Lỗi xe máy kéo xe khác phạt bao nhiêu tiền

Khi tham gia giao thông đường bộ mà chả may xe chết máy thì rất ít trường hợp gọi xe kéo xe hoặc xe kéo rơ mo óc đến để kéo phương tiện về mà hầu như sẽ điều khiển xe mô tô, xe gắn máy kéo theo xe mình về để tiết kiệm chi phí. Hành vi này gây ra sự mất an toàn cho người tham gia giao thông khác. Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định mức phạt đối với hành vi kéo theo xe khác này. Vậy để tìm hiểu xem mức phạt đối với hành vi kéo theo xe khác theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP được quy định như thế nào, hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC.

1. Kéo theo xe khác theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì hành vi kéo theo xe khác chỉ được áp dụng đối với xe kéo xe và xe kéo rơ moóc. Và việc kéo theo xe được thực hiện như sau: một xe ô tô chỉ được kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và đồng thời phải bảo đảm các quy định sau đây:

- Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực;

- Việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng;

- Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2 Điều này thì điều kiện đối với xe kéo rơ moóc khi thực hiện hành vi kéo theo xe khác là phải có tổng trọng lượng lớn hơn tổng trọng lượng của rơ moóc hoặc phải có hệ thống hãm có hiệu lực cho rơ moóc.

Và cũng theo quy định tại khoản 3 Điều này thì khi thực hiện hành vi kéo theo xe khác, xe kéo xe và xe kéo rơ moóc không được thực hiện các hành vi sau đây:

- Xe kéo rơ moóc, xe kéo sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác;

- Chở người trên xe được kéo;

- Kéo theo xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô.

Do đó nếu người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp, xe thô sơ khác thực hiện hành vi kéo theo xe khác hoặc xe kéo xe và xe rơ moóc thực hiện việc kéo theo xe khác không đúng như quy định thì được coi là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính.

Lỗi xe máy kéo xe khác phạt bao nhiêu tiền

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt hành vi kéo theo xe khác đối với từng loại xe, cụ thể như sau:

- Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị xử phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi thực hiện các hành vi sau:

+ Điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác, vật khác (trừ trường hợp kéo theo một rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được);

+ Điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác;

+ Điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác;

+ Không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau.

- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng khi thực hiện các hành vi sau:

+ Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh;

+ Điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi thực hiện các hành vi sau:

+ Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh;

+ Điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

- Người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa sẽ bị xử phạt hành chính tùy vào khối lượng vượt quá khi thực hiện hành vi sau: điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

+ Bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng nếu trên 10% đến 30%.

+ Bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng nếu trên 30% đến 50%.

+ Bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng nếu trên 50% đến 100%.

+ Bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu trên 100% đến 150%.

+ Bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng nếu trên 150%.

3. Một số câu hỏi có liên quan

Kéo theo xe khác được thực hiện bởi loại phương tiện giao thông đường bộ nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì hành vi kéo theo xe khác chỉ được áp dụng đối với xe kéo xe và xe kéo rơ moóc.

Khi xe kéo xe và xe kéo rơ moóc thực hiện hành vi kéo theo xe khác không được thực hiện các hành vi nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì xe kéo xe và xe kéo rơ moóc không được thực hiện các hành vi sau đây:

- Xe kéo rơ moóc, xe kéo sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác;

- Chở người trên xe được kéo;

- Kéo theo xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết giới thiệu về mức phạt hành vi kéo theo xe khác theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Nội dung bài viết có giới thiệu về kéo theo xe khác theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và liệt kê mức phạt hành vi kéo theo xe khác theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý bạn đọc còn có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp hay có quan tâm đến các dịch vụ tư vấn do ACC cung cấp, vui lòng truy cập địa chỉ trang web sau đây: