Lớp 12 sinh năm bao nhiêu 2019

ictnews Kỳ thi THPT quốc gia 2019 có thể xem là chính thức khởi động trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến 20/4, là lúc tiếp nhận hồ sơ đăng ký, trong khi lịch thi chính thức sẽ vào khoảng cuối tháng 6.

Vừa qua lịch thi THPT quốc gia năm 2019 đã chính thức được công bố. Năm 2019 về cơ bản kỳ thi THPT quốc gia vẫn diễn ra vào khoảng thời gian như các năm trước, điểm thi THPT quốc gia vẫn sẽ là cơ sở để xét tuyển của hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước.

Về các môn thi, năm nay vẫn sẽ có 5 bài thi bao gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, tổ hợp môn Khoa học Tự nhiên (3 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và tổ hợp Khoa học Xã hội (3 môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Ngoại trừ môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận thì các môn còn lại đều thi trắc nghiệm.

Tất nhiên kỳ thi năm nay cũng sẽ có những thay đổi, từ quy trình chấm thi cho đến cách tính điểm tốt nghiệp. Về cách tính điểm tốt nghiệp, năm nay tỷ lệ tính điểm sẽ là 70% điểm thi và 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 nhằm tăng sức ảnh hưởng từ điểm thi nhằm hướng tới việc học thật, đánh giá thật.

Về đề thi, nội dung kiến thức nằm trong chương trình THPT nhưng chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12. Đề thi chủ yếu tập trung ở lớp 12, lượng của lớp 10 và lớp 11 là rất nhỏ, sử dụng chủ yếu kiến thức liên quan lớp 12 do đó các thí sinh không cần quá lo lắng.

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 có thể xem là chính thức khởi động trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến 20/4, là lúc tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh và nhập thông tin đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển đợt 1 của thí sinh vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 có thể xem là chính thức khởi động trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến 20/4, là lúc tiếp nhận hồ sơ đăng ký, trong khi lịch thi chính thức sẽ vào khoảng cuối tháng 6.

Lịch thi THPT 2019 chính thức vào ngày nào

Lịch thi THPT quốc gia 2019 chính thức như sau:

Ngày 24/6, chiều các thí sinh sẽ đến phòng thi làm thủ tục, nghe quy chế thi.

Sáng ngày 25/6: thí sinh có mặt tại phòng thi để bắt đầu làm bài thi môn đầu tiên là Ngữ văn trong 120 phút.

Chiều ngày 25/6: thí sinh sẽ làm bài thi môn Toán theo hình thức trắc nghiệm trong 90 phút.

Sáng ngày 26/6: thí sinh thi bài tổ hợp Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) trong 150 phút.

Chiều ngày 26/6: thí sinh sẽ làm bài thi Ngoại ngữ trong 60 phút.

Sáng ngày 27/6: thí sinh sẽ làm bài thi tổ hợp môn Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) trong 150 phút.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều bị ảnh hưởng nặng nề. Đối với ngành giáo dục, toàn bộ trường học đã đóng cửa và thực hiện việc giảng dạy online trong suốt gần 3 tháng. Điều này kéo theo kỳ thi đại học đã bị hoãn lại đến giữa tháng 8 và đổi tên thành Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020.

Vào tầm này năm ngoái, sĩ tử lớp 12 đã chính thức kết thúc 3 ngày thi đại học kéo dài từ 25-27/6/2019. Nhiều học trò đã share lại kỷ niệm này và hài hước cho rằng nếu không có dịch bệnh thì rất có thể học sinh cuối cấp năm nay cũng đã hoàn thành kỳ thi đại học của mình.

Ngày này năm ngoái, các sĩ tử lớp 12 đã hoàn thành kỳ thi đại học.

Những đánh giá về đề thi năm ngoái.

Với đề thi THPT Quốc gia năm 2019, một trong những bất ngờ lớn với sĩ tử là đề văn hỏi tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông?". Đây là một trong những bài văn được đánh giá khó học thuộc nhất trong chương trình lớp 12, thậm chí không ít sĩ tử còn chủ quan bỏ qua vì tưởng chỉ là bài đọc thêm trong SGK.

Đề Toán năm 2019 được đánh giá có yếu tố phân loại học sinh với mức độ khó từ câu 36-50 và chỉ ai rất giỏi mới được điểm 9-10. Đề Anh được nhận xét không khó với nhiều câu hỏi giống trong đề thi thử trước đó của Bộ GD-ĐT. Trong khi đó, đề Sử lại gây khó khăn cho thí sinh khi cần tư duy phân tích, đánh giá, liên hệ các sự kiện.

Tầm này năm 2018, học trò lớp 12 cũng vừa hoàn thành kỳ thi của mình.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020 sẽ diễn ra vào ngày 8/8, thời gian 1,5 ngày. Kỳ thi chủ yếu được dùng để xét tuyển và các trường ĐH có thể sử dụng để xét tuyển. Do đó, đề thi sẽ được điều chỉnh độ khó, mức độ phân hóa đề thi sẽ đi theo hướng nhẹ nhàng hơn so với mọi năm.

Ngoài việc trang bị kỹ kiến thức, tâm lý và bút, thước... học trò hãy ghi nhớ thêm những điều sau đây để bước vào kỳ thi thành công:

- Thí sinh làm bài các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo lịch thi trên cùng một phiếu trả lời trắc nghiệm. Hết thời gian làm bài của môn thi thành phần cuối cùng của thí sinh trong buổi thi tổ hợp, cán bộ coi thi sẽ thu phiếu trả lời trắc nghiệm.

- Thí sinh thi 2 môn thi thành phần liên tiếp (bao gồm cả thí sinh GDTX thi bài thi KHXH): Thí sinh có mặt tại nơi gọi thí sinh vào phòng thi trước giờ phát đề thi ít nhất 10 phút để làm công tác chuẩn bị.

Ngay sau khi hết giờ làm bài của môn thi thành phần thứ nhất của mình, thí sinh phải dừng bút, cán bộ coi thi thu đề thi và giấy nháp của thí sinh. Sau đó cán bộ coi thi phát đề thi môn thi thành phần tiếp theo và giấy nháp mới theo đúng lịch thi.

- Thí sinh thi 2 môn thi thành phần không liên tiếp: Ngay sau khi hết giờ làm bài của môn thi thành phần thứ nhất, thí sinh phải dừng bút, nộp đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi. Thí sinh phải ngồi nguyên vị trí, giữ trật tự, đặt phiếu trả lời trắc nghiệm sao cho phần tô câu trả lời úp mặt xuống bàn tại vị trí ngồi của thí sinh và bảo quản phiếu trả lời trắc nghiệm trong suốt thời gian chờ môn thi thành phần tiếp theo.

- Thí sinh chỉ được phép sử dụng Atlat trong giờ thi môn thi thành phần Địa lý của bài thi tổ hợp KHXH. Trước khi vào phòng thi, thí sinh ghi rõ họ tên và số báo danh vào trang bìa của Atlat và nộp Atlat cho cán bộ coi thi để kiểm soát. Cán bộ coi thi sẽ giao lại cho thí sinh khi bắt đầu làm bài thi môn Địa lý, thu lại ngay khi hết giờ. Chỉ trả lại cho thí sinh sau khi thí sinh hoàn thành môn thi cuối cùng trong bài thi tổ hợp.

Các sở giáo dục và đào tạo, các hội đồng thi sẽ thống nhất công bố kết quả thi vào ngày 27/8/2020.

Video liên quan

Chủ đề