Lương 2000 vietnam tương đương với bao nhiêu ở mỹ năm 2024

Vinamotor đã tuyển được Tổng giám đốc (CEO), trở thành doanh nghiệp nhà nước đầu tiên áp dụng mô hình thuê Tổng giám đốc.

Có vẻ đây là tin vui, ít nhất sự kiện này cũng đánh dấu một bước chuyển mình của doanh nghiệp nhà nước, đã mạnh dạn áp dụng một mô hình mới - mặc dù đã xưa như trái đất ở các doanh nghiệp nước ngoài, và khối tư nhân.

Rất nhiều người trong giới “làm thuê” chuyên nghiệp đã từng mong chờ sự kiện này, để chứng kiến một bước đột phá mới từ các doanh nghiệp nhà nước - nơi đang nắm phần lớn tài sản, nhân lực và vốn đầu tư quốc gia. Họ cũng hy vọng bước khởi đầu này có thể sẽ mang lại cho họ những cơ hội mới, được trở thành CEO của các công ty nhà nước có tầm cỡ về quy mô, mạnh về thương hiệu, và quan trọng nhất, họ được cống hiến cho doanh nghiệp Việt 100%.

Nhưng, cũng không ít người đã tỏ ra khá thất vọng với mức lương hàng tháng mà vị Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam (Vinamotor) được hưởng.

2.000 USD/ tháng - một mức lương có thể khá lớn với mặt bằng lương tại các doanh nghiệp nhà nước, nhưng lại cực kỳ thiếu hấp dẫn với vị trí CEO của một tổng công ty lớn, mà chắc chắn sẽ chịu rất nhiều áp lực và trách nhiệm.

2.000 USD - mức lương mà một giám đốc marketing hoặc giám đốc tài chính của nhiều tập đoàn đa quốc gia đã được nhận từ 3-4 năm trước. Nhận mức lương tương đương, nhưng họ chỉ phải chịu trách nhiệm về một mảng nghiệp vụ của công ty (tất nhiên, đó là mảng quan trọng), nhưng không chịu trách nhiệm về pháp lý.

2.000 USD - mức lương phổ biến hiện tại của một giám đốc bán hàng phụ trách một khu vực (thường là miền Nam, Trung hoặc Bắc), hoặc giám đốc nhãn hiệu của các công ty đa quốc gia. Bên cạnh mức lương đó, họ được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, minh bạch và quan trọng hơn nữa, họ được quyền thử nghiệm, được quyền áp dụng những ý tưởng của họ, được phép chi một khoản chi phí lớn tới hàng chục, hàng trăm ngàn đô la cho thị trường. Hay nói cách khác, họ được khuyến khích trải nghiệm bằng học phí của công ty một cách hợp pháp.

2.000 USD - mức lương hiện tại của một số trưởng bộ phận của các công ty tư nhân và cổ phần lớn của Việt Nam, nhưng quy mô nhỏ hơn nhiều, rất nhiều so với Vinamotor.

Chúng ta đang chứng kiến một trào lưu những người đã có kinh nghiệm tại các công ty đa quốc gia trở về đầu quân cho các doanh nghiệp nội địa. Hãy đọc những quảng cáo tuyển dụng trong hơn một năm qua, mức lương vài ngàn đô la/ tháng xuất hiện ngày một nhiều từ các doanh nghiệp tư nhân.

Thậm chí, trong cơn sốt nhân lực của ngành tài chính ngân hàng, mức lương của các tổng giám đốc, chuyên viên cao cấp đã được trả cao hơn con số này ít nhất 2 lần. Một ngân hàng cổ phần vừa được thành lập đang treo mức lương 15.000 USD/ tháng cho vị CEO tương lai trên một số phương tiện thông tin đại chúng.

Vẫn biết rằng, động lực thúc đẩy người lao động không chỉ là lương, mà còn thưởng, còn là môi trường có thể phát huy tối đa năng lực cá nhân, còn là “thương hiệu” của cá nhân họ khi được gắn với công ty nơi họ cống hiến. Nhưng chắc chắn rằng, mức lương bao giờ cùng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để người lao động phấn đấu hết mình, phục vụ lâu dài cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mức lương còn là thước đo của doanh nghiệp đánh giá về người lao động, và qua đó là sự tự hào của người lao động.

Tôi còn nhớ một vị tổng giám đốc người Mỹ đã từng nói với chúng tôi: ”Hãy đánh giá cao những người biết đòi hỏi mức lương cao - đó là những người biết được giá trị của bản thân mình”.

JA & Partners tự hào là dịch vụ liên hệ tư vấn định cư các nước sẽ cung cấp cho các anh/chị nhà đầu tư giải pháp định cư toàn diện. Nếu có gì thắc mắc xin mời xem thêm tại Website: https://dinhcuquocte.com.vn/

Tại tọa đàm Vai trò và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong xã hội thông tin do Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Học viện Kỹ thuật mật mã (Hà Nội, ngày 29-11), Phạm Thị Thanh (sinh viên năm 3 ngành An toàn thông tin, Học viện Kỹ thuật mật mã) đặt câu hỏi: “Em phải học tập và làm việc như thế nào để các nhà tuyển dụng ở đây nhận em vào làm với mức lương khởi điểm 2.000 đô la/ tháng?”

Câu hỏi của bạn Thanh thú vị và gây tranh luận sôi nổi nơi cộng đồng mạng. Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu một bài viết của tác giả Phan Anh để các bạn trẻ tham khảo và có thể đưa ra những ý kiến lẫn trải nghiệm của chính bản thân mình.

Tôi bắt đầu bằng thu nhập 400.000 đồng/tháng

"Tôi đã nghe, đọc nhiều về câu hỏi "Làm thế nào để ra trường lương khởi điểm 2.000 USD". Dĩ nhiên tôi không có câu trả lời chính xác 100% cho bạn nữ sinh đặt câu hỏi này. Thoạt đầu tôi thoáng nghĩ: "Ra trường kiếm được việc làm là may mắn lắm rồi, ở đó mà bay...".

Nhưng, xin để tôi kể các bạn nghe, tôi đã kiếm 2.000 USD/tháng như thế nào.

Năm 1999, tôi bắt đầu bước vào cuộc đời sinh viên, chỉ mất một học kỳ đầu tiên là gia đình còn chu cấp cho tôi (350.000 đồng/tháng). Ở học kỳ thứ 2 tôi bắt đầu kiếm được 400.000 đồng/tháng từ công việc phụ giúp phòng khám của ông bác mình.

Ở đó, tôi làm đủ mọi việc, sang thì được mặc áo blue để tiêm cho bệnh nhân, "hèn" thì đi dọn bông băng, lau dụng cụ..., nói chung không từ việc gì.

Bắt đầu từ năm thứ 2, tôi xin vào làm trình dược viên ở một công ty kinh doanh dược và thiết bị y tế với mức lương 800.000 đồng/tháng (quy đổi theo giá USD thì tương đương khoảng 2 triệu đồng ở thời điểm bây giờ).

Ròng rã 5 năm học, tới năm 2004 khi ra trường, mức lương của tôi ở công ty dược tăng lên thành... 1,4 triệu đồng. Để đạt được mức lương đó, tôi phải đi "bán thuốc dạo" ở gần như tất cả các tỉnh miền bắc, gặp hết ông bác sĩ này tới bà dược sĩ khác, khua môi múa mép để giới thiệu, để "dụ" họ sử dụng sản phẩm của mình.

Thậm chí cao điểm như Sơn La, có tháng tôi đi tới... 6 lần. Đến năm 2005, tôi được đề bạt làm Trưởng phòng kinh doanh của Công ty dược và thiết bị V.H với mức lương 3 triệu đồng và thu nhập cộng thêm ở % hiệu quả kinh doanh).

Tôi ở vị trí đó khoảng 2 năm, cố gắng tích luỹ kinh nghiệm và rồi nộp đơn thi vào trường ĐH Ngoại Thương, khoa Kinh tế đối ngoại. Bởi tôi biết, mình thiếu kinh nghiệm quản trị kinh doanh.

Thế nhưng, cuộc đời có những ngã rẽ không ai ngờ. Cuối năm 2007, tôi nhận được điện thoại của chị thư ký toà soạn của một trang tin điện tử mời về làm biên tập vì họ cần một người có khả năng viết và hiểu biết đôi chút về y học.

Tôi vốn là cộng tác viên từng viết cho báo học trò từ năm lớp 9, nên viết lách cũng khá. Thế là tôi nhận lời, dù sao đó cũng là một môi trường khá lý thú và tôi biết mình có thể phát triển được bản thân. Vậy là tôi được tăng mức lương lên 4 triệu/tháng lúc bấy giờ (tính ra khoảng bằng 7 triệu đồng thời điểm hiện nay).

Sau một năm ở trang tin điện tử này, tôi nhận ra mình... quá già trong môi trường trẻ trung của cơ quan - nơi các đồng nghiệp đa phần chỉ 19, 20 tuổi trong khi tôi đã 25 tuổi. Vậy nên tôi quyết định về TP.HCM sống và làm việc cho một báo điện tử khác.

Đó là một quyết định khó khăn nhưng đúng đắn, bởi dù mức lương cứng chỉ 3,1 triệu đồng/tháng nhưng tổng thu nhập từ nhuận bút và các nguồn khác của tôi không bao giờ dưới 30 triệu/tháng. Đó là một mức thu nhập ổn định và khá cao, giúp tôi sống khoẻ từ năm 2008 - 2013.

Tôi không từ chối bất kỳ yêu cầu nào của biên tập. Có ngày tôi viết... 7 bài liền, viết như ngày mai không thể viết được nữa.

Lương 2000 vietnam tương đương với bao nhiêu ở mỹ năm 2024
"Sau gần 15 năm đi làm, tôi mới đạt được thu nhập 2.000 USD/tháng với bao nhiêu nỗ lực" - Ảnh minh họa

Chấp nhận rủi ro

Thế nhưng, vẫn chưa được mức 2.000 USD đúng không nhỉ? Cũng như các bạn sinh viên, tôi đặt ra câu hỏi, phải làm thế nào để có được 2.000 USD/tháng? Và lúc đó, tôi rà soát lại bản thân mình, tôi còn thiếu gì nhỉ?

Nếu cứ mãi là một phóng viên, tôi không thể phát triển được bản thân mình. Tôi có quá nhiều mối quan hệ tốt, tôi có vị thế xã hội không tệ, chuyên môn của tôi cũng khá, vậy sao tôi vẫn chưa phát triển như mình muốn ở tuổi 30?

Và tôi nhận ra rằng, cái mình thiếu chính là kinh nghiệm quản lý.

Nếu ai hỏi thì tôi tin rằng trên cuộc đời này có chữ "duyên", năm 2013 một người bạn từng làm chung với tôi ở trang tin điện tử đầu tiên gọi cho tôi mời về làm trưởng đại diện phía Nam cho một tờ báo nhỏ với mức lương cứng: 7,5 triệu/tháng, ngoài ra không còn thu nhập nào khác!

Tôi cứ lần lữa mãi, liệu có nên bỏ một vị trí ổn định với mức thu nhập cao để chạy qua một vị trí quản lý với mức lương thấp như vậy? Nhưng cái tôi được chính là một cái "danh" và kinh nghiệm quản lý mà mình còn thiếu?

Cuối cùng tôi chấp nhận rủi ro, nghĩ rằng mình sẽ hi sinh mức thu nhập cao, coi như phí học tập và tôi cho mình một năm để hoàn thành mục tiêu đó.

Thế nhưng, chỉ 6 tháng sau, một tờ báo khá lớn mời tôi về làm phó tổng biên tập với một mức lương cao hơn hẳn dù chưa phải là 2.000 USD.

Lần này tôi chẳng mất một giây để nhận lời. Bởi tôi đã vượt chỉ tiêu được 6 tháng, tôi cũng học hỏi được khá nhiều điều ở lĩnh vực quản lý và quan trọng hơn, đó là một bước thang lớn trong sự nghiệp của mình.

Ở môi trường mới, tôi làm việc gần như 20g/ngày, đảm nhận đủ mọi vị trí và không nề hà bất kỳ việc gì. Có nhiều lúc tôi phát điên, không hiểu mình khổ đến vậy để làm gì?

Nhưng câu trả lời của tôi với mọi yêu cầu từ sếp là em sẽ cố gắng, và tôi nỗ lực để hoàn thành, tránh nói "không" với mọi yêu cầu.

Với sự giúp sức của sếp và các nhân viên, chúng tôi có những bước tiến ngoạn mục về mọi mặt.

Vào tháng 4-2015, tôi nhận được lời đề nghị về làm CEO cho một trang tin điện tử mới ở một công ty lớn với mức lương lớn hơn con số 2.000 USD mà tôi mong muốn.

Vậy là sau gần 15 năm đi làm, tôi mới đạt được con số đó với bao nhiêu nỗ lực.

Đừng vội đòi hỏi bất kỳ điều gì trước khi bạn xứng đáng

Tôi kể câu chuyện với mục đích chính là để nhắn nhủ với các bạn trẻ, những sinh viên mới ra trường rằng đừng đặt câu hỏi "học gì để kiếm được 2.000 USD" mà phải hỏi rằng phải nỗ lực thế nào để đạt được con số đó.

Ngoại trừ những ngành đặc thù như y tế, kinh tế, nghiên cứu khoa học... thì việc bạn học gì thật ra không quan trọng. Điều quan trọng nhất là đừng vội đòi hỏi bất kỳ điều gì trước khi bạn xứng đáng.

Đừng nói không với bất kỳ yêu cầu nào trong công việc, có thái độ tích cực và nỗ lực làm việc. Mười năm đầu tiên khi đi làm, đừng hỏi "tôi sẽ nhận được lương bao nhiêu", hãy tự hỏi "tôi sẽ học được điều gì và đạt được vị trí nào". Hãy nhìn ra điều mình còn thiếu để phát triển bản thân.

10 năm đầu tiên trong cuộc đời đi làm, không phải tiền bạc mà là kinh nghiệm và kỹ năng mới là điều quan trọng nhất bạn phải hướng tới.

Tôi đã đắn đo rất nhiều khi từ bỏ vị trí rất ổn định và thu nhập tốt để làm công việc quản lý nhàm chán và thu nhập tệ đến khó tin. Nhưng đến giờ tôi vẫn tin rằng, sẽ chẳng ai có đủ niềm tin đặt tôi vào vị trí Phó tổng hoặc CEO nếu tôi không có kinh nghiệm quản lý trước đó. Mức lương 7,5 triệu đồng cho vị trí Trưởng đại diện chính là nấc thang quyết định cho mọi thành công sau này.

Vì thế, đừng đặt câu hỏi học gì để đạt được lương khởi điểm 2.000 USD/ tháng, mà hãy đặt câu hỏi làm thế nào để người ta mang 2.000 USD tới mời mình về làm trong thời gian sớm nhất.

Cái đó chỉ đến khi bạn lao ra cống hiến, bởi nếu người ta không tin rằng bạn có thể mang về cho họ 20.000 USD, họ sẽ không trả cho bạn 2.000 USD đâu.

*Bài viết thể hiện kinh nghiệm và quan điểm cá nhân của tác giả - một người làm trong ngành báo chí - truyền thông. Còn bạn thì sao? Bạn có đặt mục tiêu mức lương của mình là 2.000 USD/tháng? Bạn có trải nghiệm công việc ở những lĩnh vực nào để đạt mức lương này hoặc cao hơn thế? Xin vui lòng gửi ý kiến và câu chuyện của bạn ở phần Bình luận bên dưới.