Mô hình nhóm liên gia tự quản là gì năm 2024

Hằng năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp với cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các xã, phường, các cơ quan đơn vị, trung tâm truyền thông - Văn hóa các huyện, thành phố tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa, mục đích xây dựng “Nhóm LGTQ” về ANTT trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc họp dân, trên hệ thống loa truyền thanh. Qua đó, đại bộ phận cán bộ, nhân dân trong tỉnh nắm được mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng mô hình “Nhóm LGTQ”, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động của nhóm; hỗ trợ cấp ủy, chính quyền và lực lượng công an cơ sở trong công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, đối tượng, phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, tham gia xây dựng các mô hình tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải. UBND tỉnh cũng đã tổ chức Liên hoan các “Nhóm LGTQ” về ANTT giỏi lần thứ nhất năm 2019, nhằm bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, vận động, xây dựng và duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của các “Nhóm LGTQ”; giới thiệu, tuyên truyền về hiệu quả mô hình trong phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” trên địa bàn tỉnh. Với vai trò thường trực, Công an tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Sổ tay hoạt động của “Nhóm LGTQ” về ANTT; tập huấn, trang bị những kiến thức cơ bản cho các nhóm trưởng, nhóm phó; lực lượng cảnh sát khu vực, công an phụ trách xã, công an viên thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn cách thức, nội dung sinh hoạt nhóm; hướng dẫn nhóm trưởng, nhóm phó cách tiếp cận giải quyết các vụ việc, quản lý, theo dõi, giúp đỡ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Phát huy vai trò các “Nhóm liên gia tự quản” đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thành viên trong nhóm chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định, quy ước, hương ước của địa phương; tích cực phát giác, tố giác tội phạm và tệ nạn ma túy, phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Tham gia quản lý giáo dục người lầm lỡ tại cộng đồng, quản lý người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, người đã chấp hành xong án phạt tù ở các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng trở về địa phương... Trong 10 năm, toàn tỉnh đã xây dựng, duy trì hoạt động 17.891 nhóm LGTQ tại 100% tổ, bản, tiểu khu, tổ dân phố, khu dân cư trên địa bàn 204 xã, phường, thị trấn của 12 huyện, thành phố. Các nhóm LGTQ đã cung cấp 6.861 tin có liên quan đến ANTT; phối hợp, bắt giữ 504 vụ, việc; hòa giải 650 vụ; quản lý, theo dõi, giúp đỡ 2.987 người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Hoạt động của các nhóm LGTQ còn góp phần quan trọng trong việc chuyển hóa 42/42 địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT. Đến nay, đã có 89% số xã, phường, thị trấn; trên 90% số cơ quan, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT; 167/188 xã đạt tiêu chí về ANTT trong thực hiện xây dựng nông thôn mới...

Ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh cho các nhóm LGTQ mua sắm các trang thiết bị phục vụ hoạt động, các hộ gia đình trong các nhóm còn tự nguyện đóng góp gây quỹ hoạt động để giúp đỡ nhau khi khó khăn, ốm đau, liên hoan gặp mặt dịp lễ, tết và khi cần giải quyết công việc chung của nhóm. Tiêu biểu là xã Phiêng Khoài (Yên Châu) với số tiền quỹ đạt trên 1 tỷ đồng; tổ dân phố 7, 9, thị trấn Sông Mã (Sông Mã) gây quỹ được 100 triệu đồng... Nhiều “Nhóm LGTQ” hoạt động hiệu quả, như: “Nhóm LGTQ” số 2, bản Bó Ẩn, phường Chiềng Cơi (Thành phố); “Nhóm LGTQ” số 4, bản Mạt, xã Mường Lèo (Sốp Cộp); “Nhóm LGTQ” số 5, bản Mé, xã Thôm Mòn (Thuận Châu)... Những cá nhân điển hình tiên tiến, tích cực tham gia phòng chống tội phạm, tuyên truyền, vận động gia đình, dòng họ, con cháu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước như các ông: Lèo Văn Mòn, nhóm trưởng “Nhóm LGTQ” số 3 bản Dầu, xã Chiềng Cọ (Thành phố); Lò Văn Inh, nhóm trưởng “Nhóm LGTQ” tiểu khu Mé Lìu, thị trấn Ít Ong (Mường La); Nguyễn Công Viên, nhóm trưởng “Nhóm LGTQ” số 1, tiểu khu 14, thị trấn Hát Lót (Mai Sơn)...

Qua 10 năm triển khai thực hiện mô hình “Nhóm LGTQ” về ANTT trên địa bàn toàn tỉnh, có thể khẳng định đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ ANTT, góp phần tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giáo dục truyền thống, đạo đức, tổ chức các hoạt động xã hội tình nghĩa, hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới; tham gia quản lý người sau cai nghiện, người lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng, xây dựng khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Với những kết quả đã đạt được trong thực hiện xây dựng mô hình điểm “Tổ liên gia tự quản về ANTT”, Mặt trận xã Hương Hoá, huyện Tuyên Hoá được chọn là điển hình tiêu biểu báo cáo tại Hội nghị tổng kết các Chương trình phối hợp của Uỷ ban Mặt trận TQVN tỉnh Quảng Bình năm 2021./.

Thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn có 21 bản, tiểu khu, để bảo đảm tình hình an ninh trật tự, thị trấn đã thành lập 260 Nhóm liên gia tự quản thu hút hơn 4.900 thành viên tham gia. Các Nhóm liên gia tự quản đã phát huy vai trò, trách nhiệm của quần chúng trong đấu tranh, tố giác tội phạm, nhằm phát hiện, ngăn chặn các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự ngay từ cơ sở gắn với các tiêu chí văn hóa.

Ông Trần Đại Thắng - Chủ tịch UBND thị trấn Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La: các nhóm đã phát huy được vai trò, trách nhiệm và hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực 10 quản theo hướng dẫn 205 của Công an huyện và trong nội dung này đã phát huy được nội dung là: tự phòng, tự quản, tự bảo vệ và tự hòa giải và tất cả nội dung liên quan đến an ninh trật tự đều được quan tâm thực hiện; các tiêu chí về xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư dựa trên các tiêu chí về nhận thức về các hoạt động phong trào gắn bó rồi tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng và góp phần xây dựng những tiêu chí được đạt ra như là tập trung xây dựng Đề án để xây dựng những tiểu khu thông minh từ đó được nhân rộng ra toàn địa bàn thị trấn

Xây dựng khu dân cư văn hóa nhằm tạo môi trường sống lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân là những mục tiêu đạt ra của ban quản lý Tiểu khu 20, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn. Với những cách làm sáng tạo, hiệu quả. Tiểu khu là một trong các Tiểu khu điển hình tiêu biểu của thị trấn thực hiện hiệu quả các phong trào ở địa phương và nhiều năm liên tục giữ vững danh hiệu Tiểu khu văn hóa.

Ông Bùi Nguyên Hồng - Bí thư Chi bộ, Tiểu khu trưởng Tiểu khu 20, thị trấn Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La: Tiểu khu 20 chúng tôi hiện nay có 313 hộ với 1.172 nhân khẩu được chia làm 6 xóm và chúng tôi thành lập được 14 nhóm liên gia tự quản về an ninh trật tự trong những năm qua công tác lãnh đạo chỉ đạo, chỉ đạo của cấp ủy, ban quản lý tiểu khu đối với nhân dân các dân tộc trên địa bàn; chúng tôi gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, và đến cuối năm bình xét gia đình văn hóa một trong những tiêu chí rất quan trọng để xác định gia đình đó có đạt văn hóa hay chúng tôi đảm bảo theo đúng hướng dẫn của cấp trên về gia đình văn hóa, năm 2021 thì chúng tôi có 82% gia đình văn hóa đến năm 2022 vừa rồi thì chúng tôi đã đạt được 85,6% gia đình văn hóa)

Với 14 Nhóm liên gia tự quản thu hút 308 thành viên tham gia, các nhóm được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các gia đình, các Nhóm liên gia tự quản đã tăng cường công tác phối hợp với Công an thị trấn, Ban quản lý Tiểu khu thường xuyên tuần tra đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; chủ động tham gia tổ chức hòa giải, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân và phát huy hiểu quả thông qua hình thức phát thanh trên loa của Tiểu khu.

Ông Vũ Tiến Dũng - Công an viên Tiểu khu 20, thị trấn Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La: nhóm liên gia tự quản 2 tháng chúng tôi họp một lần để đánh giá và giải quyết những vấn đề mâu thuẫn xảy ra phát sinh trong nội bộ nhân dân, chúng tôi coi việc mâu thuẫn trong nhân dân là rất quan trọng làm sao để biến mâu thuẫn nhỏ thành mâu thuẫn bé và từ những cái xích mích bé thành không có gì và phối hợp giáo dục, vận động tuyên truyền lấy công tác hòa giải là chính. Những vụ việc lớn ảnh hưởng đến an ninh trật tự chúng tôi phối hợp với Công an thị trấn cũng như là Công an cấp trên để xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật và tuyên dương, nêu gương những người tốt những việc làm tốt để trong nhân dân thấy rõ được vai trò của mình và từ đó nhóm liên gia hoạt động ngày càng tích cực

Các Nhóm liên gia tự quản Tiểu khu 20 đã phát huy vai trò nòng cốt trong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, các phong trào thi đua và các cuộc vận động do các cấp phát động. Qua đánh giá, xếp loại của lực lượng chức năng hàng năm trên 70% Nhóm liên gia tự quản của Tiểu khu đều đạt loại tốt trở lên.

Bà Nguyễn Thị Hà - xóm 4, Tiểu khu 20, thị trấn Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La: tiểu khu chúng tôi có đặc trưng là gần chợ trung tâm và gần đường quốc lộ cho nên có nhiều những thuận tiện nhưng cũng có nhiều phức tạp, từ ngày hình thành nhóm liên gia tự quản tôi cảm thấy tình cảm nghĩa xóm của chúng tôi rất là đoàn kết, chị em bà con làng xóm rất đoàn kết, chia sẻ, thăm hỏi động viên rất là kịp thời nên là tinh thần của bà con nhân dân ở nhóm liên gia tự quản là rất phấn khởi và khi người ta đoàn kết thì bảo vệ lẫn nhau và việc an ninh trật tự ở trên địa bàn quản lý rất tốt

Ông Nguyễn Văn Thiết - xóm 5, Tiểu khu 20, thị trấn Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La: vừa rồi trong Nghị quyết của thị trấn, của huyện mang đến cam kết không tham gia trật tự an ninh và dạy bảo con cháu không được tham gia vào tệ nạn xã hội, chúng tôi cũng dạy bảo các cháu không được tập trung tệ nạn xã hội và phải phòng tránh xa, thực hiện đúng các quy ước của tiểu khu đề ra

Bằng những cách làm sáng tạo, các Nhóm liên gia tự quản ở thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn đã phát huy tính chủ động góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thực hiện tốt Phong trào “toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn với Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”./.