Món ăn đặc trưng trong ngày Tết của người dân tộc Gia Rai là

được biên tập bởi Thích Nhật Từ

Giới thiệu về cuốn sách này

Tây Nguyên là nơi hội tụ nhiều thành phần dân tộc khác nhau cùng sinh sống trên dải đất Nam Tây Nguyên. Chính vì lẽ ấy mà không khí đón Tết và vui Tết ở mảnh đất này có nét riêng biệt của vùng Tây Nguyên nắng và gió. Và mỗi dân tộc có một kiểu ăn tết riêng, đôi khi kéo rất dài ngày tạo thành mùa gọi là mùa Tết. Mỗi kiểu ăn Tết đều biểu hiện nét đặc trưng văn hoá riêng của dân tộc mình.

Tết Nhô Lir Bông của người Cơ Ho

Người Cơ Ho sinh sống ở Lâm Đồng. Họ ăn tết sau tết Nguyên Đán của người Kinh ở miền xuôi độ một tháng, gọi là Nhô Lir Bông, tức tết mừng lúa về nhà. Tết này kéo dài cả tháng. Hai chữ Lir Bông có nghĩa là cót thóc. Người Cơ Ho rất quý trọng thóc lúa, vì thóc lúa là những hạt ngọc của Yàng ban phát. Lễ cúng mừng lúa được tổ chức tại kho lúa của mỗi gia đình, bắt đầu từ xế chiều vối sự tham dự của chủ làng và nhiều gia chủ khác. Người ta lấy máu gà hiến sinh bôi lên vựa thóc, sàn kho, các cửa lổn, cửa sổ. Máu gà còn được trộn chung với vỏ cây đa, củ nghệ, các con mối đất, cỏ tranh giã nhỏ để bôi lên ngực, lên trán những thành viên trong gia đình, sau đó còn bôi lên những đồ gia dụng.

Sau lễ cúng cót thóc trong gia đình, người Cơ Ho rủ nhau đi từ nhà này sang nhà nọ để ăn uống, ca hát, nhảy múa chung vui, cứ thế cho đến cả tháng trời mới mãn.

Tết Nhô Lir Bông của người Cơ Ho

Tết Yang Pa của người Chơ Ro

Ngưòi Chơ Ro và Chu Ru sinh sống tại Đồng Nai, Lâm Đồng và Bà Rịa – Vũng Tàu. Hai tết lớn của đồng bào Chơ Ro là lễ cúng thần rừng và lễ cúng thần lúa vào khoảng tháng ba âm lịch. Ngày cúng thần lúa cũng là lúc các cô gái trình cho buôn làng các loại bánh ngon như bánh tét, bánh ống, bánh dầy… Sau lễ cúng thần lúa tại nhà là bữa ăn tập thể do gia chủ đứng ra khoản đãi tại nơi hành lễ. Thường thường nơi cúng lễ là gốc cây cổ thụ trong buôn làng. Họ quan niệm thần lúa thường đến nghỉ ngơi ỏ đó.

Tết Yang Pa của người Chơ Ro

Tết Cơm Mới của người Ê Đê

Tết Cơm mói của người Rhadé hay Ể Đê ở Đắk Lắk, vào khoảng tháng 10 dương lịch. Lúc ấy lúa đã chín vàng cả nương rẫy. Mỗi gia đình mang gùi đi tuốt lúa về phơi khô giã lấy gạo để tổ chức ăn mừng lúa chín. Tùy theo gia cảnh giàu hay nghèo mà các gia đình giết trâu, bò, heo, gà nhiều hay ít. Lễ vật đặt ở giữa nhà gồm một hay hai choé rượu cần buộc chặt vào gốc cột và vài đĩa cơm. Gia chủ hay thầy cúng lầm rầm khấn vái: “Lạy thần Mtâo Kia, thần H’Bia Kiu, thần Aêdu, thần Alê Diê đã ban cho chúng con nào thóc lúa, nào kê, nào ngô. Chúng con thỉnh chư vị thần từ phía Đông dãy Ngân Hà nơi gần nguồn gốc của lúa, xin giáng lâm chứng giám. Lạy thần Aê Nghi ở dưới đát, lạy thần Aê Ngăn ở trên trời… xin cho mỗi năm lúa được đầy vựa…”

Tết Cơm Mới của người Ê Đê

Tết Giọt Nước của người Xơ Đăng

Người Xơ Đăng ở Kon Tum, có hai tết chính là tết Giọt nước và tết Lửa. Tết Giọt nước vào khoảng tháng 3 dương lịch. Sau khi mãn mùa, người Xơ Đăng bắt đầu sửa sang lại các máng nước và tổ chức lễ “cúng máng” để cầu mong Thần nước (Yang Dak) ban cho dân làng năm mới được mùa, nước nôi đầy đủ để sinh hoạt và phục vụ sản xuất.

Người trong buôn làng mang choé, nồi đồng ra tại các máng nước để lấy nước mang về nhà, đồng thời tổ chức ăn uống, vui chơi suốt mấy ngày liền. Riêng “Lễ cúng máng nưóc” cho buôn làng thì được tổ chức tại nhà Rông, do thầy cúng tổ chức vui say, ca hát, nhảy múa, gái trai được tự do trao đổi tâm tình.

Tết Giọt Nước của người Xơ Đăng

Tết Bỏ Mả của người Gia Rai

Tết bỏ mả của đồng bào Gia Rai ở tỉnh Gia Lai, cũng tương tự như tết ăn nhà Mả của đồng bào Ba Na nhưng được tổ chức lớn hơn nhiều. Trong suốt thời kỳ Bỏ Mả, bà con trong buôn làng rủ nhau đi thăm viếng từng nhà để thưởng thức của ngon vật lạ. Mỗi khi nghe tiếng thanh la, trống, cồng vang lên ở ngoài nghĩa địa là báo hiệu lễ Bỏ Mả của một gia chủ nào đó bắt đầu. Mọi người trong buôn nối đuôi nhau, tay cầm đuốc cháy sáng rực tiến về nghĩa địa để chia vui cùng người thân thuộc. Mọi người không quên mang theo rượu, thịt để góp vui cùng gia đình gia chủ trong suốt cuộc lễ. Tùy theo gia cảnh của từng người mà chủ lễ tổ chức đơn giản hay rườm rà. Gia chủ đứng trước ngôi mả có cắm cây nêu thường làm bằng cây gạo treo nhiều lá bùa xanh đỏ bay phấp phới theo chiều gió và đưa tay lên trời lâm râm khấn vái Yàng.

Tết Bỏ Mả của người Gia Rai

Hải Lâm

dân tộc thiểu số

bởi Cobe lilom

Mon, 23 Jan 2017 11:39:00 GMT

Dân tộc Việt nam rất đa dạng, phong phú. Nó không những thể hiện qua ngôn ngữ, cách ăn mặc mà còn trong ẩm thực ngày Tết. Món ăn dân tộc ngày Tết vừa lạ vừa quen, sẽ khiến bạn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác đó. Theo chân Cooky khám phá những món ăn ngày tết của đồng bào các dân tộc Việt Nam nhé.

Nếu như bánh chưng, thịt đông... là món ăn đặc sắc của dân tộc Kinh thì thịt, rượu, bánh ngô lại là món ăn đặc sắc của dân tộc Mông.

Dân tộc Việt nam rất đa dạng, phong phú. Nó không những thể hiện qua ngôn ngữ, cách ăn mặc mà còn trong ẩm thực ngày Tết. Theo chân Cooky khám phá các món ăn truyền thống của các dân tộc ngày Tết nhé!

1. Dân tộc Kinh

Có thể nói, dân tộc Kinh chiếm đại đa số trong 54 dân tộc anh em. Vì thế, ngày Tết, bánh chưng, thịt đông, dưa hành, canh măng (miền Bắc), bánh tét, thịt kho, củ kiệu, canh khổ qua (miền Nam), thêm nữa có giò chả, nem rán, xôi, gà luộc là những món ăn rất quen thuộc, gắn liền mâm cỗ của họ. Có thể khác nhau về hương vị giữa các vùng miền nhưng đó đều là những món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn ngày Tết.

2. Dân tộc Mông

Ngày 25, 26 tháng Chạp, người Mông bắt đầu nghỉ ngơi, chuẩn bị đón Tết. Trước đây, người Mông không gói bánh chưng. Bây giờ thì có gói, nhưng bánh chưng không nhất thiết có trong bữa cỗ Tết của họ. Với họ, ba món không thể thiếu là thịt và rượu và bánh ngô. Trong ngày Tết, nhất thiết mỗi nhà phải có một mâm bánh dầy được làm từ những hạt gạo nếp nương do chính tay người Mông làm ra.

Bánh ngô - Món ăn dân tộc ngày Tết ngon lành

3. Dân tộc Thái

Người Thái thường sống ở các vùng ven sông, ven suối nên không những giỏi về chài lưới, đánh cá trên sông suối mà ngày càng giỏi về nuôi thả cả trên đồng ruộng, ao hồ. Vì vậy, cá là món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Thái, nhất là trong những ngày tết Nguyên đán, cá là món ăn chính không thể thiếu được. Người ta chọn con cá to nhất để riêng. Đó là con cá đầu mâm cỗ nên được nướng nguyên con. Số cá còn lại được chế biến theo cách riêng của vùng này như: cá đồ, cá sấy, cá nướng, cá sả, cá độn cơm, cá mọc, cá gói vùi tro bếp, lạp cá “pa lạp”… Đặc biệt món pa lạp là món ăn thật độc đáo thường làm để thết đãi khách quý mỗi khi tết đến xuân về.

Cá nướng một trong các món ăn truyền thống của các dân tộc ngày Tết

Cá lóc nướng riềng

4. Dân tộc Mường

Giống như người Kinh, bánh chưng là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong cái Tết của người Mường. Trước Tết từ 2 đến 3 ngày, mọi người trong bản, trong họ tộc hẹn lịch nhau, tập trung gói bánh hết từ nhà này sang nhà khác. Thời gian này thực sự là ngày hội, tuy bận rộn nhưng rất vui của trai, gái trong bản mường.

Bánh chưng chính là linh hồn của các món ăn ngày Tết của đồng bào các dân tộc

5. Dân tộc Cơ Tu

Trước đây, người Cơ Tu thường ăn Tết riêng tức là Tết ăn cơm mới sau mỗi vụ mùa. Vài năm trở lại đây, người Cơ Tu Quảng Nam cũng ăn Tết cổ truyền như người Kinh nhưng vẫn giữ được nét văn hóa ngày Tết riêng biệt của dân tộc mình. Với người Cơ tu, ẩm thực ngày tết thì không thể không có rượu. Hai loại rượu truyền thống đặc sắc của người Cơ tu là rượu Tà vạt và rượu cần. Cùng với việc chuẩn bị các loại rượu, một loại bánh không thể thiếu được trong mâm lễ cúng dâng lên Giàng của người Cơ Tu là bánh Avị cuốt - bánh sừng trâu.

Món ăn dân tộc ngày tết - Bánh sừng trâu

6. Dân Tộc Nùng

Người Nùng sống xen kẽ với người Tày, ngoài ra họ cũng rải rác ở một số tỉnh khác, như Bắc Giang... Tuy không làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên trời ngày 23 tháng Chạp như người Kinh nhưng nhưng không vì thế người Nùng sửa soạn cho ngày tết kém phần rôm rả. Ngoài bánh chưng được coi là lễ vật phần không thể thiếu để tiếp khách, họ còn có bánh cao (còn gọi là bánh khảo). Đa phần các nhà tự làm lấy, qua đó người khách có thể đánh giá được tài nghệ của gia chủ. Ngoài ra còn có bánh tro, bánh được làm cầu kỳ, trong suốt như mật ong, khi ăn chấm với mật (mật được đun từ đường phèn). Đây là món ăn được trẻ em đặc biệt ưa thích.

Bánh tro chấm mật

7. Dân tộc Dao

Tết đến, mỗi gia đình người Dao Tiền đều có vại thịt lợn (thịt heo) chua (gọi là ò sui). Món ăn này rất bình dị, dân dã, nhưng không thể thiếu trong những ngày tết. Nguyên liệu chế biến sẵn trong nhà, gồm thịt lợn, muối tinh, và cơm tẻ nguội. Món này ăn kèm với lá lốt và lá prăng lẩu, chấm chanh ớt mới cảm nhận được hết sự đậm đà của thịt ướp muối.

8. Dân tộc Tày

Món thịt lợn (heo) quay là món ăn nổi tiếng của người Tày Văn Lãng (Lạng Sơn). Để làm món này, đồng bào thường chọn giống lợn ta xương nhỏ, thịt chắc và nạc nhiều, có trọng lượng từ 20 kg đến 30 kg. Lợn sẽ được quay chín bằng lửa đượm của than hoa, quay đều tay khoảng 3 tiếng cho chín đều. Khi lớp da ngoài khô, người ta lấy hỗn hợp mật ong pha giấm quết lên trên cho da lợn vàng rộm và giòn thơm…

Món ăn ngày tết của đồng bào các dân tộc - Heo quay

9. Dân tộc Tây Nguyên

Trong lễ Tết, ẩm thực của các dân tộc Tây Nguyên đều giống nhau, từ món thịt nướng cho đến rượu cần. Còn cách ăn uống và nấu nướng thế nào thì đó là đặc điểm của mỗi dân tộc và của mỗi địa phương. Vào các ngày lễ Tết, cơm nếp được thay cơm gạo tẻ và được nấu theo cách thức của tổ tiên: cơm lam. Thịt là thực phẩm chủ yếu trong các món ăn ngày Tết. Người Tây Nguyên làm lông con vật bằng cách thui đốt. Họ không chế biến được các món ăn đặc biệt như ở miền xuôi. Đáng chú ý là món nướng và làm món như tiết canh, nem sống ở dạng thô sơ. Những món ăn này dùng để khoản đãi hay để dâng cúng thần linh.

10. Dân tộc Chăm và Khơ me

Trong cộng đồng người Chăm cũng như người dân tộc Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long thì bánh gừng là loại bánh truyền thống độc đáo được dùng trong những ngày lễ hội, Tết cổ truyền... Bánh củ gừng được làm từ hỗn hợp bột gạo nếp, đường, trứng gà và men rượu. Bột gạo nếp đem trộn với trứng gà cùng men rượu rồi đem giã quyện. Với bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Chăm bánh sẽ được nặn thủ công thành hình giống củ gừng. Bánh củ gừng sau khi chiên dầu được nhúng vào nước đường để bánh bóng mịn và không bị cong. Công đoạn cuối cùng trong quá trình làm bánh củ gừng là gắp từng chiếc lên mâm phơi khô trong khoảng 10 - 15 phút để tăng độ giòn cứng.

Các món ăn truyền thống của các dân tộc ngày Tết - Bánh gừng

Tết đang đến rất gần, hãy quay về cội nguồn, cùng ôn lại những món ăn Tết cổ truyền của các dân tộc Việt Nam nhé! Tết ấm no, rộn ràng, đong đầy tình yêu thương.

Có thể bạn quan tâm:

Xem nội dung đầy đủ

Video liên quan

Chủ đề