Lòng bàn chân là ở đâu

Bàn chân bẹt là mặt lòng bàn chân bằng phẳng, không lõm chút nào. Trên thực tế, tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân không có vòm, không lõm hay còn gọi là bàn chân bẹt. Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3, vòm bàn chân sẽ được hình thành cùng với hệ thống dây chằng. Ở đa số trẻ, bàn chân sẽ có vòm và lõm lúc 6 tuổi nếu bàn chân vận động tốt và mềm mại.


Vòm bàn chân sẽ giúp cho chúng ta có thể chịu lực, cân bằng, đi đứng nhẹ nhàng, giúp giảm phản lực từ mặt đất dội lên khi chân di chuyển. Thông thường, những người có hệ thống dây chằng quá lỏng lẻo sẽ dễ bị tật bàn chân bẹt, các xương ở bàn chân không được cố định tốt và khi bàn chân đi trên cát hoặc in mực lên tờ giấy sẽ không thấy có chỗ khuyết như dấu chân thông thường.

Bàn chân bẹt với gan chân phẳng lì là một dạng dị tật phổ biến trên thế giới. Dị tật này gây tổn hại nghiêm trọng đến thần kinh cột sống và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Khám bàn chân bẹt để phát hiện sớm bệnh giúp cho việc phục hồi chức năng của bàn chân trở nên đơn giản hơn.

Nguyên nhân

Hội chứng bàn chân bẹt thường do thói quen đi chân đất, đi dép hoặc xăng-đan có đế lót bằng phẳng từ khi còn nhỏ tuổi.

Một số trẻ có gen xương khớp mềm ở bàn chân và cũng có thể phát triển thành bàn chân bẹt. Đây là một tật có yếu tố di truyền vì ở nhiều gia đình, cả bố mẹ và con đều mắc chứng bàn chân bẹt.

Gãy xương, mắc một số bệnh lý khớp mạn tính hoặc các bệnh lý liên quan đến thần kinh, béo phì, đái tháo đường, người cao tuổi và mang thai là những yếu tố làm tăng nguy cơ bàn chân bẹt.

Thống kê cho thấy có khoảng 30% dân số mắc chứng bàn chân bẹt tùy theo cấp độ, có hoặc không kèm theo giãn hoặc rách gân cơ chày sau. Ban đầu, bàn chân bẹt không gây đau, đến một thời điểm nào đó khi khung xương không đủ lực chịu đựng sự mất cân bằng thì người bệnh sẽ đau mắt cá chân, đau đầu gối, đau khớp háng hay thắt lưng.

Nhận biết trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt

Thông thường trẻ dưới 2 tuổi đều có triệu chứng bàn chân bẹt, nhưng từ 3 tuổi trở lên, các vòm bàn chân sẽ bắt đầu được hình thành, vì vậy bố mẹ có thể bắt đầu kiểm tra cho con khi trẻ lên 3 tuổi, bằng cách:

Cách 1:

Làm ướt bàn chân của trẻ (bằng nước trắng hoặc nước có màu thì càng rõ), sau đó yêu cầu con đặt bàn chân để in lên một tờ giấy trắng, tờ bìa hoặc nền gạch sao cho có thể nhìn rõ dấu chân in. Nếu nhìn thấy dấu ấn của nguyên cả bàn chân trên bề mặt in thì có khả năng trẻ đã bị mắc chứng bàn chân bẹt. Tuy nhiên, nếu phần hình in có một khoảng trống nhỏ thành hình vòm cong thì bố mẹ có thể yên tâm.

Cách 2:

Cho trẻ dẫm chân lên cát, nếu cát lún và in hình bàn chân có đường cong thì chân trẻ bình thường và ngược lại, nếu trẻ in được cả bàn chân xuống cát thì có thể trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.

Cách 3:

Dùng trực tiếp ngón tay của bố mẹ mình đặt xuống dưới gan bàn chân của trẻ khi trẻ đứng trên mặt phẳng, nếu các ngón tay bố mẹ không thể luồn được vào gan bàn chân của trẻ thì trẻ có thể đã mắc chứng bàn chân bẹt.

Những ảnh hưởng và biến chứng của hội chứng Bàn chân Bẹt

     Người có bàn chân bẹt khi đi lại thì phần cạnh trong của bàn chân (phần vòm) có khuynh hướng áp xuống đất, dần dần sẽ khiến bàn chân bị biến dạng. Khi vận động chạy nhảy hoặc chơi thể thao, họ dễ bị té hoặc gặp chấn thương vì bàn chân không đủ linh động khi chạm đất, cùng lúc gót vẹo ra ngoài, chân đổ vào trong khiến khớp cổ chân, khớp gối cũng bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, chứng bàn chân bẹt còn gây ra những ảnh hưởng gián tiếp như:

Gây nên tình trạng biến dạng cho hệ xương khớp: Bàn chân có cấu tạo quay sấp quá mức, hoặc gót chân có biểu hiện vẹo ngoài sẽ làm thay đổi toàn bộ ở trục chi dưới, điều này sẽ dẫn đến tình trạng cẳng chân xoay vào trong và đầu gối di chuyển vào bên trong.

Làm lệch trục cột sống khiến người bệnh đau nhức liên tục kéo dài như tình trạng đau nhức khớp cổ chân, khớp bàn chân, khớp gối, khớp háng, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng làm biến dạng, vẹo cột sống, đau lưng và cổ.

Xuất hiện cấu trúc bất thường ở ngón chân cái như là ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên, điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh đau gót chân, viêm cân gan chân.

Ngoài ra khiến dáng đi cũng xấu đi, bước chân vận động chậm lại nặng nề, thiếu tự tin có thể trở thành bị dị tật sau này.

Trẻ luôn trong tình trạng bị stress: trẻ thường hay cáu gắt, mệt mỏi, hay biếng ăn làm chậm quá trình trao đổi chất … do cơ thể trẻ đang trong trạng thái không được cân bằng.

Khám bàn chân bẹt ở trẻ từ sớm giúp việc điều trị đơn giản hơn

Cha mẹ nên đưa con đi khám nếu phát hiện triệu chứng đặc thù như trẻ có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất. Việc chữa bàn chân bẹt tốt nhất là khi trẻ ở độ tuổi từ 2 - 7 tuổi.

Nếu được phát hiện sớm, phương pháp trị liệu không phẫu thuật với đế giày chỉnh hình y khoa sẽ là giải pháp đơn giản và hiệu quả để điều chỉnh tật bàn chân bẹt ở trẻ em. Đây là một miếng lót giày được thiết kế đặc biệt đo trên bàn chân của từng trẻ, miếng lót này giúp tạo vòm và nâng đỡ bàn chân, hỗ trợ xương khớp trở về đúng trục.

Đế chỉnh hình này có thể được lót dưới hầu hết các loại giày dép thông dụng của trẻ và được khuyến cáo nên sử dụng thường xuyên trong các hoạt động đi đứng hàng ngày, mỗi khi bàn chân của trẻ phải chịu lực. Đi đế giày chỉnh hình thường xuyên, cấu trúc bàn chân của trẻ 2 - 7 tuổi có thể trở về vị trí cân bằng mong muốn.

Từ sau giai đoạn này cho đến khi trẻ đủ 12 tuổi, việc tạo vòm chân mang lại hiệu quả cải thiện thấp hơn và thời gian mang đế chỉnh hình cũng kéo dài hơn. Ở người trưởng thành, việc sử dụng đế chỉnh hình chỉ có tác dụng ngăn ngừa đau khớp, thoái hóa khớp... nhưng không thể tạo vòm chân được nữa và bệnh nhân cần mang đế chỉnh hình suốt đời.

Việc chữa bàn chân bẹt tốt nhất là khi trẻ ở độ tuổi từ 2 - 7 tuổi.

Bàn chân bẹt khi nào cần phẫu thuật

Phẫu thuật là không cần thiết đối với trẻ dưới 8 tuổi và dị tật ít nghiêm trọng. Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm vẫn cần phải can thiệp phẫu thuật với trẻ trên 8 tuổi, khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển chiều cao nhanh và hình thành gân gót Achille ngắn hơn bình thường.

Thạc sĩ, BSCKII. Nguyễn Việt Khoa

Khoa Nội Cơ Xương Khớp

Đau lòng bàn chân là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều vấn đề nguy hiểm khác nhau. Đó có thể là do những chấn thương hoặc do biến chứng của những căn bệnh khác. Cùng điểm qua 1 số căn bệnh nguy hiểm cần lưu ý ngay trong góc sức khỏe qua bài viết sau nhé.

Lòng bàn chân là nơi phải chịu áp lực do toàn bộ cơ thể dồn xuống trong suốt cả cuộc đời mỗi người, nhất là khi chúng ta đi bộ hay chạy bộ. Chính vì lý do này mà đôi lúc, lòng bàn chân xuất hiện cơn đau cũng là điều dễ hiểu. Đau lòng bàn chân có thể gây nên những cơn đau ở bất kỳ vị trí nào ở lòng bàn chân tùy theo tình trạng bệnh gây ra. Cùng điểm qua những chứng bệnh thường gặp gây ra chứng đau nhức lòng bàn chân với những thông tin được chia sẻ qua bài viết sau.

1. Đau lòng bàn chân là gì?

Đau lòng bàn chân là gì?

Lòng (gan) bàn chân là nơi phải chịu đựng hầu như là tất cả các áp lực của toàn bộ cơ thể trong suốt cả cuộc đời mỗi người. Đau chân có thể làm ảnh hưởng đến bất kỳ 1 cấu trúc nào của bàn chân. Đau lòng bàn chân có thể sẽ được cảm nhận ở tại phần gót chân - giữa vòm của lòng bàn chân hay cả phần ụ ngón chân.

2. Đau lòng bàn chân là dấu hiệu của bệnh gì?

  • Viêm cân gan chân và viêm xương gót: Cân gan chân là 1 sợi dây chằng rộng và dày, nó chạy dọc theo lòng bàn chân (từ gót chân đến các ụ ngón chân). Dây chằng này sẽ duy trì các cấu trúc vòm cho vùng gan bàn chân. Cân gan chân có thể sẽ bị viêm khi chịu tổn thương hoặc do hoạt động quá mức, sẽ gây đau nhức gót chân
  • Đau ụ ngón chân (metatarsalgia): Cơn đau sẽ xảy ra ngay tại những vùng đệm thịt ở trong lòng bàn chân (đây là nơi chịu áp lực cao nhất môi khi chúng ta đứng cũng như di chuyển). Đau sẽ thường xuất hiện ở khớp của bàn ngón tức là khớp nối giữa các ngón chân và bàn chân. Người bệnh cũng có thể cảm nhận được những sự đau nhói, tê mỗi khi gập các ngón chân lại.
  • Gãy xương cơ học/gãy xương stress: Gãy xương có thể là kết quả của những sự chấn thương trực tiếp cũng như gián tiếp. Gãy xương sẽ gây ra 1 cơn đau nhói đột ngột ở trên bàn chân hoặc đau âm ỉ và nặng dần theo thời gian. 
  • Hội chứng ống cổ chân (Tarsal Tunnel Syndrome): Thần kinh chày được phân phối xuống bàn chân sẽ thông qua 1 đường hầm hẹp, được tạo bởi các dây chằng và xương ở mỗi bên. Dây thần kinh này nếu như bị chèn ép cùng kích thích sẽ tạo ra 1 cảm giác ngứa ran tại gan bàn chân. 

Đau ở lòng bàn chân là dấu hiệu của bệnh gì?

  • Lòng bàn chân nổi mụn cóc (Plantar ward): Bệnh này bị gây ra bởi virus HPV (human papilloma virus) với dấu hiệu là những mảng da bị gồ lên dạng nốt. Nguyên nhân là do cấu trúc bề mặt da ở lòng bàn chân bị thay đổi. Khi các điểm chịu lực của bàn chân bị nổi mụn cóc, chúng có thể khiến chân bạn bị đau nhức dữ dội. Các nốt sần da là những mảng da dày lên do sự tăng sinh lớp bì dưới nhằm bảo vệ những vùng da đó tránh bị ma sát khi bạn vận động. Các nốt này có thể khiến bạn cảm thấy bị đau đớn, nhất là khi đi bộ.
  • Bệnh béo phì: Cũng giống như khi bạn đi giày cao gót, béo phì cũng là một trong những lý do chính khiến bạn gặp phải tình trạng lòng bàn chân bị đau. Khi bị thừa cân, cơ thể thừa cân sẽ khiến trọng lượng dồn nhiều lên hai chân, nhất là khi bàn chân quá lớn vì nó sẽ làm lòng bàn chân bị đau nhói.
  • Triệu chứng bệnh bong gân và căng cơ: Đây là những chấn thương khá phổ biến gây tác động xấu đến cơ và dây chằng. Nguyên nhân thông dụng khiến bạn mắc phải các chấn thương này có thể kể đến là sự thay đổi hướng đi và tốc độ đột ngột, bạn bị té ngã hoặc va chạm trúng chướng ngại vật trong quá trình chơi thể thao. Ngoài hiện tượng đau, chân bệnh nhân còn có nguy cơ bị bầm tím, sưng lên hoặc bị yếu đi.
  • Bệnh gút là tên của một loại viêm khớp do axit uric tích tụ trong cơ. Cơn đau do bệnh gút gây ra có thể kéo dài suốt một vài ngày trong cùng một khoảng thời gian và nó thường ảnh hưởng đến các cơ của ngón chân cái. Bệnh nhân bị gút có thể thấy chân đau dữ dội, các cơ ở chân có thể sưng đỏ kể cả khi bạn đang nghỉ ngơi, không vận động.
  • Bệnh tiểu đường gây biến chứng thần kinh, bàn chân của bạn sẽ bị suy giảm cảm giác như đau, nóng hay lạnh. Khi ấy, người bệnh sẽ không thể điều chỉnh tư thế bàn chân mỗi khi đứng được, dẫn đến các vị trí trên lòng bàn chân chịu áp lực nhiều, cơ và da bị biến đổi dẫn đến sự thay đổi của các khớp.
  • Bệnh đau thần kinh tọa khởi nguồn từ căn bệnh thoát vị đĩa đệm khiến những cơn đau xuất hiện ở vùng cột sống thắt lưng, sau đó dây thần kinh tọa bị chèn ép và lan xuống từ 1 đến 2 chân. Tùy thuộc vào vị trí mà dây thần kinh bị tổn thương, cơn đau có thể tác động đến mặt ngoài đùi, cẳng chân hoặc cả lòng bàn chân. Đương nhiên, không phải tất cả các trường hợp bệnh nhân đau thần kinh tọa đều có cảm giác lòng bàn chân bị đau.
  • Bệnh viêm khớp dạng thấp: Ở những người trong độ tuổi trung niên, chứng đau lòng bàn chân sẽ dễ gặp phải nhất, nguyên nhân là chức năng xương khớp bị suy giảm dần theo tuổi tác. Những bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở chân cũng thường xuyên gặp phải hiện tượng lòng bàn chân bị đau nhức.

3. Điều trị đau lòng bàn chân

Bạn hãy massage chân để giúp triệu chứng đau giảm nhanh

Cách chữa đau nhức bàn chân bằng việc áp dụng những việc đơn giản từ lối sống hằng ngày:

  • Hãy cho đôi chân được nghỉ ngơi khi có thời gian, đặc biệt là sau mỗi hoạt động quá sức. Bạn có thể sử dụng các loại máy massage, ghế massage để đôi chân được thư giãn, thả lỏng,... Hoặc có thể chườm đá trong khoảng 20 phút sẽ giúp giảm đau - tiêu sưng.
  • Mang giày thoải mái: Một đôi giày thoải mái sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc giảm áp lực lên đổi chân bạn. Thay vì mang những đôi giày cao gót cứng ngắc, bạn nên sử dụng những đôi giày thể thao, giày đế xuồng,...với chất liệu nhẹ nhàng, êm ái, thấm hút mồ hôi. Đối với đặc thù công việc phải đi giày cao gót nhiều, bạn nên mang theo 1 đôi dép êm ái để thay mỗi khi chân được rảnh.
  • Tập thể dục: Hãy tập những bộ môn nhẹ nhàng, ít gây áp lực cho chân sẽ giúp điều trị tốt chứng đau nhức này.
  • Dùng thuốc giảm đau: Các loại thuốc kháng viêm (không steroid) sẽ có tác dụng làm “quên” nhưng cơn đau vùng chân nhưng nếu lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể bạn.
  • Nếu những cơn đau vùng bàn chân là do bệnh lý, người bệnh không nên tự tiện sử dụng thuốc mà phải được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp.

4. Cách phòng tránh chứng đau nhức lòng bàn chân

Bạn nên kiểm soát cân nặng để tránh khiến bàn chân đau nhức

  • Kiểm soát cân nặng: Trọng lượng dư thừa của cơ thể sẽ làm gia tăng thêm nhiều áp lực lên bàn chân.
  • Dành ra 1 khoảng thời gian nhất định để thư giãn cho đôi chân. Sau mỗi ngày làm việc mỏi mệt, nên ngâm chân vào nước ấm cùng muối - gừng hoặc 1 số nguyên liệu khác. Bạn cũng nên đầu tư 1 thiết bị massage chân hoặc ghế massage có chức năng massage chân để tăng thêm hiệu quả thư giãn cho đôi chân của bạn.
  • Không vận động quá sức, không chạy nhảy quá nhiều, hoạt động chân tại địa hình cứng, hiểm trở,....
  • Thường xuyên luyện tập các bài tập cho bàn chân cũng như toàn cơ thể.
  • Ấn huyệt cũng là 1 phương pháp thư giãn đôi chân hiệu quả.
  • Bổ sung thật đầy đủ các dưỡng chất là một trong những cách tốt nhất mang lại sức khỏe cho đôi chân bạn.
  • Đều đặn tập những bài thể dục giúp tăng tính linh hoạt và sức mạnh cho khớp xương.
  • Sử dụng giày thoải mái, vừa vặn với chân để giúp cả bàn chân thẳng hàng trong khi bạn đi đứng, tạo sự cân bằng cho đôi chân.

Đau ở lòng bàn chân chắc hẳn là tình trạng rất thường xảy ra khi cuộc sống hằng ngày chúng ta đều phải vận động, đi lại, chạy nhảy,... Lúc này, áp lực lên đôi chân là vô cùng lớn. Chính vì thế, chúng ta cần chuẩn bị 1 sức khỏe tốt để hạn chế việc mắc phải những chứng bệnh từ chứng đau lòng bàn chân gây ra. Hãy luôn đảm bảo cho đôi chân được nghỉ ngơi mỗi khi chúng cảm thấy mỏi mệt. Máy massage chân hiện nay đang là những thiết bị hỗ trợ thư giãn cho đôi chân vô cùng được yêu thích. Hãy đến với Tập đoàn thể thao Elipsport và lựa chọn cho bản thân 1 thiết bị thật chất lượng để chăm sóc sức khỏe cho đôi bàn chân bạn. Cùng chung tay tạo dựng nên 1 nền tảng thể lực mạnh mẽ như chiến binh với Tập đoàn thể thao Elipsport.


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Lòng (gan) bàn chân là nơi phải chịu đựng hầu như là tất cả các áp lực của toàn bộ cơ thể trong suốt cả cuộc đời mỗi người. Đau chân có thể làm ảnh hưởng đến bất kỳ 1 cấu trúc nào của bàn chân. Đau lòng bàn chân có thể sẽ được cảm nhận ở tại phần gót chân - giữa vòm của lòng bàn chân hay cả phần ụ ngón chân.

Đau lòng bàn chân là do viêm cân gan chân và viêm xương gót, đau ụ ngón chân (metatarsalgia), gãy xương cơ học/gãy xương stress, lòng bàn chân nổi mụn cóc, bệnh béo phì, triệu chứng bệnh bong gân và căng cơ, bệnh gút, bệnh tiểu đường, bệnh đau thần kinh tọa, bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc do hội chứng ống cổ chân (Tarsal Tunnel Syndrome).

Bạn hãy cho đôi chân được nghỉ ngơi khi có thời gian, đặc biệt là sau mỗi hoạt động quá sức; chọn cho mình một đôi giày thoải mái và tập thể dục thường xuyên. Nếu những cơn đau vùng bàn chân là do bệnh lý, người bệnh không nên tự tiện sử dụng thuốc mà phải được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nếu thấy nóng rát ở lòng bàn chân thì bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc bị tổn thương thần kinh ngoại biên. Một số nguyên nhân khác có thể khiến bạn bị nóng rát lòng bàn chân là thiếu vitamin B, suy giáp, mắc bệnh mãn tính hoặc do bệnh động mạch ngoại biên.

Bạn hãy kiểm soát cân nặng, dành ra 1 khoảng thời gian nhất định để thư giãn cho đôi chân, không vận động quá sức, thường xuyên luyện tập các bài tập cho bàn chân cũng như toàn cơ thể. Bổ sung thật đầy đủ các dưỡng chất là một trong những cách tốt nhất mang lại sức khỏe cho đôi chân bạn.

Video liên quan

Chủ đề