Mbb trả cổ tức 2023 khi nào

MB chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20%

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HOSE: MBB) thông báo 23/08/2022 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu tỷ lệ 20%. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/08.

Cụ thể, MB sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế để lại năm 2021. Tỷ lệ thực hiện 20%/cp (cổ đông sở hữu 100 cp được nhận 20 cp mới).

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế hợp nhất năm 2021 là 12,915 tỷ đồng. Lợi nhuận để lại sau thuế lũy kế riêng của MB sau khi trích lập các quỹ năm 2021 dự kiến là 8,655 tỷ đồng.

MB hiện đang lưu hành gần 3.8 tỷ cp. MB dự kiến phát hành gần 756 triệu cp để trả cổ tức đợt này, nâng tổng số lượng lên hơn 4.5 tỷ cp, đưa vốn điều lệ tăng từ mức 37,783 tỷ đồng lên hơn 45,339 tỷ đồng.

Trước đó, ĐHĐCĐ 2022 của MB đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 37,783 tỷ đồng lên 46,882 tỷ đồng. Tổng mức dự kiến tăng thêm hơn 9,099 tỷ đồng.

MB sẽ tiếp tục triển khai phương án tăng vốn điều lệ thêm 892.4 tỷ đồng đã được ĐHĐCĐ thông qua năm 2021. Trong đó, MB sẽ phát hành riêng lẻ 70 triệu cp cho Viettel, phát hành 19.24 triệu cp ESOP.

MB cũng dự kiến chào bán thêm 65 triệu cp riêng lẻ. Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Giá chào bán thỏa thuận, không thấp hơn giá trị sổ sách. Thời gian thực hiện chào bán trong năm 2022 và 2023.

Với số vốn tăng thêm, MB sẽ dùng 5,811 tỷ đồng đầu tư năng lực, bao gồm đầu tư hệ thống, giải pháp công nghệ thông tin, đầu tư trụ sở của MB tại khu vực Hồ Chí Minh và đầu tư khác cần thiết cho việc ổn định phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài ra, với 3,288 tỷ đồng còn lại, MB sẽ dùng để bổ sung vốn đầu tư kinh doanh.

Mbb trả cổ tức 2023 khi nào

FILI

MB cho biết ngày 23/8 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông được nhận cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế để lại lũy kế của năm 2021.

Theo phương án đã được ĐHCĐ 2022 thông qua, MB sẽ phát hành 755,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 20%, tương ứng mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 20 cổ phiếu mới.

MB hiện lưu hành hơn 3,7 tỷ cổ phiếu. Sau khi hoàn tất trả cổ tức, MB sẽ tăng số lượng cổ phiếu lên hơn 4,5 tỷ đơn vị, vốn điều lệ nâng từ 37.783 tỷ đồng lên hơn 45.339 tỷ đồng.

Mbb trả cổ tức 2023 khi nào

Ngày 23/8 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông được nhận cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế để lại lũy kế của năm 2021.

Trong năm nay, ngân hàng có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên tối đa 46.882 tỷ đồng. MB sẽ tiếp tục triển khai phương án tăng vốn điều lệ thêm 892,4 tỷ đồng đã được đại hội thông qua năm 2021, gồm phát hành cổ phiếu riêng lẻ 70 triệu cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược Viettel và phát hành 19,24 triệu cổ phiếu ESOP. Đồng thời, ngân hàng sẽ chào bán 65 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để tăng vốn điều lệ thêm 651 tỷ đồng.

Bên cạnh mục tiêu về tăng vốn điều lệ, trong năm 2022, ngân hàng dự kiến tổng tài sản tăng 15% lên 700.000 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tăng khoảng 16% lên 472.600 tỷ đồng (theo giới hạn "room" mà Ngân hàng Nhà nước). MB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 20.300 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2021. Trong trường hợp kinh tế vĩ mô diễn biến khó khăn GDP 5%, ngân hàng dự kiến lợi nhuận đạt 19.000 tỷ đồng, tăng 15%.

Nửa đầu năm, MB báo lãi trước thuế hơn 11.896 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 6 tháng, thu nhập lãi thuần đạt hơn 17.354 tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động đạt hơn 22.854 tỷ đồng, lần lượt tăng 29% và tăng 26% so với cùng kỳ.

Tính đến 30/6, tổng tài sản của MB tăng 8% so với đầu năm, đạt hơn 658.274 tỷ đồng. Nợ xấu của MB tăng tới 52% lên 4.975 tỷ đồng. Trong đó nợ nhóm 5 tăng 2,2 lần, lên hơn 1.826 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nhích từ 0,9% thời điểm đầu năm lên mức 1,2%.

Theo Nhật Quang

NDH

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay ngày 09/08/2022

1. Thông tin vĩ mô thế giới

Xuất khẩu tháng 7 của Trung Quốc tăng vượt dự báo, cao nhất từ đầu năm

– Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng tốc trong tháng 7, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế số hai thế giới trong giai đoạn hồi phục sau đại dịch.

– Theo đó, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng 18% so với cùng kỳ tháng 7 năm 2021, mức tăng mạnh nhất trong năm 2022, theo dữ liệu từ hải quan. Dữ liệu tháng 7 thậm chí cao hơn mức tăng 17,9% trong tháng 6 và dự báo tăng 15% của giới chuyên gia. Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 7 đạt 101,26 tỷ USD, cao hơn dự báo 90 tỷ USD của giới chuyên gia.

– Bên cạnh đó, xuất hiện những bằng chứng cho thấy tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng đang có dấu hiệu cải thiện, đúng giai đoạn chuẩn bị cho mùa cao điểm mua sắm cuối năm. Lưu lượng container qua 8 cảng biển lớn nhất Trung Quốc tăng 14,5% trong tháng vừa qua, cao hơn so với mức tăng 8,4% tháng 6, theo dữ liệu công bố bởi Hiệp hội cảng nội địa.

– Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia phân tích dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ chậm lại do nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ rơi vào một giai đoạn suy thoái trong bối cảnh giá cả hàng hóa tăng cao và các ngân hàng trung ương chạy đua lãi suất.

2. Thông tin vĩ mô Việt Nam

Việt Nam được dự báo là một trong những nước tăng trưởng GDP cao nhất thế giới

– Sự hồi phục mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực dẫn tới tăng trưởng GDP trong quý 2 lên tới 7,7%. Đây là con số cao nhất trong vòng 11 năm qua, vượt xa kỳ vọng của thị trường và là cơ sở để đưa ra những nhận định lạc quan hơn.

– Trong bản cập nhật các dự báo về kinh tế Việt Nam, HSBC vừa nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 lên mức 6,9%, từ dự báo 6,6% trước đó, dựa trên sự phục hồi mạnh của nền kinh tế Việt nam hậu COVID-19 trên tất cả các lĩnh vực.

– Mới đây, World Bank dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,5% trong năm 2022. Các quỹ đầu tư cũng đưa ra các dự báo lạc quan: World VinaCapital đưa ra con số tăng trưởng GDP năm nay khoảng 7,5%; trong khi kịch bản lạc quan nhất, theo Dragon Capital có thể lên tới 8,3%.

– Đáng chú ý, tăng trưởng GDP trong quý III sắp tới đây được Ngân hàng Standard Chartered thậm chí dự báo ở mức 2 con số, lên tới 10,8%. Mức tăng này có sự đóng góp rất lớn nhờ tăng trưởng doanh thu bán lẻ lên 30%, xuất khẩu 22.2%, sản xuất công nghiệp 15%.

– Những biến động của giá nhiên liệu, lạm phát tăng cao tại các nền kinh tế lớn, được cho là những thách thức lớn nhất trong nửa cuối năm. Mặc dù vậy, các định chế tài chính đều cho rằng, Việt Nam có thể kiểm soát lạm phát ở mức 4%.

Giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng

– Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 51/2022/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

– Theo đó, điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì (thuộc mã HS từ 2710.12.21 đến 2710.12.29) từ 20% xuống 10%.

– Mặt hàng xăng được nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia có ký kết Hiệp định FTA với Việt Nam nên được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu FTA thấp hơn so với mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN.

– Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng dầu của nước ta là 475,26 triệu USD, trong đó nhập khẩu từ các nước có ký kết Hiệp định FTA với nước ta là 474,1 triệu USD (chiếm 99,7%).

– Như vậy, tỷ trọng xăng nhập khẩu theo thuế suất thuế nhập khẩu MFN là thấp, theo đó, trong trường hợp các điều kiện khác không thay đổi thì việc điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng theo phương án dự kiến cơ bản sẽ không có nhiều tác động đến thu ngân sách nhà nước.

Khó phát hành trái phiếu, dự án bất động sản có nguy cơ đói vốn

– Theo thống kê của CTCP Chứng khoán VNDirect, tính riêng trong quý II năm nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ của ngành bất động sản chỉ đạt 12.248 tỷ đồng, giảm gần 59% so với quý trước và giảm 78,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

– Còn theo thống kê của FiinRatings (thuộc FiinGroup), trong tháng 7 vừa qua, quy mô giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp sụt giảm mạnh, chỉ ở mức gần 22.000 tỷ đồng, giảm lần lượt 65% so với cùng kỳ và 48,23% so với tháng trước đó.

– Trong bối cảnh kênh tín dụng ngân hàng cho bất động sản đang được kiểm soát chặt chẽ, kênh vốn huy động qua trái phiếu doanh nghiệp cũng rất ít ỏi với chỉ một đợt phát hành, thị trường chứng khoán ảm đạm. FiinRatings cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản đang đứng trước những trở ngại khá lớn về hoạt động huy động vốn trái phiếu cho việc tiếp tục triển khai và mở bán trong nửa cuối năm 2022 và cả năm 2023.

– Các chuyên gia FiinRatings kỳ vọng, những điều chỉnh chính sách bao gồm Nghị định 153 sửa đổi tới đây với những tiêu chuẩn và điều kiện mới về phát hành, phân phối và mua bán trái phiếu được kỳ vọng sẽ giúp kênh huy động trái phiếu doanh nghiệp từng bước sôi động trở lại và có chiều sâu hơn để góp phần phát huy kênh dẫn vốn dài hạn và các rủi ro từ thị trường này được kiểm soát chặt chẽ hơn.

3. Thông tin doanh nghiệp niêm yết

MBB: Chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 20%, vốn điều lệ sắp vượt VPBank

– Ngân hàng TMCP Quân Đội (HOSE: MBB) vừa thông báo ngày 23/8/2022 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông được nhận cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế để lại lũy kế của năm 2021

– Theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 thông qua, MBB sẽ phát hành 755,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 20% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 20 cổ phiếu mới).

– Nếu việc trả cổ tức diễn ra thành công, vốn điều lệ của MBB dự kiến tăng từ 37.783 tỉ đồng lên 45.339 tỉ đồng, vượt qua VPBank (vốn điều lệ 45.056 tỉ đồng) để trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao thứ 4 thị trường, sau ba ‘ông lớn’ ngân hàng quốc doanh là BIDV (vốn điều lệ 50.585 tỉ đồng), VietinBank (vốn điều lệ 48.057 tỉ đồng) và Vietcombank (vốn điều lệ 47.325 tỉ đồng).

– Trong năm 2022, MBB còn kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 1.542 tỉ đồng thông qua chào bán 70 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược (Viettel), phát hành 65 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và phát hành 19,24 triệu cổ phiếu ESOP. Nếu các đợt phát hành diễn ra đúng như kế hoạch, vốn điều lệ của MBB sẽ tăng lên mức 46.881 tỉ đồng.

BVH: Lãi ròng quý 2 đạt 309 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ

– Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Tập đoàn Bảo Việt (HOSE: BVH) ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm gốc hơn 10,704 tỷ đồng trong quý II/2022, tăng 9% so cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí nhượng tái bảo hiểm giảm 27%, còn hơn 645 tỷ đồng, nên doanh thu bảo hiểm thuần tăng 9%, đạt gần 10,334 tỷ đồng.

– Tuy nhiên, chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm tiếp tục là gánh nặng với hơn 10,207 tỷ đồng, tăng tương đương doanh thu ở mức 9%, khiến hoạt động kinh doanh bảo hiểm có lợi nhuận giảm 31%, còn gần 127 tỷ đồng.

– Bên cạnh đó, lợi nhuận từ hoạt động tài chính hơn 1,0859 tỷ đồng, giảm 7% so cùng kỳ, do chi phí tăng cao đến 60% khi chi phí repo và lãi vay gấp 2.4 lần và chi phí dự phòng gấp 3.2 lần.

– Với việc hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính đều giảm lợi nhuận, BVH báo lãi ròng quý II năm nay giảm 29% so với cùng kỳ, còn gần 309 tỷ đồng.

– Lũy kế 6 tháng đầu năm, BVH đạt hơn 473 tỷ đồng lợi nhuận gộp kinh doanh bảo hiểm, tăng 41% so cùng kỳ; trong khi lợi nhuận đầu tư tài chính giảm 3%, còn hơn 3,886 tỷ đồng. Vì vậy, lợi nhuận ròng của BVH giảm 13%, xuống còn 790 tỷ đồng tương đương 50% mục tiêu lợi nhuận.

4. Nhịp đập thị trường chứng khoán

– Phiên giao dịch ngày 08/08/2022, chỉ số VNINDEX ghi nhận mức tăng nhẹ 4 điểm lên mốc 1.256.75 điểm (+0,32%). Tuy mở cửa phiên sáng thị trường có giảm điểm nhẹ nhưng sau đó nhanh chóng hồi phục và giao dịch giằng co trên mốc tham chiếu.

– Độ rộng thị trường với ưu thế đến từ phe mua khi có 271 mã tăng – chiếm hơn 50% số mã trên sàn HOSE. Thanh khoản trong phiên giao dịch hôm qua không có nhiều biến động so với phiên giao dịch trước đó khi đạt 15.799,938 tỷ đồng.

– Mã cổ phiếu đóng góp cho đà tăng điểm của VNINDEX gồm có VPB (+0,742 điểm), GAS (+0,727 điểm), TCB (0.711 điểm). Chiều giảm điểm có sự xuất hiện của hai cổ phiếu họ nhà Vin là VIC (-0,773 điểm), VHM (-0,331).

– Dù là 1 phiên tăng điểm nhẹ, thị trường vẫn ghi nhận 9/10 nhóm ngành tăng điểm, duy chỉ có Bất động sản giảm nhẹ 0,33%. Nhóm ngành có mức tăng điểm tốt nhất là Năng lượng (+2,97%), Nguyên vật liệu (+1,38%). Các nhóm ngành còn lại có mức tăng dưới 1%. Top các nhóm ngành có giá trị lớn nhất gồm có Tài chính (4.119 tỷ đồng), Công nghiệp (2.351 tỷ đồng), Nguyên vật liệu (2.125 tỷ đồng).

– Khối ngoại phiên giao dịch hôm qua bán ròng phiên thứ 2 liên tiếp nhưng giá trị bán đã có sự sụt giảm, chỉ đạt 99,24 tỷ đồng, tập trung vào các mã HPG (-80,64 tỷ đồng), VNM (-56,71 tỷ đồng), FUEVFVND (-46,39 tỷ đồng). Chiều mua ròng có E1VFVN30 (+95,14 tỷ đồng), SHS (+36,14 tỷ đồng), PVD (+31,55 tỷ đồng).

– Chỉ số VNINDEX hiện vẫn chưa thể hồi phục lên những vùng điểm cao hơn do áp lực bán từ vùng gap 1.260 – 1.280 điểm. Chỉ số hiện đang đi ngang quanh vùng 1.250 điểm để hấp thụ lực bán với khối lượng giao dịch duy trì ở mức trên trung bình 20 phiên. Nếu lực mua tiếp tục duy trì sự ổn định thì VNINDEX có thể tiếp tục đi ngang trước khi vượt khỏi vùng gap này.

– Nhà đầu tư có thể cân nhắc chốt lời dần với những mã cổ phiếu đã tiến tới vùng kháng cự và gặp áp lực bán mạnh. Ưu tiên quan sát và chờ đợi diễn biến tiếp theo của thị trường trong quá trình hấp thụ lực bán tại vùng kháng cự.

———————-

  • Hãy cùng VNDIRECT thiết lập La bàn sức khỏe và Bảo an thịnh vượng từ hôm nay: https://dgo.vndirect.com.vn/
  • Tham gia khóa học La bàn định hướng đầu tư DGO Life – Sáng thứ Bảy tại: http://bit.ly/dangky_khoaDGO
  • Kiện toàn tam bảo đầu tư và xây dựng tháp tài sản vững chắc: https://dautu.vndirect.com.vn/
  • VNDIRECT sẽ luôn đồng hành cùng Quý nhà đầu tư trên con đường đầu tư tài chính thông qua các bản tin được cập nhật tại:
  • Website: https://www.vndirect.com.vn/
  • Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCWophLNUfFTJIUirKdD1q0Q
  • Fanpage: https://www.facebook.com/vndirect