Mẫu lập phương an sản xuất kinh doanh

Mẫu phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã là gì? Mẫu phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã? Hướng dẫn làm Mẫu phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã? Ưu và nhược điểm của hợp tác xã? Hợp Tác Xã có tư cách pháp nhân không?

Mô hình hợp tác xã hiện nay rất phổ biến ở các địa phương, Mô hình hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc, ban kiểm soát. Với mô hình và tổ chức của hợp tác xã thì hợp tác xã phát huy vai trò của mình trong công tác phát triển địa phương và đặc biệt là phát triển kinh tế thông qua Phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã. Vậy để hiểu hơn về Phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã, và làm Mẫu phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã như thế nào?

Cơ sở pháp lý: Luật hợp tác xã năm 2012

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

1. Mẫu phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, và tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã theo quy định

Hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến từ lâu và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam, tồn tại song hành cùng với các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. Việc thành lập hợp tác xã cũng giống với việc thành lập công ty, đều phải đăng ký tại Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

Mẫu phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã là mẫu đề xuất các phương án kinh doanh đê phát triển kinh tế của địa phương với các nội dung và hoạt động được đề ra, tuân thủ theo các quy định của pháp luật

Mẫu phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã là mẫu phương án được lập ra để lên phương án về sản xuất kinh doanh của hợp tác xã theo quy định của pháp luật. Mẫu được ban hành theo Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT.

2. Mẫu phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã:

PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA HỢP TÁC XÃ

PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA HỢP TÁC XÃ

I. Tổng quan về tình hình thị trường

II. Đánh giá khả năng tham gia thị trường của hợp tác xã

III. Căn cứ pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của hợp tác xã

PHẦN II. GIỚI THIỆU VỀ HỢP TÁC XÃ

I. Giới thiệu tổng thể

1. Tên hợp tác xã

2. Địa chỉ trụ sở chính

3. Vốn điều lệ

4. Số lượng thành viên

5. Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh

II. Tổ chức bộ máy và giới thiệu chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy của hợp tác xã

PHẦN III. PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH

I. Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội phát triển và thách thức của hợp tác xã

II. Phân tích cạnh tranh

III. Mục tiêu và chiến lược phát triển của hợp tác xã

IV. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã

1. Nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ hoặc việc làm của thành viên

2. Dự kiến các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã căn cứ vào hợp đồng dịch vụ với thành viên hoặc hợp đồng lao động đối với thành viên (đối với trường hợp hợp tác xã tạo việc làm)

3. Xác định các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng hợp đồng dịch vụ với thành viên hoặc hợp đồng lao động đối với thành viên (đối với trường hợp hợp tác xã tạo việc làm)

V. Kế hoạch Marketing

VI. Phương án đầu tư cơ sở vật chất, bố trí nhân lực và các điều kiện khác phục vụ sản xuất, kinh doanh

PHẦN IV. PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH

I. Phương án huy động và sử dụng vốn

II. Phương án về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong 03 năm đầu

III. Phương án tài chính khác

PHẦN V. KẾT LUẬN

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA HỢP TÁC XÃ

1. Tổng quan về tình hình thị trường

2. Đánh giá khả năng tham giathị trường của hợp tác xã

III. Căn cứ pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của hợp tác xã

PHẦN II. GIỚI THIỆU VỀ HỢP TÁC XÃ

Giới thiệu tổng thể

Tên hợp tác xã

Địa chỉ trụ sở chính

Vốn điều lệ

Số lượng thành viên

Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh

Tổ chức bộ máy và giới thiệu chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy của hợp tác xã

PHẦN III. PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH

Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội phát triển và thách thức của hợp tác xã

Phân tích cạnh tranh

III. Mục tiêu và chiến lược phát triển của hợp tác xã

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã

Nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ hoặc việc làm của thành viên

Dự kiến các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã căn cứ vào hợp đồng dịch vụ với thành viên hoặc hợp đồng lao động đối với thành viên (đối với trường hợp hợp tác xã tạo việc làm)

Xác định các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng hợp đồng dịch vụ với thành viên hoặc hợp đồng lao động đối với thành viên (đối với trường hợp hợp tác xã tạo việc làm)

Kế hoạch Marketing

Phương án đầu tư cơ sở vật chất, bố trí nhân lực và các điều kiện khác phục vụ sản xuất, kinh doanh

PHẦN IV. PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH

Phương án huy động và sử dụng vốn

Phương án về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong 03 năm đầu

III. Phương án tài chính khác

PHẦN V. KẾT LUẬN

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA HỢP TÁC XÃ

(Ký và ghi họ tên)1

3. Hướng dẫn làm Mẫu phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã: 

– Soạn thảo đầy đủ các nội dung trong Mẫu phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã

– Người đại diện theo pháp luậtcủa hợp tác xã (Ký và ghi họ tên)

4. Ưu và nhược điểm của hợp tác xã:

Cũng tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác, mô hình hợp tác xã cũng sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định.

Ưu điểm của hợp tác xã:

– Hợp tác xã thu hút được nhiều thành viên tham gia, tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh của các cá thể riêng lẻ;

– Hợp tác xã được quản lý trên nguyên tắc dân chủ, bình đẳng; các thành viên trong hợp tác xã đều bình đẳng trong việc biểu quyết, quyết định các vấn đề của hợp tác xã;

– Các thành viên trong hợp tác xã chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào hợp tác xã. Vấn đề này tạo điều kiện thuận lợi cho cho các thành viên hợp tác xã yên tâm lao động sản xuất, hạn chế được vấn đề lo lắng khi xảy ra rủi ro.

Nhược điểm của hợp tác xã:

– Do mô hình này phát triển trên cơ chế bình đẳng nên khó thu hút được người có nhiều vốn tham gia;

– Số lượng thành viên tham gia vào hợp tác xã quá đông nên sẽ gây khó khăn trong việc quản lý;

– Nguồn vốn của hợp tác xã được huy động chủ yếu từ các thành viên đóng góp và tiếp nhận thêm các khoản hỗ trợ từ nhà nước. Do đó khả năng huy động vốn của hợp tác xã không cao.

5. Hợp Tác Xã có tư cách pháp nhân không?

Căn cứ theo khái niệm “hợp tác xã” được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã năm 2012 được trích dẫn ở trên, có thể khẳng định, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân.

Về tư cách pháp nhân, một tổ chức nói chung hoặc tổ chức kinh tế nói riêng sẽ được công nhận là pháp nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015. Trên cơ sở những điều kiện này, xem xét tư cách pháp nhân của hợp tác xã có thể thấy Tư cách pháp nhân của hợp tác xã không chỉ được khẳng định trong khái niệm “hợp tác xã” mà còn được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Một là, đó là hợp tác xã là một tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp theo quy định chung của Bộ luật Dân sự năm 2015, và quy định cụ thể trong Luật hợp tác xã năm 2012, Nghị định 193/2013/NĐ-CP.

Cụ thể: Để thành lập được một hợp tác xã thì căn cứ theo quy định từ Điều 19 đến Điều 28 Luật hợp tác xã năm 2012, trước hết phải có một người được xác định là sáng lập viên – người phát sinh ý tưởng thành lập hợp tác xã thực hiện việc cam kết sáng lập, tham gia thành lập hợp tác xã và đứng ra vận động, tuyên truyền để “chiêu mộ”, thu hút người khác tham gia vào tổ chức hợp tác xã, đồng thời tạo dựng phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã, dự thảo điều lệ và những công việc cần thiết khác.

Như vậy, hợp tác xã là một tổ chức được thành lập một cách chặt chẽ với trình tự, thủ tục đều phải chấp hành theo đúng quy định của pháp luật và được sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hai là, đó là  Như các tổ chức được công nhận là pháp nhân khác, hợp tác xã, trong cơ cấu tổ chức cũng có cơ quan điều hành với những chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được quy định chung trong điều lệ và quyết định thành lập hợp tác xã. Cụ thể:

Hợp tác xã được tổ chức theo hướng gồm các cơ quan điều hành như đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (hoặc tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên. Trong đó:

– Đại hội thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã, thường thực hiện thông qua các hình thức tổ chức đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường. Việc triệu tập, tổ chức đại hội thành viên cũng như các quyền hạn và nhiệm vụ của đại hội thành viên được thực hiện theo quy định tại Luật hợp tác xã năm 2012, và quy định chung trong Điều lệ hợp tác xã.

– Hội đồng quản trị hợp tác xã là cơ quan quản lý hợp tác xã, gồm chủ tịch và thành viên trong đó số lượng thành viên của hội đồng quản trị sẽ do điều lệ quy định cụ thể nhưng tối đa không quá 15 người và tối thiểu ít nhất là 03 người. Hội đồng quản trị do hội nghị thành lập hoặc do đại hội thành viên bầu, với nhiệm kỳ do Điều lệ Hợp tác xã quy định cụ thể, nhưng được giới hạn từ 3 – 5 năm. Hội đồng quản trị được sử dụng con dấu của hợp tác xã để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

– Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) là người trực tiếp điều hành, và quản lý các hoạt động của hợp tác xã.

– Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên là bộ phận hoạt động độc lập, do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên hợp tác xã theo hình thức bỏ phiếu và có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã và Luật. Ban kiểm soát có số lượng thành viên không quá 07 người.

Lưu ý: Đối với các hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên thì bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát, còn trường hợp có dưới 30 thành viên trở xuống thì hợp tác xã có thể thành lập ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo nội dung của Điều lệ hợp tác xã đó.

Ba là, Quy định về tính độc lập, tự chủ, và tự chịu trách nhiệm của hợp tác xã không chỉ được khẳng định trong khái niệm “hợp tác xã” mà nó còn thể hiện trong quy định về cơ chế hoạt động, nguyên tắc hoạt động và đặc biệt là tài sản, tài chính của hợp tác xã. Cụ thể, có thể thấy, tài sản, nguồn tài chính của hợp tác xã đều được tạo lập và quản lý bằng những cơ chế chặt chẽ, có sự độc lập nhất định đối với tài sản của riêng các thành viên, đồng thời hợp tác xã thực hiện tự chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính trong phạm vi tài sản của mình. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng là điều kiện để xác nhận một tổ chức có tư cách pháp nhân.

Bốn là, Hợp tác xã, trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn toàn có thể nhân danh mình để tự tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Như vậy, có thể thấy Hợp tác xã cùng với các hình thức tổ chức kinh tế khác, hợp tác xã ngày càng thể hiện vai trò của mình trong việc thể hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần của nước ta, đóng góp không nhỏ trong việc phát triển kinh tế – xã hội.và việc có tư cách pháp nhân đã giúp cho hợp tác xã có thể phát huy tính độc lập tự chủ của mình và tạo ra lợi thế trong việc tham gia các giao dịch cũng như các hoạt động kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật