Lợi nhuận trước thuế cty thương mại là bao nhiêu

08:04 | 06/02/2023

- Tại báo cáo vừa được công bố của Công ty CP Điện lực GELEX (Mã CK trên Upcom: GEE) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất của doanh nghiệp là 16.664 tỷ đồng, giảm 11% so với năm 2021; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.119 tỷ đồng, tăng 36,8% so với năm 2021.

Lợi nhuận trước thuế cty thương mại là bao nhiêu
Mười sự kiện nổi bật của ngành năng lượng Việt Nam năm 2022

Dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá độc lập từ cơ sở dữ liệu của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan; cũng như các tiêu chí bình chọn (tính đột phá, sự khác biệt, nổi bật, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và phù hợp với xu thế phát triển…) của các phân ngành năng lượng, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã bình chọn 10 sự kiện tiêu biểu, nổi bật trong năm 2022 của ngành năng lượng Việt Nam. Cụ thể:

Năm 2022, kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, cũng như các doanh nghiệp trên thị trường, Điện lực GELEX cũng chịu nhiều tác động. Công ty phải đối mặt với khó khăn ở cả hai mảng sản xuất - kinh doanh là kinh doanh thiết bị điện và phát điện.

Lợi nhuận trước thuế cty thương mại là bao nhiêu
GEE là một trong hai công ty sub-holdings của Tập đoàn GELEX (Mã CK: GEX) được thành lập từ năm 2016. Ngày 15/11/2022, CTCP Thiết bị Điện GELEX đã chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Điện lực GELEX. Theo GEE, tên gọi mới này bao hàm đầy đủ các lĩnh vực công ty đang hoạt động thay vì chú trọng vào riêng thiết bị điện. Điều này cũng cho thấy sự dịch chuyển chiến lược kinh doanh, dần cân đối tỷ trọng ở các mảng sản xuất, phát triển lĩnh vực kinh doanh mới đảm bảo kế hoạch tăng trưởng của công ty./.

Xu hướng giảm tốc lợi nhuận của doanh nghiệp thép đã rõ nét. Ảnh: Dũng Minh.

(ĐTCK) Bức tranh lợi nhuận quý II/2022 của các doanh nghiệp niêm yết sớm được dự báo khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước khi nhiều doanh nghiệp đã đi vào sản xuất ổn định. Dù vậy, sự phân hóa về hiệu quả kinh doanh cũng bộc lộ.

Nhiều doanh nghiệp duy trì đà tăng trưởng

Từ đầu năm 2022, nhóm doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu như dệt may, thủy sản… đã hoạt động bình thường trở lại, không bị gián đoạn trong thời gian dài như năm 2021 và cầu từ các đối tác thương mại lớn tiếp tục phục hồi. Trong đó, các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh và mở rộng công suất dự báo có mức tăng trưởng ấn tượng trong quý II.

Đối với ngành thủy sản, các doanh nghiệp đầu ngành như MPC, VHC, FMC, ANV… được dự báo tăng trưởng mạnh cả về sản lượng lẫn giá bán. Đơn cử, Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã FMC) ước tính doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 đạt 118,6 triệu USD (tương đương khoảng 2.728 tỷ đồng), tăng 136% và lợi nhuận dự kiến tăng trên 40% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy vậy, lãnh đạo FMC cũng quan ngại lạm phát có thể ảnh hưởng tới sức cầu thị trường và sản lượng tiêu thụ khó cải thiện, hay nguồn tôm nguyên liệu sẽ giảm mạnh do người dân hạn chế thả nuôi vụ 2 bởi lo ngại dịch bệnh còn tiềm ẩn.

“Chính vì vậy, FMC sẽ tăng cường tiêu thụ các thị trường phù hợp thế mạnh của Công ty và có tỷ suất lợi nhuận tốt, đồng thời tiếp tục thả nuôi vụ 2 trên nền tảng quy trình nuôi hiện hữu”, vị lãnh đạo trên nói.

Tại Công ty cổ phần Thủy sản Minh Phú (mã MPC), ông Lê Văn Điệp, Thành viên Hội đồng quản trị Công ty cho biết, kết thúc nửa đầu năm 2022, lợi nhuận của MPC duy trì đà tăng trên 50% so với cùng kỳ năm trước, cho nên khả năng hoàn thành kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận cả năm ở mức gần 93% là khả thi. Được biết, trong năm 2022, MPC đặt mục tiêu đạt doanh thu 18.963 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.266 tỷ đồng.

Vận tải biển cũng là ngành duy trì được đà tăng trưởng ổn định trong quý II/2022. Ông Phạm Việt Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải dầu khí - PVTrans (mã PVT) chia sẻ, trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu của Công ty đạt khoảng 4.100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt trên 500 tỷ đồng, các chỉ tiêu này lần lượt tăng 14% và giảm 12% so với cùng kỳ 2021.

Theo lãnh đạo PVT, nếu nhìn vào kế hoạch cả năm 2022 với doanh thu đạt 6.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 480 tỷ đồng thì Công ty đã hoàn thành hơn 60% kế hoạch doanh thu và sắp về đích lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh đó, PVT liên tục đầu tư mở rộng và đổi mới đội tàu, dự kiến đến cuối năm 2022, tổng số lượng có thể lên tới 40 tàu. Hầu hết các tàu này đều được ký hợp đồng thuê có kỳ hạn và hoạt động trên thị trường quốc tế từ 1-2 năm trước nên lợi nhuận thu về khá ổn định, mà không chịu tác động của biến động giá dầu.

Một doanh nghiệp vận tải biển khác là Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh quý II/2022 khả quan với doanh thu đạt 963 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 174 tỷ đồng, tăng tương ứng 114% và 77% so với cùng kỳ năm 2021.

Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, trong quý II/2022, có nhiều nhóm doanh nghiệp duy trì được đà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, đó là những nhóm ngành trực tiếp được hưởng lợi từ sự phục hồi của nền kinh tế sau dịch như bán lẻ với EPS bình quân ước tăng trưởng khoảng 25%, một số doanh nghiệp nổi bật trong nhóm ngành này có thể kể đến là Công ty cổ phần Thế Giới Di Động - mã MWG (thị phần điện thoại thông minh còn tiềm năng mở rộng thị phần nhờ mô hình cửa hàng mới, chuỗi Bách Hóa Xanh hồi phục doanh thu/cửa hàng…), Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - mã PNJ (hồi phục doanh thu mảng trang sức bán lẻ nhờ nhu cầu tăng trở lại và gia tăng số lượng cửa hàng mở mới)…

Ngành du lịch cũng có nhiều tín hiệu tích cực khi Việt Nam mở cửa toàn bộ hoạt động du lịch cũng như các đường bay quốc tế từ giữa tháng 3/2022, việc giảm thiểu tối đa các thủ tục nhập cảnh và đẩy mạnh quảng bá các hoạt động du lịch được kỳ vọng sẽ giúp ngành du lịch và hàng không hồi phục mạnh mẽ sau 2 năm đóng băng vì Covid-19.

Theo đó, các doanh nghiệp dịch vụ cung ứng liên quan đến hàng không cũng được dự báo sẽ tăng trưởng trở lại. Ông Trần Xuân Bình, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ sân bay quốc tế Cam Ranh (mã CIA) cho hay, lợi nhuận quý II/2022 dự kiến tăng 50-60% so với cùng kỳ năm trước.

Ngành bất động sản khu công nghiệp với kỳ vọng phục hồi của lĩnh vực công nghiệp đang cho thấy đà tăng tốc từ đầu năm 2022 khi các trung tâm công nghiệp lớn đón công nhân từ các tỉnh quay trở lại làm việc, các chuyên gia và đối tác nước ngoài đến Việt Nam để nghiên cứu, ký kết hợp đồng sau thời gian thực hiện biện pháp giãn cách xã hội và đóng cửa đường bay quốc tế, kết hợp với xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng từ bên ngoài Việt Nam ngày một rõ nét hơn. Do đó, các chủ đầu tư khu công nghiệp có sẵn quỹ đất cho thuê cũng như mở mới như KBC, LHG, IDC… sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng.

Trước đó, chia sẻ bên lề talkshow Chọn danh mục với chủ đề “Theo dấu người khổng lồ” do Báo Đầu tư tổ chức cuối tháng 5/2022, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc - Công ty cổ phần (mã KBC) cho hay, KBC tự tin hoàn thành kế lợi nhuận sau thuế 4.500 tỷ đồng trong năm 2022, tăng đột biến 372% so với thực hiện năm 2021.

Cũng không ít doanh nghiệp giảm tốc

Trái với nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp, báo cáo của FiinGroup cho thấy, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2022 ở nhóm doanh nghiệp bất động sản xây dựng - nhà ở dự báo giảm tốc mạnh so với năm 2021, mà nguyên nhân chính xuất phát từ động thái siết chặt dòng vốn chảy vào lĩnh vực địa ốc của cơ quan quản lý, chi phí đầu vào tăng cao và vướng mắc pháp lý dự án chậm được gỡ vướng.

Đơn cử, tại Công ty cổ phần Fecon (mã FCN), sau quý đầu năm 2022 ảm đảm khi doanh thu đạt 502 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ 2021 và lỗ sau thuế hơn 6,6 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh quý II/2022 - theo chia sẻ của lãnh đạo FCN - vẫn chưa có dấu hiệu khả quan khi tiến độ triển khai các dự án tiếp tục chậm trễ, trong khi giá vốn hàng bán chiếm tới 82% tổng doanh thu, chi phí lãi vay và thuê tài chính tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Còn lãnh đạo Tổng công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh phát triển (mã DIG) cho hay, các doanh nghiệp địa ốc mới chỉ hoạt động ổn định trở lại từ quý II/2022 nên tốc độ bán hàng chưa thể đẩy mạnh. Hơn nữa, lợi nhuận của DIG thường tập trung vào giai đoạn cuối năm, nên quý II/2022 vẫn là thời gian thấp điểm, bởi vậy lợi nhuận khó cải thiện.

Tương tự, lợi nhuận sau thuế của nhóm doanh nghiệp lĩnh vực vật liệu xây dựng nói chung, tôn thép nói riêng được dự báo giảm 18,3% trong năm 2022, trong đó trở lực đối với đà tăng trưởng bao gồm biên EBIT (biên lợi nhuận trước lãi vay và thuế) thu hẹp do giá bán ra liên tục giảm, đi ngược với chi phí nguyên vật liệu đầu vào (giá than luyện cốc) liên tục tăng, trong khi nhu cầu kém tích cực (phần lớn vì ảnh hưởng từ thị trường bất động sản dân cư) và cạnh tranh cao với nguồn nhập khẩu.

Cụ thể, với Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG), SSI Research điều chỉnh giảm dự phóng lợi nhuận ròng năm 2022 xuống mức 26.500 tỷ đồng (giảm 23,1% so với năm 2021) chủ yếu do giả định giá thép giảm. Sản lượng tiêu thụ của thép xây dựng, HRC, thép ống và phôi thép ước tính lần lượt là 4,7 triệu tấn (tăng 19%), 2,8 triệu tấn (tăng 9%), 690.000 tấn (tăng 5%) và 700.000 tấn (giảm 46,6%).

Với Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG), SSI Research dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt 1.400 tỷ đồng, giảm 67% so với năm trước, cho dù doanh thu vẫn ổn định do giá bán bình quân đã tăng trước đó. Theo đó, sản lượng tiêu thụ ước giảm 12,7% xuống 1,96 triệu tấn, chủ yếu do sản lượng xuất khẩu giảm 26% so với mức đỉnh năm 2021, trong khi doanh số bán hàng trong nước có thể tăng 6%.

Hay như Công ty cổ phần Thép Nam Kim (mã NKG), lợi nhuận sau thuế năm 2022 dự báo giảm 39% so với năm 2021 về mức 1.350 tỷ đồng.

Theo SSI Research, nhìn vào quy mô doanh nghiệp, mặt bằng lợi nhuận của những doanh nghiệp này vẫn cao, nhưng nếu so sánh với kết quả kinh doanh của chính doanh nghiệp thì xu hướng giảm là rõ nét.

Lợi nhuận trước chi phí là gì?

Lợi nhuận trước thuế là khoản thu nhập của doanh nghiệp trước khi trừ đi chi phí trả lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lợi nhuận ròng trước thuế là gì?

Lợi nhuận trước thuế chính là lợi nhuận mà doanh nghiệp, nhà đầu tư thu được trước khi nộp thuế và tiền lãi phải trả. Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận mà doanh nghiệp, nhà đầu tư thu được sau khi trừ đi tổng chi phí và thuế phải nộp nhà nước. Lợi nhuận sau thuế còn được gọi là lợi nhuận ròng (lãi ròng).

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là gì?

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí giúp doanh nghiệp biết một đồng chi phí bỏ ra thu về được bao nhiêu lợi nhuận, tỷ suất càng cao nghĩa là doanh nghiệp bỏ ra ít nhưng thu về được nhiều và ngươc lại. Tỷ số này giúp doanh nghiệp có thể cải thiện, khắc phục những yếu điểm của mình để tăng lợi nhuận.

Lợi nhuận trước thuế được tính như thế nào?

Lợi nhuận trước thuế (EBIT) = Tổng doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Ví dụ: Năm 2022, Công ty A có tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng là 50.000 triệu đồng trong đó: Giá vốn hàng bán là 1 triệu đồng/sản phẩm.