tìm những cuốn sách quý để mày mò học nấu các món Tây “classical”. Mình mới đầu cứ nghĩ phim sẽ mở ra một cuộc đối đầu hay thi thố giữa món Tây và Ấn như cách Papa Kadam và Madame Mallory đã “chơi khăm” nhau quyết liệt từ hồi đầu nhưng cuối cùng tình tiết phim lại hướng theo một chiều hướng cao mở không ngờ tới. Đó là khi những người tưởng thù ghét nhau lại đối xử với nhau rất mực cao thượng. Đó là khi Hassan dần bày tỏ niềm đam mê với món Âu, chinh phục bà Mallory bằng món trứng omelette khiến bà phải bật khóc và sau đó ngồi chờ suốt 1 đêm để xin cha Hassan cho anh sang nhà hàng bên kia… đường để học nghề bất chấp sự phản đối giận dữ của ông.

Mowgli cậu bé rừng xanh review
Cũng giống như câu chuyện của chú bé Mowgli, Hassan cũng là một chứng nhân cho việc ham muốn vượt qua mọi giới hạn của bản thân. Khi người cha tức giận đến run rẩy, to tiếng với con rằng: “Chẳng lẽ ẩm thực Ấn không đủ ‘cổ điển’ cho con sao? Ấn Độ là nước có nền văn hóa lâu đời nhất đấy?” Và anh đã lắc đầu mạnh mẽ, quay lưng bỏ đi ánh mắt long lanh sâu thẳm như đang nói rằng nó không bao giờ là đủ để khám phá thế giới. Ngay cả tựa phim cũng là một câu chơi chữ. Hai nhà hàng cách nhau qua một con lộ đúng 100 feet (khoảng 30 mét).Nhưng để bước được từ bên này sang bên kia đường thôi cũng là cả một nỗ lực chống lại những định kiến màu da, sự tự tôn sắc tộc và cả lòng kiêu hãnh nhỏ hẹp của gia đình. Để rồi, khi Hassan được học nấu ăn một cách bài bản, anh đã giúp Le Saule Pleureur kiếm thêm 1 sao Michelin nữa. Và như một quy luật tất yếu, nước chảy chỗ trũng, Papa Kadam và Madame Mallory xúc động để Hassan rời bỏ thị trấn nhỏ bé này để thủ đô Paris hoa lệ và trở nên nổi danh với những món ăn độc đáo và thượng đỉnh, trở thành một idol của người dân Pháp.
Mowgli cậu bé rừng xanh review

Mowgli cậu bé rừng xanh review
Kết cục phim cũng tuyệt vời không kém, khi Hassan đã thấy cả thế giới nhưng trên đỉnh vinh quang ấy, anh vẫn luôn nhớ về cô bạn gái răng khểnh xinh xắn Marguerite. Sáng chế ra bao nhiêu món ngon vật lạ khiến mọi tờ báo phát cuồng, anh vẫn khóc như một đứa trẻ khi ăn một món Ấn đơn sơ. Để rồi Hassan chọn cách dung hòa cả hai: từ nguồn gốc xuất thân đến ước mơ chinh phục những đỉnh cao mới bên cạnh những người thân thương.

Mowgli cậu bé rừng xanh review

Phim hài hước, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, khiến mình quyến luyến mãi khi xem xong. Cũng như khi gấp Jungle Book lại, một thế giới mới không giới hạn lại mở ra cho những con người sống hết mình vì đam mê, không lo lắng quá nhiều bởi chính cách suy nghĩ cũ kỹ sẽ kéo lùi con người ta lại, hoặc chỉ khiến ta thỏa mãn, tự sướng trong một cộng đồng nhỏ bé. Vũng lầy lớn nhất của cuộc đời ta chính là những thứ tưởng chừng gần gũi nhất, như gia đình, cộng đồng, làng xã, hay đôi khi mang cái danh thiêng liêng là tổ quốc. Mình rất dị ứng những người hay hỏi du học sinh rằng: “Đi du học xong có về phục vụ cho đất nước không?” Nếu như chúng ta vươn ra được biển lớn, hoà mình vào một thế giới phẳng thì giúp đỡ được dù chỉ một con người nhỏ bé ở bất kỳ đâu trên địa cầu này, đó không phải là thành công ư? Chúng ta ngồi một chỗ mà thấy cả thế giới như ngày hôm nay, chẳng phải là nhờ thụ hưởng công sức của những ông như Bill Gates, Steve Jobs hay Mark Zuckerberg..v.v… tận đẩu tận đâu đó thôi! Tại sao lại cứ mang những chiếc vòng kim cô nhỏ hẹp hòi ích kỷ mà hạn chế giới hạn vô biên của con người?

Câu chuyện về một cậu bé người rừng chấp nhận minh là khác biệt giữa muôn vạn loài cần có bầy đàn giữa rừng sâu và một chàng trai nghèo ở “cống rãnh” Ấn Độ vẫn vươn ra thế giới và tìm thấy chỗ đứng vững chãi trên đôi chân mình, thực sự là những câu chuyện truyền cảm hứng cho mỗi chúng ta. Cũng giống như một Nguyễn Hà Đông với trò game Flappy Bird tưởng đơn giản đến bất ngờ đã lập kỷ lục Guiness, một quốc gia nhỏ bé như Bhutan vẫn khiến cả thế giới nể phục vì mức độ phát thải âm. Họ cũng không mảy may mang sự nhỏ bé của mình để “tự kỷ ám thị” rằng mình nhược tiểu rồi cứ mãi chui rúc an toàn trong thế giới của chính họ. Đơn giản, họ chỉ làm điều họ yêu thích, tự tin nói lên tiếng nói của họ, không ngừng nỗ lực đuổi theo sự ưu tú và tiếng gọi sâu thẳm từ trong trái tim.

Kết thúc một tháng 4 nữa với những bộ phim tuyệt vời và nhiều cảm hứng. Bản thân mình cũng tự nhủ sẽ phải thay đổi thật nhiều ngay từ những suy nghĩ nhỏ bé nhất để vươn xa hơn nữa. Sẽ có thật nhiều dự định cần phải làm, và những chuyến đi dài trước mắt. Sẽ cố gắng nhiều và nhiều hơn nữa mỗi ngày, bởi cuộc sống này thật đẹp, thật rộng, thật đầy và luôn có chỗ cho tất cả những ai còn cố gắng!