Mẫu thư nhận việc

Mẫu trả lời thư mời nhận việc? Hướng dẫn soạn thảo mẫu trả lời thư mời nhận việc? Mẫu trả lời thư mời nhận việc là gì?Cách trả lời thư mời nhận việc? Những lưu ý khi trả lời thư mời nhận việc?

Chúng ta biết rằng, thư mời nhận việc là loại văn được sử dụng khá phổ biến hiện nay và đây cũng chính là một văn bản được tạo lập nhằm mục đích để thông báo kết quả tuyển dụng cũng như giới thiệu sơ lược về công việc. Sau khi các ứng viên nhận được thư mời nhận việc thì các ứng viên sẽ cần phải làm mẫu trả lời thư mời nhận việc để gửi đến các doanh nghiệp hay các nhà tuyển dụng. Vậy, mẫu trả lời thư mời nhận việc là gì và có nội dung cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mẫu trả lời thư mời nhận việc mới nhất và hướng dẫn cách soạn thảo.

Mẫu thư nhận việc

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu trả lời thư mời nhận việc là gì?
  • 2 2. Mẫu trả lời thư mời nhận việc để làm gì?
  • 3 3. Mẫu trả lời thư mời nhận việc:
    • 3.1 3.1 Mẫu trả lời thư mời nhận việc thể hiện thái độ đồng ý:
    • 3.2 3.2. Mẫu trả lời thư mời nhận việc thể hiện thái độ từ chối:
  • 4 4. Hướng dẫn soạn thảo trả lời thư mời nhận việc:
  • 5 5. Cách trả lời thư mời nhận việc:
  • 6 6. Những lưu ý khi trả lời thư mời nhận việc:

1. Mẫu trả lời thư mời nhận việc là gì?

Trên thực tế thì đối với những ứng viên lần đầu hay mới đi xin việc vài lần thì sẽ thường không để ý nhiều đến việc phản hồi lại thư mời nhận việc của các doanh nghiệp hay các nhà tuyển dụng. Sau khi phía nhân sự liên hệ thông báo kết quả tuyển dụng, các ứng cử viên sẽ thường được yêu cầu xác nhận lại qua điện thoại hoặc email. Khi đã nhận được yêu cầu xác nhận lại nếu các ứng viên không có lời xác nhận này thì chẳng khác nào các ứng viên đó đã ngầm từ chối công việc mình vừa trúng tuyển. Mẫu trả lời thư mời nhận việc được sử dụng khá phổ biến trong thực tiễn và có những ý nghĩa, vai trò quan trọng.

2. Mẫu trả lời thư mời nhận việc để làm gì?

Các ứng viên cũng cần nên biết cách gửi thư phản hồi để có thể thể hiện được rõ thái độ tôn trọng nhằm mục đích có thể tạo được những ấn tượng tốt đến các nhà tuyển dụng. Việc trả lời thư mời nhận việc cũng không mất quá nhiều thời gian nên các ứng viên hãy suy nghĩ thật kỹ và thực hiện việc phản hồi tới các doanh nghiệp hay các nhà tuyển dụng trong vòng 24h kể từ lúc nhận được thư mời nhân việc là tốt nhất. Mẫu trả lời thư mời nhận việc thường sẽ có lời chào hỏi và cảm ơn; các ứng viên phải thể hiện phản hồi lại của bản thân mình với những nội dung được đề cập đến trong thư mời nhận việc;…

3. Mẫu trả lời thư mời nhận việc:

3.1 Mẫu trả lời thư mời nhận việc thể hiện thái độ đồng ý:

Mẫu 1: 

“Thân gửi quý công ty…,

Cảm ơn quý công ty vì đã cân nhắc và lựa chọn tôi vào vị trí…Tôi xin phép xác nhận đồng ý làm việc và sẽ có mặt lúc 8:00 sáng Thứ Hai tuần này. Hy vọng sẽ sớm gặp lại quý công ty để được thảo luận chi tiết hơn về công việc.

Tôi xin đính kèm một số thông tin cá nhân theo yêu cầu từ phía công ty:  …

Chân thành cảm ơn,

Ký tên”

Mẫu 2: 

“Dear đội ngũ công ty…,

Rất cảm ơn các bạn vì đã trao cơ hội cho tôi làm việc tại vị trí…Tôi đồng ý tham gia vào công ty và rất mong được cống hiến hết sức mình trong tương lai.

Hẹn gặp lại các bạn vào … sáng ngày …/…/…. Nếu có thể, xin hãy gửi cho tôi văn bản lao động cần thiết để thực hiện ký kết.

Cảm ơn công ty…nhiều!”

3.2. Mẫu trả lời thư mời nhận việc thể hiện thái độ từ chối:

“Kính gửi quý công ty…,

Cảm ơn quý công ty vì đã xem xét CV của tôi và cho trúng tuyển vào vị trí…quý giá. Tuy nhiên, vì một số lý do cá nhân, cụ thể là…nên tôi hiện không thể hợp tác cùng công ty được.

Một lần nữa cảm ơn quý công ty đã quan tâm, thân chúc mọi điều thành công đến với công ty!

Trân trọng,

Ký tên”

4. Hướng dẫn soạn thảo trả lời thư mời nhận việc:

Thông thường, trên thực tế thì một email trả lời thư mời nhận việc sẽ có cấu trúc bao gồm 3 phần chính cụ thể như sau:

– Phần mở đầu của mẫu trả lời thư mời nhận việc: Bao gồm lời chào hỏi và cảm ơn

– Phần nội dung của mẫu trả lời thư mời nhận việc: Các chủ thể sẽ cần phải thể hiện lại được phản hồi lại của chính mình với những nội dung được đề cập đến trong thư mời nhận việc của các nhà tuyển dụng.

Nếu như các ứng viên không có thắc mắc hay đề nghị bổ sung thì trong phần nội dung email trả lời, các chủ thể nên: Trả lời câu hỏi Yes or No bằng văn phong viết. Bên cạnh đó thì các chủ thể cũng cần nói rõ thời gian mà bản thân mình có thể tiếp nhận công việc, cùng với đó là có thể khẳng định chuyên môn của bản thân với vị trí công việc mà các chủ thể là những nhà tuyển dụng dành cho mình cũng như là có thể khẳng định mình có kỹ năng, kinh nghiệm và những tố chất có thể đáp ứng điều kiện mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Các ứng viên cũng có quyền được đề nghị và đặt câu hỏi với những vấn đề chưa rõ ràng.

– Kết thư của mẫu trả lời thư mời nhận việc: Sẽ gồm lời hứa hẹn và cảm ơn cuối thư.

Bên cạnh đó thì các chủ thể cũng nên để lại số điện thoại và những thông tin liên hệ của mình (sau lời cảm ơn) để nhằm mục đích giúp cho đơn vị tuyển dụng có thể chủ động theo dõi và sẽ có thể liên hệ lại với các chủ thể đó trong những trường hợp cần thiết.

Cũng cần phải lưu ý rằng cất nhiều người có thói quen để chữ ký cách điệu khi viết email. Tuy nhiên thì chúng ta cần phải hiểu rằng, đây là điều được cho là không cần thiết đối với email trả lời thư mời nhận việc. Nếu các ứng viên muốn để chữ ký thì tốt nhất chỉ nên để họ và tên chính hoặc đầy đủ họ tên. Nếu cảm thấy không cần thiết thì các ứng viên cũng sẽ có thể tối giản kết thư bằng cách xóa chữ ký.

5. Cách trả lời thư mời nhận việc:

Ta nhận thấy rằng, kỹ năng trả lời thư mời nhận việc cũng sẽ khác nhau tùy theo quyết định của mỗi cá nhân khác nhau. Dù là đồng ý ngay hay cần thêm thời gian cân nhắc và suy nghĩ thì các chủ thể là những ứng cử viên trúng tuyển cũng sẽ nên từ tốn soạn một văn bản lịch sự. Một bức thư trả lời thư mời nhận việc chuẩn chỉnh cũng sẽ càng làm cho các ứng viên có thêm phong cách chuyên nghiệp.

– Nếu như các chủ thể đã xác định đồng ý luôn với kết quả từ công ty, các chủ thể hãy gửi thư cảm ơn ngay lập tức, bên cạnh đó thì các ứng viên cũng nên bày tỏ sự trân quý dành cho công việc. Nên lưu ý cần có kèm theo những nội dung sau:

+ Các ứng viên nên cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã trao cơ hội cho bản thân.

+ Các ứng viên thêm lời hứa hẹn sẽ thực hiện công việc tốt nhất theo khả năng.

+ Các ứng viên xác nhận làm việc tại công ty theo thời gian cụ thể.

+ Các ứng viên sẽ đính kèm thông tin cá nhân (ngày tháng năm sinh, số CMND, số tài khoảnngân hàng…) nếu các chủ thể là những nhà tuyển dụng yêu cầu.

+ Trong trường hợp khi còn thắc mắc thì đừng ngần ngại hỏi thêm về lương, thưởng, tính chất công việc…

+ Các ứng viên ở cuối thư sẽ cảm ơn nhà tuyển dụng một lần nữa.

– Các chủ thể là những ứng viên cũng sẽ hoàn toàn có thể từ chối lời mời nhận việc vì nhiều lý do. Có thể là các ứng viên đã tìm được công việc khác hoặc không còn thấy mình phù hợp với yêu cầu công việc nữa. Nên lưu ý cần có kèm theo những nội dung sau:

+ Các ứng viên nên cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã đánh giá tốt hồ sơ xin việc.

+ Các ứng viên cần khéo léo từ chối công việc, chú ý sử dụng từ ngữ nhẹ nhàng, lịch sự.

+ Các ứng viên sẽ đưa ra lý do từ chối chân thành.

+ Các ứng viên sẽ bày tỏ lòng tiếc nuối vì chưa thể hợp tác với công ty.

+ Một lần nữa cảm ơn công ty ở cuối thư.

6. Những lưu ý khi trả lời thư mời nhận việc:

Các ứng viên khi phản hồi thư mời nhận việc tuy không phải là một việc khó nhưng nhất định phải lưu ý một vài điều dưới đây:

– Các ứng viên cần bày tỏ thái độ trân trọng:

Nhiều ứng viên trẻ trong giai đoạn hiện nay vẫn còn quên lời cảm ơn ở đầu, cuối thư. Trong khi đó, chúng ta phải hiểu rằng, không gì quan trọng hơn bằng việc thể hiện thái độ lịch sự qua thư phản hồi lời mời làm việc. Dù cho các ứng viên có chấp nhận hay từ chối công việc thì cũng phải tôn trọng sự quan tâm từ các chủ thể là những nhà tuyển dụng dành cho CV xin việc trước đó. Nếu các ứng viên bỏ qua lời cảm ơn, rất có thể các chủ thể là những nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên kém duyên và không có ấn tượng tốt nữa.

– Trả lời đồng ý một cách chuyên nghiệp:

Trả lời thư mời nhận việc với thái độ đồng ý nhưng phải chuyên nghiệp, đúng cách.

Dù là thư giấy hay thư điện tử, thì chúng ta cũng cần phải hiểu rằng, bản chất của văn phong thư chính là văn viết. Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà trong thư trả lời, tất nhiên các ứng viên sẽ không thể nói có hoặc không giống như văn phong nói, mà phải trả lời có chủ vị sao cho không quá ngắn cũng không dài dòng.

Trong thực tế, điều mà các chủ thể là những nhà tuyển dụng cần ở ứng viên của mình có thể đơn giản chỉ là kết quả có hoặc không, tuy nhiên, thực chất thì không ai lại mong muốn nhận một bức thư ngắn và cộc lốc như vậy cả. Cũng chính bởi vì vậy, kỹ năng hình thành văn phong viết chuyên nghiệp trả lời thư mời nhận việc là rất cần có để từ đó sẽ có thể tạo bước thành công đầu tiên của các ứng viên.

– Các ứng viên cần khéo léo trả lời đồng ý hoặc từ chối:

Các ứng viên phải luôn luôn phải khéo léo khi soạn thư phản hồi nhận việc cho dù là các ứng viên đồng ý, từ chối hay cần thêm thời gian suy nghĩ. Mẹo hay là hãy trả lời ngắn gọn và gây thiện cảm bằng ngôn từ lịch sự, nội dung quá dài dòng là điều không nên.

– Tuyệt đối không mắc lỗi chính tả và diễn đạt:

Một số lỗi chính tả và diễn đạt thường gặp cụ thể như các lỗi sau đây: Thiếu chủ ngữ; Không đồng nhất cách xưng hô; Sai chính tả; Không viết hoa tên riêng; Diễn đạt dài dòng, khó hiểu, đa nghĩa, không có mục đích nói

Rất nhiều người đều sẽ cho rằng lỗi chính tả và diễn đạt là các lỗi nhỏ nên thường hay bỏ qua nó, tuy nhiên, trên thực tế thì đây lại là những lỗi rất quan trọng khi trả lời thư mời nhận việc. Những chủ thể là các nhà tuyển dụng ở vị trí tiếp nhận thư phản hồi thường thì sẽ nhận thấy có cảm giác khó chịu, cảm giác không được tôn trọng hoặc rất mất thời gian để có thể hiểu đúng được bức thư của các ứng viên.